Bài giảng Tuần 7 tiết 13 hoá trị

Kiến thức: - Hiểu được hoá trị của một nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) được xác định theo hoá trị của hiđrô (chọn là một đơn vị I ); hoá trị của oxi là 2 đơn vị (II)

 - Hiểu và vận dụng quy tắc về hoá trị trong hợp chất 2 nguyên tố như: Tính hoá trị của một nguyên tố hay một nhóm nguyên tử.

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 7 tiết 13 hoá trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Tiết 13 Hoá trị Ngày: A- Mục tiêu: Học sinh cần 1-Kiến thức: - Hiểu được hoá trị của một nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) được xác định theo hoá trị của hiđrô (chọn là một đơn vị I ); hoá trị của oxi là 2 đơn vị (II) - Hiểu và vận dụng quy tắc về hoá trị trong hợp chất 2 nguyên tố như: Tính hoá trị của một nguyên tố hay một nhóm nguyên tử. 2- Kĩ năng: - Rèn kĩ năng xác định hoá trị theo khả năng liên kết; theo quy tắc hoá trị 3- Thái độ: Nâng cao lòng yêu thích học tập bộ môn và giáo dục tính tích cực học tập. B- Chuẩn bị Bảng phụ; “ Ghi nội dung trang 42- 43 SGK” C - Tiến trình tiết dạy I- Tổ chức II- Kiểm tra bài cũ Nội dung kiểm tra Yêu cầu cần đạt được 1- Viết côngthức hoá học của các chất sau và tính phân tử khối của ? a- Canxi oxit; biết phân tử gồm 1Ca; 1O b- Axit sunfuric; biết phân tử gồm 2H; 1S; 4O c- Amoniăc; biết phân tử gồm 1N và 3H 2- Từ công thức hoá học của ZnCl2; cho ta biết điều gì ? GV: Đánh giá - cho điểm H S1: a/ CaO = 56 b- H2SO4 = 98 c/ NH3 = 17 HS2: - 2 nguyên tố hoá học kà Zn và Cl - Phân tử ZnCl2 gồm 1Zn; 2Cl - Phân tử khối là 136 đvC HS: Nhận xét- bổ sung (nếu cần) III- Bài mới Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách xác định hoá trị của một nguyên tố HĐ của GV HĐ của HS Nội dung - Ta biết nguyên tử hiđrô có cấu tạo đơn giản nhất gồm 1p; 1e trong nguyên tử - Người ta chọn khả năng liên kết của nguyên tử hiđrô làm đơn vị và gán cho H có hoá trị là một (I) Xét các hợp chất HCl ;H2O NH3 và CH4 . ? Xác định số nguyên tử H liên kết với số nguyên tử Cl; O; N;C trong 4 phân tử hợp chất trên GV: Tổng kết lại các câu trả lời ? Mỗi nguyên tử Cl; O; N; C lần lượt liên kết với bao nhiêu nguyên tử hiđrô ? em có nhận xét gì về khả năng liên kết của Cl; O; N; C với nguyên tử hiđrô - GV.Dùng số Lamã để viết hoá trị ? Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất với hiđrô được xác định như thế nào ? Nếu hợp chất không có nguyên tố hiđrô thì hoá trị một nguyên tố được xác định như thế nào. Ví dụ Na2O; CaO; Al2O3; CO2 biết O có hoá trị là II ? Xác định hoá trị của Na; Ca; Al và C trong các hợp chất trên ? Hoá trị của 1 nguyên tố còn được xác định như thế nào - Treo bảng phụ có hoá trị ở tr. 42-43 Sgk để học sinh kiểm tra lại - Yêu cầu học sinh tự đọc phần xác định hoá trị của nhóm nguyên tử trong SGK GV: Chúng ta coi nhóm nguyên tử như 1 nguyên tố ? Em hiểu thế nào là hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử GV: Nhắc lại việc chọn H(I); O(II); có nguyên tố có nhiều hoá trị như C; N; Fe... - Cho học sinh làm bài 2 tr.37 (SGK) - Học sinh nghe giáo viên