1.Kiến thức: HS biết được
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
- So sánh được hai khái niệm nguyên tử và phân tử
- Biết trạng thái của chất : khí , rắn và lỏng.
- Biết tính thành thạo phân tử khối của một chất, dựa vào PTK để so sánh phân tử nào nặng hay nhẹ hơn.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 5 Bài 6: Đơn chất và hợp chất - Phân tử (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :5
Tiết 9
Ngày soạn:6/9/2009
Ngày dạy : 8/9/2009
Bài:6
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: HS biết được
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
So sánh được hai khái niệm nguyên tử và phân tử
Biết trạng thái của chất : khí , rắn và lỏng.
Biết tính thành thạo phân tử khối của một chất, dựa vào PTK để so sánh phân tử nào nặng hay nhẹ hơn.
2. Kĩ Năng: Rèn kĩ năng tính toán, củng cố hơn về các khái niệm hoá học đã học
3. Thái độ: Kiên trì trong học tập và yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng dạy học :
Giáo viên:
Hình 1.14 phóng to
Bảng 1 trang 42 sgk
Mô hình đặc các nguyên tố hóa học.
Học sinh: Nghiên cứu bài trước ở nhà, ôn khái niệm nguyên tử, NTK các nguyên tố hoá học.
2. Phương pháp : Trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp, giải thích
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG. * ổn định lớp :8A : 8 B : 8C : 8D :
Kiểm tra bài cũ:
* Gọi 2 HS làm bài tập 2,3 sgk trang 26 ?
- Bài 2: a. Cu, Fe: các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo 1 trật tự xác định
b. N, Cl: các nguyên tử liên kết với nhau theo một số nhất định thường là 2
- Bài 3: Đơn chất : b, f
Bài giảng: Chúng ta biết chất có 2 loại( đơn chất và hợp chất). Dù là đơn chất hay hợp chất cũng đều là do các hạt nhỏ cấu tạo nên. Các hạt nhỏ đó thể hiện đầy đủ TCHH của chất ? Người ta gọi các hạt nhỏ đó là gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
NỘI DUNG
Hđộng 1: Tìm hiểu phân tử
GV: Treo các hình vẽ 1.11;1.12; 1.13 và yêu cầu HS quan sát
GV: Giới thiệu các phân tử tử Hiđrô, oxi, nước theo sgk ( Trong mẫu khí Hiđrô, oxi, nước )
GV: cho HS thảo luận câu hỏi sau
“ thành phần, hình dạng, kích thước của các hạt phân tử hợp thành các mẫu chất trên ? ”
GV: Riêng muối ăn: Trong mô hình cứ 1Na gắn với 1Cl, lặp đi, lặp lại đều đặnà tạo thành 1 hạt hợp thành của chất.
? Tính chất của các hạt hợp thành nên chất như thế nào ? Tính chất của các hạt có phải là tính chất hoá học của chất không ? Vì sao ?
GV: Ví dụ đường trắng có vị ngọt, tan trong . Vậy từng hạt nhỏ tạo nên cục đường cũng có vị ngọt và tan trong nước.
GV: Đó là các hạt đại diện cho chất , mang đầy đủ TCHH của chất và được gọi là phân tử
? Thế nào là phân tử ?
GV: cho HS quan sát tranh vẽ mẫu kim loại Cu
? Qua mẫu kim loại đồng nói riêng và kim loại nói chung. Em có nhận xét gì về phân tử của các kim loại
Chuyển ý: chúng ta đã biết khái niệm Nguyên tử và NTK, hôm nay các em sẽ nghiên cứu khái niệm PTK
? Gọi 1 HS nhắc lại khái niệm nguyên tử khối ?
GV: Tương tự như nguyên tử khối
? Em hãy nêu định nghĩa phân tử khối ?
GV: làm thế nào tính được phân tử khối , cách tính phân tử khối như sau:
PTK = tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử của chất đó.
Ví dụ 1: Tính phân tử khối của :
Oxi ( O2)
Khí clo ( Cl2)
Nước ( H2O)
GV: Hướng dẫn HS tính nhanh PTK: Lấy số ntử nhân với NTK rồi tính tổng
Ví dụ 2: Quan sát hình 1.15sgk trang 26 và tính phân tử khối của khí cacboníc ?
