- Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. Các phân tử của 1 chất thì đồng nhất với nhau. Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đ.v.C.
- Biết cách xác định phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 5 bài 6. đơn chất – hợp chất – phân tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 BÀI 6. ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT – PHÂN TỬ (TT)
Tiết 9
I/. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. Các phân tử của 1 chất thì đồng nhất với nhau. Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đ.v.C.
- Biết cách xác định phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
- Biết các chất đều có hạt hợp thành là phân tử ( hầu hết các chất ) hay nguyên tử ( đơn chất kim loại ).
- Biết được 1 chất có thể ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí ( hơi ). Ở thể khí các hạt hợp thành rất xa nhau.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tính toán.
- Biết sử dụng hình vẽ, thông tin để phân tích, giải quyết vấn đề.
3. Thái độ: - Hứng thú học tập bộ môn.
II/. Phương Pháp:
- Trực quan, đàm thoại.
III/. Phương tiện:
- GV: Tranh vẽ: H 1.11, H1.12, H1.14.
- HS: đọc trước bài.
IV/. Tiến trình bài giảng:
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số:
-Kiểm tra bài cũ
2. Mở bài:
Hoạt động 1:
+ Đơn chất là gì? Cho thí dụ? Có mấy loại đơn chất?
+ Hợp chất là gì? Cho thí dụ ? Có mấy loại hợp chất?
- Dù là đơn chất hay hợp chất đều có các hạt nhỏ cấu tạo nên. Các hạt nhỏ thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. Người ta gọi các hạt đó là phân tử.
Học sinh: Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Học sinh lên trả bài, học sinh khác nhận xét.
Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân tử và phân tử khối.
Mục tiêu: - HS nắm được phân tử là hạt đại diện cho chất.
-HS biết được phân tử khối là khối lượng của 1 phân tử tính bằng đ.v.C.
15/
10/
III/. Phân tử:
1: Định nghĩa:
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
- Thí dụ: đồng, khí hydro, muối ăn, nước,…
2. Phân tử khối: là khối lượng của 1 phân tử tính bằng đơn vị cacbon.
- Thí dụ: Phân tử khối của:
. Khí oxi=16.2=32đ.v.C
.Nước=1.2+16=18đ.v.C
. Muối ăn = 23 + 35,5 = 58,5đ.v.C.
a). Tiến hành:
- Gvyêu cầu HS đọc 1 mục III.1, quan sát H1.11,H1.12, H 1.13. Nhận xét hạt hợp thành của các phân tử H2, O2, H2O, NaCl.
+ Nước có hạt hợp thành gồm những nguyên tử nào?
+ Muối ăn có hạt hợp thành gồm những nguyên tử nào?
+ Khí hydro, khí oxi có hạt hợp thành gồm những nguyên tử nào?
- Gv bổ sung: các hạt hợp thành của 1 chất thì đồng nhất về thành phần và hình dạng. Mỗi hạt thể hiện tính chất hoá học của chất. à phân tử.
+ Phân tử là gì?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- GV lưu ý: Đơn chất kim loại đồng, nguyên tử là hạt hợp thành có vai trò như phân tử.
- GV yêu cầu HS đọc 1 mục III.2 .
+ Tương tự nguyên tử khối. Vậy phân tử khối là gì?
+ Làm thế nào để tính được phân tử khối của nước, khí oxi, muối ăn?
- GV hướng dẫn HS tính phân tử khối của nước;
+ Nước có hạt hợp thành gồm những nguyên tử nào?
+Hãy tính nguyên tử khối của H, O?
+ Vậy phân tử khối của nước là bao nhiêu?
- Tương tự tính phân tử khối của khí oxi, muối ăn?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về phân tử, phân tử khối?
b). Tiểu kết:
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
- Phân tử khối: khối lượng của 1 phân tử tính bằng đ.v.C.
- HS đọc 1 mục III, quan sát H1.11, H1.12, H1.13.
- HS nhận xét.
+ 2H liên kết với 1 O.
+ 1 Na liên kết với 1 Cl
+ 2 H liên kết với nhau
+ 2 O liên kết với nhau
+ Hạt hợp thành của nước 2H : 1O (2:1) hình gấp khúc.
- HS tự rút ra kết luận.
+ 2H, 1O
2H = 2.1
1O = 16
+ Nước = 2.1 + 16 = 18 đ.v.C.
+ Khí oxi = 16.2 = 32 đ.v.C.
+ Muối ăn = 23 + 35,5 = 58,5 đ.v.C.
- HS tự rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về trạng thái của chất:
Mục tiêu: HS biết 1 chất có thể ở 3 trạng thái. Ở thể khí các hạt hợp thành rất xa nhau.
8/
IV/. Trạng thái của chất:
- Mỗi mẫu chất là 1 tập hợp vô cùng lớn những hạt là phân tử hay nguyên tử.
- Tuỳ điều kiện và nhiệt độ, áp suất, 1 chất có thể tồn tại ở 3 thể ( rắn, lỏng, khí ).
- Ở trạng thái khí các hạt rất xa nhau.
a). Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc 1 mục IV, quan sát H 1.14.
+ Nước có thể tồn tại ở trạng thái nào?
+ Một chất có thể tồn tại ở mấy thể ?
+ Nhận xét trật tự sắp xếp và khoảng cách giữa các hạt?
- Gv yêu cầu HS rút ra kết luận.
b). Tiểu kết:
- Một chất có thể ở 3 trạng thái : rắn, lỏng, khí.
- HS đọc 1 mục IV, quan sát H 1.14.
+ Lỏng, khí.
+ Rắn, lỏng, khí.
- HS tự rút ra kết luận.
5’
Củng cố – đánh giá:
- Phân tử là gì? Cho thí dụ?
- Phân tử khối là gì?
- Nêu trạng thái của chất?
- Mỗi nhóm thảo luận làm BT 6 SGK trng 26.
Học sinh trả lời câu hỏi
Học sinh lên bảng giải bài tập, học sinh khác nhận xét và lằng nghe giáo viên sửa bài ( nếu sai) và ghi vào tập.
2’
Dặn dò:
- Học bài, làm BT 4,5,7,8 SGK trang 26.
-Đọc mục : “Em có biết”.
-Xem bài mới:“Bài thực hành 2”
Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau.
File đính kèm:
- TIET 9 HOA 8.doc