giảng và đọc SGK tr.35 Từ đó : Luôn biết H có hoá trị I - Tiếp tục quan sát công thức hoá học của các chất HCl; H2O; NH3 vàCH4 - Thảo luận.....từ đó rút ra nhận xét + HCl: 1H liên kết với 1Cl + H2O: 2H liên kết với 1O + NH3: 3H liên kết với 1N + CH4: 4H liên kết với 1Cl - Khả năng liên kết của 4 loại nguyên tử trên lần lượt với hiđrô là khác nhau - Do đó : Cl (I); O(II); N(III); C(IV) * 1 nguyên tử nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử H thì có hoá trị là bấy nhiêu - Học sinh thảo luận và ghi vào giấy nháp + 1nhóm báo cáo + Nhóm khác bổ sung ( nếu cần) Na (I); Ca(II); Al(III); C(IV). - theo hoá trị của O(II) - Học sinh tự kiểm tra lại hoá trị của Na; Ca; Al; C - Tiếp tục đọc thông tin ở SGK về cách xác định hoá trị của nhóm nguyên tử * PO4 có hoá trị là III vì 1 nhóm PO4 liên kết với 3H - 1 đến 2 ý kiến Vận dụng làm bài 2 tr.37 a- K(I); S (II); C (IV) b- Fe (II); Ag(I); Si(IV). I- Hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào 1- Cách xác định * Gán cho nguyên tố hiđrô có hoá trị là I Ví dụ HCl; H2O; NH3, CH4 đ Cl có hoá trị I O có hoá trị II N có hoá trị III C có hoá trị IV - Hoá trị của một nguyên tố còn được xác định theo hoá trị của O là (II) 2- Kết luận: Hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử này với nguyên tử nguyên tố khác Hoạt động 2 Tìm hiểu về nội dung quy tắc hoá trị và vận dụng -Yêu cầu học sinh quan sát bảng nền xanh ở tr. 36 ? Nhận xét về mối quan hệ giữa tích hoá trị và chỉ số của 2 nguyên tố trong NH3; CO2 - đó là 2 ví dụ minh hoạ cho quy tắc hoá trị áp dụng cho hợp chất AxBy ? Em hiểu gì về quy tắc hoá trị . - Lưu ý học sinh: Chủ yếu áp dụng cho hợp chất vô cơ - Tiếp tục đưa ví dụ ? Tính hoá trị của sắt trong FeCl3 biết Cl có hoá trị I - Hướng dẫn học sinh làm theo quy tắc hoá trị để tìm hoá trị của sắt - áp dụng cho AxBy a.x = b.y Hãy tìm a, b - Cho học sinh đọc lại quy tắc hoá trị ở mục II.1 ? Tìm hoá trị của sắt trong FeSO4 biết SO4 có hoá trị II ( bài 4b tr.38) - Quan sát bảng nền xanh ở tr.36 (SGK) - Các tích bằng nhau + NH3: IIIx1 = I x3 + CO2: IV x1 = II x2 đ chúng luôn bằng nhau - Thảo luận và trả lời a.x = b.y - Tiếp tục đọc 2a để tìm lời giải 1- 2 học sinh nêu lời giaỉ của ví dụ 2.a + a = b.y/x + b = a.x/y - Vận dụng tìm được Fe hoá trị II (Bài 4b tr.38) II- Quy tắc hoá trị 1- Quy tắc Trong CTHH tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia AxBy ta có a.x = b.y 2- Vận dụng a- Tính hoá trị của một nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử ) Vídụ Tính hoá trị của sắt trong FeCl3 (Cl hoá trị I) - gọi hoá trị của sắt là a a.1 = I.3 a = III Vậyhoá trị của sắt là (III) đối với AxBy a.x = b.y a = b.y/x b = a.x/y IV- Hướng dẫn học ở nhà - Học kĩ quy tắc hoá trị - Học thuộc bảng hoá trị các nguyên tố ( tr. 42- 43 SGK) - Làm bài 2;3; 4 tr. 37 - 38 (SGK) - Làm bài 10.2; 10.4; 10.5 (SBT) - Đọc trước mục 2.b tr. 36 và xem lại phần toán tỉ lệ thức; phân số tối giản; 2 số nguyên tố cùng nhau ở môn toán. Tuần 7 Tiết 14 Hoá trị Ngày: A- Mục tiêu 1- Kiến thức: - Khắc sâu quy tắc hoá trị qua việc vận dụng quy tắc này để lập CTHH của hợp chất khi biết hoá trị - Biết cách xác định CTHH đúng hoặc sai khi biết hoá trị của 2 nguyên tố tạo thành hợp chất 2- Kĩ năng: - Rèn kĩ năng lập CTHH của hợp chất 2 nguyên tố 3- Thái độ: Nâng cao ý thức học tập tích cực B - Đồ dùng dạy học C - Tiến trình tiết dạy I- Tổ chức II- KIểm tra bài cũ. Nội dung kiểm tra Yêu cầu cần đạt được 1- Phát biểu quy tắc hoá trị. Công thức K2SO4 đã phù hợp với quy tắc chưa, Vì sao ? 