Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tính chất đặc trưng của axit sunfuric đặc.
- Cách sản xuất và nhận biết axit sunfuric.
- Một số ứng dụng của axit sunfuric.
2. Kỹ năng:
- Biết cách sử dụng axit sunfuric đúng cách, an toàn.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 4 tiết: 7 một số axit quan trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS :8/8
Tuần : 4 Tiết: 7 MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tính chất đặc trưng của axit sunfuric đặc.
- Cách sản xuất và nhận biết axit sunfuric.
- Một số ứng dụng của axit sunfuric.
2. Kỹ năng:
- Biết cách sử dụng axit sunfuric đúng cách, an toàn.
- Giải bài tập nhận biết axit sunfuric và các loại bài tập khác có liên quan đến axit sunfuric đặc.
II. Chuẩn bị:
* Hóa chất: * Dụng cụ:
- Dung dịch axit sunfuric đặc và loãng. - Ống nghiệm.
- Dung dịch Na2SO4; BaCl2 - Cốc thủy tinh.
- Kim loại Cu. - Kẹp (ống nghiệm, hóa chất)
- Đường (hoặc bông, vải) - Đèn cồn.
- Ống nhỏ giọt (nên chuẩn bị
ống riêng cho từng loại hóa chất
trong thí nghiệm nhận biết (=SO4))
Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Tính chất hóa học của axit clohiđric? Các phương trình phản ứng minh họa.
- Tính chất hóa học của axit sunfuric loãng? Các phương trình phản ứng minh họa.
3. Bài mới:Tiết vừa rồi, chúng ta đã biết được những tính chất hóa học của axit clohiđric và axit sunfuric loãng. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu xem axit sunfuric đặc có những tính chất hóa học như thế nào, cũng như cách nhận biết một dung dịch có gốc sunfat (=SO4) như thế nào.
Tìm hiểu tính chất hóa học của axit sunfuric đặc
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung
Nghe Hs trình bày cách tiến hành thí nghiệm, chỉnh sửa những điểm cần thiết trong thao tác.
Tìm hiểu SGK và nêu cách tiến hành thí nghiệm.
2. Axit sunfuric đặc:
(Trong thí nghiệm này, Gv nên chuẩn bị sẵn ống nghiệm chứa axit sunfuric đặc cho Hs)
Tiến hành thí nghiệm và nhận xét hiện tượng: ống thứ hai có khí mùi hắc thoát ra, dung dịch có màu xanh lam.
a. Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại không sinh ra khí Hiđro.
Cu + 2H2S CuSO4 +
SO2 + 2H2O
Gv tiến hành thí nghiệm về tính háo nước của axit sunfuric đặc.
Quan sát hiện tượng: đường sạm màu dần và sau cùng chuyển thành màu đen.
Gv giải thích cho Hs biết lý do khối đen xốp bị đẩy lên khỏi miệng cốc là do diễn ra sự oxi hóa của H2SO4 đặc.
b. Axit sunfuric đặc có tính háo nước, dễ làm than hóa các hợp chất hữu cơ.
Các ứng dụng của axit sunfuric
Gv cho học sinh tìm hiểu qua hình 1.12 SGK tr.17 (III. Ứng dụng: SGK)
Sản xuất axit sunfuric
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung
Cho Hs viết các phương trình điều chế H2SO4 từ lưu hùynh.
Gv cũng thông báo thêm, trong thực tế người ta dùng quặng pirit FeS2 để điều chế SO2 để tiết kiệm hơn việc đốt trực tiếp S.
IV. Sản xuất H2SO4:
Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung
Theo dõi Hs trình bày thí nghiệm, chỉnh sửa những chỗ cần thiết.
Trình bày cách tiến hành thí nghiệm nhận biết H2SO4 và muối (=SO4)
Lưu ý Hs dùng ống nhỏ giọt cẩn thận, tránh làm lẫn hóa chất.
Tiến hành thí nghiệm và nhận xét hiện tượng trong cả hai thí nghiệm: có kết tủa keo trắng xuất hiện.
V. Nhận biết gốc Sunfat:
Dùng dung dịch chứa Ba [BaCl2; Ba(NO3)2; Ba(OH)2] để nhận biết các dung dịch có chứa gốc (=SO4).
Hiện tượng: có kết tủa trắng xuất hiện.
IV. Củng cố – Dặn dò:
- Axit sunfuric đặc có tính chất hóa học đặc trưng gì?
- Các phương trình để sản xuất axit sunfuric?
- Cách nhận biết dung dịch có chứa gốc (=SO4)?
- Làm BT 3 SGK tr.19
- BT về nhà: 2, 5, 7 SGK tr.19
- Ghi kiến thức cần nhớ ở bài “luyện tập” SGK tr 20,21 vào vở bài học .
V. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- T7.doc