? Phân tử khí cacboníc tạo nên từ mấy nguyên tố hoá học? Đó là nguyên tố nào ? Số nguyên tử của từng nguyên tố có trong phân tử ?
Ví dụ 3: Tính phân tử khối của axít sunfuríc. Biết phân tử gồm 2H, 1S và 4O ?
? So sánh PTK của oxi với nước ? PTK của oxi nặng hay nhẹ hơn PTK của nước , nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần?
Hđộng 2: Tìm hiểu trạng thái
GV: cho HS quan sát H1.14 sgk và giới thiệu: Mỗi mẫu chất là tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử ( như đơn chất kim loại ) hay phân tử . Tuỳ theo điều kiện nhiệt độ, áp suất. Một chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng, khí
GV: cho HS thảo luận câu hỏi sau:
“ Em có nhận xét gì về khoảng cách giữa các phân tử trong mỗi mẫu chất ở 3 trạng thái trên ? ”
-HS quan sát hình.
-HS nghe GV giới thiệu.
àThành phần:
Oxi: 2 O
Hiđrô: 2H
Nước: 2H và 1O
àKích thước,hình dạng : giống nhau.
-HS trả lời và giải thích.
HS nghe ví dụ
HS thảo luận và trả lời.
HS quan sát.
HS trả lời.
HS ghi mục 2
HS nhắc lại khái niệm.
HS trả lời.
HS ghi cách tính và vở.
HS cùng vớ GV tính.
HS làm vào vở và nộp cho GV chấm điểm.
HS làm theo nhóm hoặc cá nhân.
HS làm theo nhóm
-HS ghi phần IV.
- HS nghe GV giới thiệu.
-HS thảo luận theo nhóm và đại diện nhóm trả lời.
III. Phân tử.
1. Định nghĩa:
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
hú ý: Đối với kim loại nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử
2. Phân tử khối: (PTK)
Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đvC.
Cách tính phân tử khối:
PTK = tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử của chất đó.
Ví dụ 1: Tính PTK
a. PTK của oxi: 16+16=32
hay 16.2= 32đvC
b. PTK của clo: 35,5.2=71
c.PTK của nước: 1.2+ 16=18 (đvC)
Ví dụ 2: PTK của khí cacboníc: 12+ 16.2=44đvC.
Ví dụ 3: PTK của axít sunfuríc: 1.2+32.1+16.4=98 (đvC )
IV. Trạng thái của các chất.(SGK)
.
IV: CỦNG CỐ –DẶN DÒ:
Củng cố:
- Đọc phần đóng khung trong SGK
- Kiểm tra –đánh giá :
Câu 1: Thế nào là Phân tử ? Phân tử khối ? tính phân tử khối của H3PO4?
Câu 2: Cho biết trong các câu sau. Câu nào đúng, câu nào sai.
Trong bất kì một mẫu chất tinh khiết nào cũng chỉ có chứa một loại nguyên tử.
Một mẫu đơn chất là tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử cùng loại.
Phân tử của bất kì một đơn chất nào cũng gồm 2 nguyên tử.
Phân tử của cùng 1 chất thì giống nhau về khối lượng, hình dạng, kích thươc và tính chất.
Phân tử của hợp chất gồm ít nhất 2 loại nguyên tử.
Câu 3: Gọi 1 HS đọc phần đọc thêm.
Dặn dò:
Học bài
Làm bài tập 4,5,6,7,8 sgk trang 26 và sách bài tập.
Chuẩn bị bài tiếp theo : bài thực hành số 2 “ Sự lan tỏa của chất “
+ Chuẩn bị : Mỗi tổ chuẩn bị : mực viết máy , bông gòn ..
+ Soạn trước bài thực hành theo mẫu sau
TT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
Kết luận.
1
Sự lan toả của amoniác.
2
Sự lan toả của Kali pemangannát
( thuốc tím ) trong nước)
( mực )
V: NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :
Mô hình phân tử nước (H2O) và phân tử metan (CH4)
File đính kèm:
- tiet 9.doc