Bài giảng Tuần 9 tiết 17 chương II: phản ứng hoá học sự biến đổi chất

A/ Mục tiêu:

-Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác

-Hiện tương hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác

-Quan sát được một số hiện tượng cụ thể , rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí vàhiện tượng hoá học

-Phân biệt được hiện tượng vật lí vàhiện tượng hoá học

 

doc8 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 9 tiết 17 chương II: phản ứng hoá học sự biến đổi chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 3/9 Tuần 9 Tiết 17 CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT A/ Mục tiêu: -Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác -Hiện tương hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác -Quan sát được một số hiện tượng cụ thể , rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí vàhiện tượng hoá học -Phân biệt được hiện tượng vật lí vàhiện tượng hoá học B/ Chuẩn bị: -Tranh vẽ: H2.1 ® 24 SGK -Dụng cụ:đèn cồn ,nam châm ,kẹp gỗ ,kiềng đun ống nghiệm ,cốc thuỷ tinh . -Hoá chất:bột sắt ,bột lưu huỳnh ,đường nước ,muối ăn C/ Họat động dạy và học:: I/Oån định : 2/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3/ Bài mới : Trong trình trước các em đã học về chất ,chương này sẽ học về phản ứng ,trước hết cần xem với chất có thể xảy ra những chất biến đổi gì ,thuộcloại hiện tượng nào? Hoạt động 1: HIỆN TƯỢNG VẬT LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ -Cho học sinh quan sát 2.1 và đặt câu hỏi: -Quan sát ấm nước đang sơiem cĩ nhận xét gì trên bề mặt? -Mở nấp ấm quan sát nấp ấm em nhận xét gì? -Trước sau nước cĩthay đổi khơng?chỉ biến đổi gì? -Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thơng tin sách giáo khoa trang 45. -Đặt câu hỏi:Trước sau muối ăn cĩ cịn là muối khơng? -Hai hiện tượng trên là hiện tượng vật lí .vậy hiện tượng vật lí là gì? -Học sinh nhĩm quan sát 2.1 thảo luận nhĩm trả lời câu hỏi. -Học sinh ghi bảng và chỉ cĩ sự biến đổi về thể . -Học sinh đọc sách giáo khoa thảo luận và phát biểu. -Chỉ cĩ thay đổi về hình dạng nhưng vị mặn vẫn cịn . -HS phát biểu học sinh khác nhận xét bổ sung . Kết luận: -Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác Họat động 2: HIỆN TƯỢNG HĨA HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ -Giáo viên mơ tả thí nghiệm Fe +S trong hỗn hợp cĩ sự biến đổi gì khơng? -Giáo viên tiếp tục làm thí nghiệm b sách giáo khoa khi đun nĩng hỗn hợp Fe + S biến đổi như thế nào? -Thí nghiệm 2: học sinh làm thí nghiệm: +Sự biến đổi màu sắc của đường như thế nào? +Trên thành ống nghiệm cĩ hiện tượng gì? +khi đun nĩng đường xuất hiện những hiện tượng nào ? -Giáo viên hỏi: 2 thí nghiệm trên sau khi hiện tượng xảy ra ta kết luận điều gì? -Các nhĩm theo dõi và nhận xét. -Học sinh nhĩm thảo luận và phát biểu -Các nhĩm làm thí nghiệm. -Học sinh nhĩm phát biểu. -Học sinh nhĩm phát biểu. -Học sinh phát biểu. -Học sinh nhĩm thảo luận và phát biểu các nhĩm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận: -Hiện tương hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác D/ Cũng cố – dặn dò: 1/ Trong các quá trình sau, quá trình nào là hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học? Vì sao? a/ Dây sắt cắt thành từng đoạn và tán thành đinh b/ Hoà tan CH3COOH vào nước được CH3COOH lỏng dùng làm giấm ăn c/ Cuốc, xẻng làm bằng sắt, để lâu trong không khí bị gỉ d/ Đốt cháy gỗ, củi 2/ Học bài, làm bài tập SGK *Câu hỏi chuẩn bị: 1/ Phản ứng hoá học? 2/ Diễn biến của phản ứng hoá học? 3/ Khi nào phản ứng hoá học xảy ra? * Rút kinh nghiệm tiết dạy : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NS : 14/ 9 Tiết 18 PHẢN ỨNG HOÁ HỌC A/ Mục tiêu: - Phản ứng hoá học là một quá trình biến đổi chất này thành chất khác - Để xảy ra phản ứng hoá học , các chất ban đầu phải tiếp xúc với nhau , hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hoặc chất xút tác. - Quan sát thí nghiệm , hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể , rút ra nhận xét về pưhh, đk và dấu hiệu để nhận biết có pưhh xảy ra . -Viết được pthh bằng chữ để biểu diễn pưhh . -Xác định được chất pư (chất tham gia) ,sản phẩm ( chất tạo thành) B/ Chuẩn bị: Tranh vẽ: H2.5 ® 2.6 SGK C/ Họat động dạy và học: 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: 1/ Hiện tượng vật lí, hoá học? 2/ Học sinh chữa bài tập SGK 3/ Bài mới: Hoạt đơng 1: ĐỊNH NGHĨA HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ -Cho học sinh đọc sách giáo khoa nêu định nghĩa về phản ứng hĩa học về chất tham gia , chất tạo thành. -Hãy cho biết tên chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng . -Khi đun nĩng đường àthành than và hơi nước. -Đun nĩng hỗn hợp Fe + S tạo thành sắt (II) sunfua . -Phản ứng hĩa học được ghi theo phương trình như sau: Tên chất tham gia àTên sản phẩm. Hãy ghi phương trình bằng chữcủa các phản ứng hĩa học trên. -Cá nhân đọc thơng tin và thỏa luận nhĩm phát biểu. -Học sinh nhĩm thảo luận và phát biểu . -Học sinh nhĩm ghi từng phản ứng hĩa học. -Học sinh lên bảng ghi phản ứng hĩa học các nhĩm khác nhận xét bổ sung. Kết luận: Phản ứng hĩa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác , phản ứng hĩa học được ghi theo phương trình chữ như sau: Tên chất tham gia à tên các sản phẩm. Hoạt động 2: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA PHẢN ỨNG HĨA HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ -Trong phản ứng hĩa học cĩ biến đổi gì khơng ? -Phân tử thể hiện đầy đủ tính chất hĩa học của chất vậy phản ứng giữa các phân tử thể hiện phản ứng giữa các chất, -Giáo viên sử dụng sơ đồ 2.5. -Trước phản ứng nguyên tử nào liên kết với nguyên tử nhau? -Trong phản ứng nguyên tử H,O cĩ cịn liên kết với nhau nữa khơng? -Sau phản ứng nguyên tử nào liên kết với nhau? -Các phân tử trước và sau phản ứng cĩ giống nhau khơng? -Học sinh nhĩm thảo luận và phát biểu. -Học sinh quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi. -Học sinh nhĩm thảo luận phát biểu và rút ra kết luận. Kết luận: Trong phản ứng hĩa học chỉ cĩ liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác D/ Cũng cố – dặn dò 1/ Định nghĩa phản ứng hoá học? 2/ Diễn biến phản ứng hoá học? *Học bài, làm bài tập SGK trang 50 Chuẩn bị phần còn lại của bài PƯHH : + Khi nào có pưhh xảy ra ? + Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra ? * Rút kinh nghiệm tiết dạy : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NS : 15/9 Tuần 10 Tiết 19 PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (tt) A/ Mục tiêu: - Dựa vào một số dấu hiệu quan sát được ( thay đổi mau sắc , tạo kết tủa , khí thoát ra …) để nhận biết có pưhh xảy ra . - Quan sát thí nghiệm , hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể , rút ra nhận xét về pưhh, đk và dấu hiệu để nhận biết có pưhh xảy ra . -Viết được pthh bằng chữ để biểu diễn pưhh . -Xác định được chất pư (chất tham gia) ,sản phẩm ( chất tạo thành) B/ Chuẩn bị: C/ Họat động dạy và học: 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: 1/ Phản ứng hoá học là gì? 2/ 1 học sinh sửa bài tập 3/ Bài mới: Hoạt động 3: KHI NÀO CĨ PHẢN ỨNG HĨA HỌC XẢY RA HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ -Giáo viên: Muốn cĩ phản ứng hĩa học xảy ra các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau, qua các thí nghiệm quan sát được các em cho vídụ ? -Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm phản ứngcủa kẽm +axit clohydric, chứng tỏa chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau. -Phản ứng hĩa học chỉ cĩ 1 chất tham gia cần điều kiện nào? -Cho ví dụ? -Cĩ những phản ứng nào cần chất xúc tác, yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa . -Qua các hiện tượng thí nghiệm cho biết khi cĩ phản ứng hĩa