2- Tính hoá trị của nguyên tố trong CuCl; AlCl3 CuCl2 biết Cl có hoá trị là một (I) * Đánh giá - cho điểm HS1- Nêu đúng quy tắc - K2SO4 là CTHH phù hợp vì I.2 = II.1 HS2 - Vận dụng quy tắc Cu (I) Al(III) Cu (II) HS: Nhận xét- bổ sung( nếu cần) II- Bài mới Hoạt động 1: Các thí dụ về lập công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Đưa ra thí dụ 1 ? Lập CTHH của hợp chất tạo bởi nguyên tố Lưu huỳnh (VI) và nguyên tố oxi - Gợi ý như sau ? Hợp chất trên tạo bởi 2 nguyên tố có Kí hiệu hoá học như thế nào * Chỉ số của 2 nguyên tố chưa biết ta đặt là x; y ? Công thức dạng chung là gì - Hướng dẫn học sinh cách đặt các kí hiệu hoá học và chỉ số + phải cạnh nhau + Chỉ số ghi thấp bên phải ? Theo quy tắc hoá trị ta có đẳng thức nào ? Hãy chuyển thành tỉ lệ để tìm x, y * Chỉ số phải là số đơn giản - chỉ khi đó CTHH sẽ được biểu diễn đúng Yêu cầu HS đọc thí dụ 2 Sau đó đặt vấn đề ?Lập CTHH của Ca(II)và NO3 (I) * Hướng dẫn cách viết Cax(NO3)y - Vận dụng như thí dụ 1 để làm thí dụ 2 - Lưu huỳnh : S Oxi : O CTDC là SxOy - Ta có VI.x= II.y x/y = II/VI = 1/3 - ớx= 1; y =3 - CTHH là SO3 * Tương tự Cax(NO3)y II.x = I.y - x/y = I/ II = 1/2 - x= 1 y=2 CTHH là Ca(NO3)2 II- Quy tắc hoá trị 1- Quy tắc 2- Vận dụng a- Tính hoá trị của nguyên tố b- Lập CTHH của hợp chất theo hoá trị Thí dụ 1: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh (VI) và O (II) Bài làm - CT dạng chung SxOy - Theo quy tắc hoá trị VI.x = II.y - x/y = II/VI = 1/3 x=1; y= 3 - Công thức hoá học của hợp chất là SO3 Thí dụ 2 Công thức dạng chung Cax(NO3)y - Theo quy tắc hoá trị II.x = I.y - x/y = I/ II = 1/2 -> x= 1 y=2 CTHH là Ca(NO3)2 Hoạt động 2: Các bước lập công thức hoá học tổng quát khi biết hoá trị - Yêu cầu học sinh quan sát lại các bước làm của 2 thí dụ trên và đọc phần ghi nhớ ở SGK ? Các bước tổng quát lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hoá trị - Cho học sinh vận dụng quy tắc hoá trị làm bài 6 tr.38 (Thực chất là lập CTHH sau khi đã xác định Công thức đó sai) - Nắm tổng quát + AxBy a.x = b.y x/y = b/a = b’/ a’ x =b ; y =a hoặc x = b’ ; y = a’. - Viết CTHH -Thảo luận làm bài 6 tr. 38 CTHH sai MgCl; KO; NaCO3 Sửa lại là MgCl2; K2O; Na2CO3 - 1 nhóm báo cáo - nhóm khác nhận xét ; bổ sung (nếu cần) 3- Các bước lập CTHH Bước 1: CTDC AxBy Bước 2: a.x = b.y Bước 3: x/y = b/a = b’/ a’ x =b ; y =a hoặc x = b’ ; y = a’. Bước 4: Viết Công thức hoá học V- Hướng dẫn học ở nhà - Làm hoàn chỉnh các bài 5,7, 8 trang 38 ( SGK) - Làm thêm bài 10.6; 10.7 ( SBT) - Xem thêm toàn bộ nội dung bài hoá trị --> Luyện tập Hết tuần 7:

File đính kèm:

  • dochoa8tuan7.doc
Giáo án liên quan