Bài giảng Tuần 9 bài 13. phản ứng hoá học tiết 18

I/. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được phản ứng hoá học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác: chất phản ứng ( chất tham gia ) là chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng và sản phẩm là chất được tạo ra.

 - Biết được bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 9 bài 13. phản ứng hoá học tiết 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 BÀI 13. PHẢN ỨNG HOÁ HỌC Tiết 18 I/. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được phản ứng hoá học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác: chất phản ứng ( chất tham gia ) là chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng và sản phẩm là chất được tạo ra. - Biết được bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng viết, đọc phương trình chữ của phản ứng, qua đó HS phân biệt được các chất tham gia và tạo thành trong 1 phản ứng hoá học. - Phát triển năng lực tư duy hoá học, năng lực tưởng tượng về sự biến đổi hạt của chất. 3. Thái độ: - Tạo hứng thú học tập bộ môn. II/. Phương pháp: - Vấn đáp, thảo luận nhóm, diễn giải. III/. Phương tiện: - GV: . Tranh vẽ: H2.5, H2.6 SGK trang 49. . Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm. . Hoá chất: dd HCl loãng, viên kẽm. - HS: Đọc trước bài. IV/. Tiến trình bài giảng: TG Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số. -Kiểm tra bài cũ 2. Mở bài: Hoạt động 1: + Thế nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học nêu ví dụ? + Dấu hiệu để phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học? -Khi có biến đổi từ chất này thành chất khác, ta nói là hiện tượng hoá học. Sự biến đổi này diễn ra theo 1 quá trình: Vậy, quá trình này gọi là gì? Học sinh: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Học sinh lên trả bài, học sinh khác nhận xét. Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới Hoạt động 2: Định nghĩa Mục tiêu : HS biết được phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. 7/ I/. Định nghĩa: - Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học. - Cách ghi: Tên chất phản ứng à tên sản phẩm. - Thí dụ: . Lưu huỳnh + sắt à sắt (II) sunfua. . Đường à than + nước. a) Tiến hành : -GVyêu cầu HS đọc 1 SGK mục I - GV gọi HS nhắc lại thí nghiệm sắt tác dụng với lưu huỳnh có tạo ra chất mới không? + Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là gì? + Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là gì? Chất mới sinh ra gọi là gì? - GV hướng dẫn cách ghi và đọc phương trình chữ. + Lưu huỳnh + sắt à sắt II sunfua. + Đường à than + nước. - GV gọi HS xác định chất phản ứng và sản phẩm? - GV bổ sung: + Kẽm + axit Clohidric à Khí hydro + Kẽm Clorua. b). Tiểu kết: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác - HS đọc 1 SGK mục I. - HS nhắc lại thí nghiệm: sắt + lưu huỳnh. - HS trả lời: + Phản ứng hoá học. + Chất tham gia + Chất tạo thành - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. + Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra chất sắt (II) sunfua - HS xác định. HS tự rút ra kết luận. Hoạt động 3: Diễn biến của phản ứng hoá học: Mục tiêu: HS hiểu được sự liên kết giữa các nguyên tử trong phản ứng hoá học. 10/ II/. Diễn biến của phản ứng hoá học: O2 H2 H2O Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. a) Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc 1 mục II, quan sát H2.5, thảo luận trả lời câu hỏi: + Trước phản ứng ( hình a) nguyên tử nào liên kết với nhau? + Trong phản ứng b số nguyên tử H, O có giữ nguyên không? + Sau phản ứng (c) những nguyên tử nào liên kết với nhau? - GV yêu cầu HS nhận xét chất tham gia và sản phẩm về: + Số liên kết. + Số nguyên tử mỗi loại. - GV bổ sung: Vậy các nguyên tử bảo toàn. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về bản chất của phản ứng hoá học. b). Tiểu kết: Trong phản ứng hoá học có sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. - HS đọc 1 mục II, quan sát H2.5 thảo luận, trả lời: + Nguyên tử H, O. + Không. + 1 Nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H. - HS nhận xét + Thay đổi. + Không thay đổi. - HS tự rút ra kết luận. Hoạt động 4: Khi nào phản ứng hoá học xảy ra: Mục tiêu:HS biết được khi phản ứng hoá học xảy ra phải tiếp xúc nhiệt độ, chất xúc tác. 10/ III/. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra: - Phản ứng hoá học xảy ra khi các chất tham gia tiếp xúc nhau, đun nóng, xúc tác,… H2.6: Kẽm phản ứng với axit clohdric. a) Tiến hành: - GV tiến hành thí nghiệm cho kẽm tác dụng với axit Clo hydric, yêu cầu HS nhận xét : +Khi nào phản ứng hoá học xảy ra? - GV hướng dẫn HS đốt than: . Muốn phản ứng xảy ra cần điều kiện gì? -Gvgợi ý quá trình: tinh bột men rượu. + Muốn điều chế rượu cần điều kiện gì? + Nêu cách điều chế giấm? b) Tiểu kết: Muốn phản ứng hoá học xảy ra các chất phải tiếp xúc, đun nóng, xúc tác… - HS quan sát, nhận xét. + Tiếp xúc. + to. + Xúc tác. - HS tự rút ra kết luận. 12 Củng cố – đánh giá: - Trả lời câu hỏi 1,2 SGK trang 50. -HS làm phiếu học tập BT 4,5,6 SGK trang 50. Học sinh trả lời câu hỏi Học sinh lên bảng giải bài tập, học sinh khác nhận xét và lằng nghe giáo viên sửa bài ( nếu sai) và ghi vào tập. 1’ Dặn dò: -Học bài, làm BT 4,5,6 SGK trang 50 - Xem tiếp bài phản ứng hoá học. Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau.

File đính kèm:

  • docTIET 18 HOA 8.doc
Giáo án liên quan