học xảy ra? -Học sinh nhĩm thảo luận và phát biểu . -Học sinh làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên và rút ra kết luận về hiện tượng xảy ra. -Học sinh nhĩm thảo luận và phát biểu. -Học sinh đọc sách giáo khoa . -Học sinh nhĩm thảo luận và phát biểu các nhĩm khác nhận xét và bổ sung. Kết luận: Các chất phản ứng phải được tiếp xúc với nhau, cĩ những trường hợp cần đun nĩng hoặc cĩ phản ứng dùng chất xúc tác. Hoạt động 4: LÀM THẾ NÀO NHẬN BIẾT CĨ PHẢN ỨNG HĨA HỌC XẢY RA HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ -Cho các em vừa làm thí nghiệm Zn + HCl, dựa vào dấu hiệu nào biết cĩ phản ứng hĩa học xảy ra. -Trong thí nghiệm đun nĩng đường dấu hiệu nào chứng tỏa cĩ phản ứng hĩa học xảy ra. -Tĩm lại làm thế nào cĩ phản ứng hĩa học xảy ra? -Học sinh nhĩm thảo luận và phát biểu . -Học sinh phát biểu các nhĩm khác nhận xét bổ sung. Kết luận: Dựa vào dấu hiệu cĩ chất mới tạo thành. D/ Cũng cố – dặn dò: 1/ Làm thế nào để nhận biết phản ứng hoá học xảy ra? 2/ Cho ví dụ và nêu dấu hiệu phản ứng? 3/ Chuẩn bị: bài thực hành 3 + Dự đoán dấu hiệu và hiện tượng của pư và giải thích * Rút kinh nghiệm tiết dạy : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NS : 17/9 Tiết 20 BÀI THỰC HÀNH 3 DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC A/ Mục tiêu: -Phân biệt được hiện tượng vật lí, hoá học, nhận biết các dấu hiệu có phản ứng xảy ra -Rèn luyện kỉ năng thực hành B/ Chuẩn bị: *Dụng cụ: Oáng nghiệm, đèn, diêm, kẹp, nút cao su,… *Hoá chất: dung dịch Ca(OH)2, KmnO4, Na2CO3 C/ Họat động dạy và học: 1/ Ổn định: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: 1/. Thí nghiệm 1: HỊA TAN VA ĐUN NĨNG THUỐC TÍM HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ 1/. Cho thuốc tím vào 2 ống nghiệm (1,2). 2/. Cho thuốc tím vào ống nghiệm (1)lắc cho tan. 3/. Đung nĩng ống nghiệm (2) . Đưa que đĩm cịn tàn đỏ để thử que bùn cháy , khi nào que đĩm khơng bùn cháy thì ngừng đun, để nguội sau đĩ đổ nước vào. -Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiến hành và thao tác thực hiện. -Học sinh nhĩm thực hiện thí nghiệm. -Khi làm thí nghiệm phải chú ý quan sát và ghi nhận các hiện tượng xảy ra. -Giáo viên yêu cầu các nhĩm cẩn thận khi đun nĩng bằng đèn cồn. Trả lời câu hỏi: 1/. Chất rắn trong 2 ống nghiệm cĩ màu gì? 2/. Với 2 ống nghiệm , ống nào là hiện tượng vật lí ống nào là hiện tượng hĩa học? 3/. Khi đun nĩng ống nghiệm 2 làm than hồng bùn cháy đĩ là khí gì? 2/. Thí nghiệm 2: THỰC HIỆN PHẢN ỨNG VỚI CANXI OXIT HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ 1/. Cho nước vào ống nghiệm (1). 2/. Cho nước vơi trong vào 3 ống nghiệm. 3/. Thổi hơi thở vảo ống 1 và 3. quan sát hiện tượng . 4/. Dùng ống nhỏ giọt cho dung dịch NaCO3 vào ống (4).Quan sát hiện tượng, ống 2 dùng để đối chứng. -Tương tự như thí nghiệm 1. -Các câu hỏi cho học sinh viết trước vào phiếu thực hành Trả lời câu hỏi: 1/. Trong hơi thở ta cĩ khí gì làm đục nước vơi trong, cho biết tên ? 2/. Sau khi thổi hơi thở vào ống 3 đựng nước vơi trong ống 1 đựng nước cĩ hiện tượng gì? 3/. Cho dung dịch NaCO3 vào ống 4 đựng nước vơi trong ,cĩ hiện tượng gì xảy ra? 4/. Hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm nào là hiện tượng hĩa học ?dáu hiẹu chứng tỏa cĩ phản ứng hĩa học xảy ra?ghi phương trình chữ của phản ứng đĩ? TƯỜNG TRÌNH: Tên thí nghiệm ống nghiệm Hiện tượng quan sát Hiện tượng vật lí Hiện tượng hĩa học Phương trình chữ Kết thúc thực hành: -Sắp xếp lại dụng cụ. -Rửa dụng cụ. -Các nhĩm hồn thành bảng tường trình. D/ Cũng cố – dặn dò: 1/ Nhận xét buổi thực hành 2/ Cho điểm các nhóm, học sinh *Câu hỏi chuẩn bị: 1/ Thí nghiệm về định luật bảo toàn khối lượng 2/ Nội dung định luật bảo toàn khối lượng 3/ Cách áp dụng định luật bảo toàn khối lượng * Rút kinh nghiệm tiết dạy : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiet 17 - 20.doc