A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- HH là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. HH là môn học quan trọng và bổ ích.
- bước đầu cho học sinh biết HH có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó can phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
- Cho HS biet61 phải làm gì để học tốt môn hoá học? Trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm.
105 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần I tiết 01 mở đầu môn hoá học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC HÀ TIÊN
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
Môn : Hoá Học
Lớp : 8
Giáo viên : Võ Quang Khanh
Năm học : 2005 - 2006
TUẦN 1
Tiết 1
MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- HH là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. HH là môn học quan trọng và bổ ích.
- bước đầu cho học sinh biết HH có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó can phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
- Cho HS biet61 phải làm gì để học tốt môn hoá học? Trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm.
2. Kỹ năng :
Rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận, sáng tạo.
3. Thái độ :
Giáo dục tình yeu6 môn học.
B. CHUẨN BỊ :
- Dụng cụ : các dụng cụ thí nghiệm cần thiết như : ống nghiệm, giá, phễu, giấy lọc, đèn cồn …
- Hoá chất : Canxicacbonat, natriclorua, nước …
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
- Giới thiệu :
- Bài giảng :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bổ sung
GV: Tiến hành phát các ống nghiệm cho các nhóm.
HS: Lấy ống nghiệm theo nhóm và chú ý nghe hướng dẫn của giáo viên.
GV: Tiếp tục yêu cầu HS làm thí nghiệm 1.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm
GV: Làm xong thí nghiệm 1 em có nhận xét gì về sự biến đổi chất?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chỉnh sửa kĩ thuật làm TN của học sinh và tiếp tục cho HS làm TN 2
GV: TN 2 có hiện tượng gì xảy ra?
HS: Có sủi bọt, khí thoát ra.
GV: Từ 2 TN trên em rút ra được điều gì?
GV: Những biến đổi trên là hoá học. Vậy hoá học là gì?
HS: Trả lời
GV: Rút ra kết luận.
GV: Cho HS nghiên cứu mục 1 SGK
GV: Em hãy trả lời các câu họi trong SGK
HS: N/C SGK trả lời
GV: HH có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
GV: Học hoá học các em cần chú ý những gì?
HS: Trả lời dựa vào SGK
GV: Học tốt môn HH là học ntn ?
HS: Trả lời
GV: Để học tốt môn HH cần phải làm gì?
I. Hoá học là gì?
1. Thí nghiệm
Tiến hành như SGK
TN 1
TN 2
2. Quan sát
TN 1 tạo ra chất mới không tan trong nước.
TN2 tạo ra khí sủi bột trong chất lỏng.
3. Nhận xét
Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất.
II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
1. Trả lời câu hỏi
SGK
2. Nhận xét
SGK
3. Kết luận
Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
III. các em cần phải làm gì để học tốt môn hoá học?
1. Khi học HH các em cần thực hiện các hoạt động nào?
Khi học HH cần thực hiện các hoạt động sau:
Tự thu thập tìm kiến thức, xử lý thông tin vận dụng và ghi nhớ.
2. Phương pháp học hoá học
Học tốt môn hoá học là nắm vững& có khả năng vận dụng kiến thức đã học.
4. Củng cố :
-HH có vai trò như thế nào trong cuộc sống?
-HH là gì?
-Phải làm gì để học tốt môn hoá học?
5. Dặn dò :
Về nhà học thuộc bài
Làm các bài tập.
Tiết 2
CHẤT ( tiết1)
A.Mục tiêu
1. Kiến thức
-HS phân biệt được vật liệu, vật thể và chất. Biết được đâu có vật thể ở đó có chất. Các vật thể trong tự nhiên được hình thành từ chất. Các vật thể trong tự nhiên được tạo ra từ vật liệu, mà vật liệu là chất hay một số chất.
- HS biết cách nhận ra tính chất của chất.
- HS phân biệt được hỗn hợp và hợp chất.
- Biết được nước tự nhiên và nước tinh khiết.
- Dựa vào tính chất vật lý tách các chất trong hợp chất.
2.Kỹ năng
-Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp.
-Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
B. CHUẨN BỊ :
- GV chuẩn bị một số mẫu chất : S, P, Al, Cu, NaCl …
- Nước cất, nước khoáng …
- Dụng cụ đo nhiệt độ.
- Dụng cụ thử tính dẫn điện.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
- Giới thiệu :
- Bài giảng :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bổ sung
GV: Cho HS đọc thông tin trong SGK
HS: Làm theo hướng dẫn
GV: Cái nồi, em hãy cho biết cái nào là vật thể, cái nào là chất, cái nào là vật liệu?
-Vật thể tự nhiên khác vật thể nhân tạo như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS nêu đượcchất có ở đâu?
Thế nào là những tích chất vật lý thế nào là những tính chất hoá học?
HS: N/c SGK trả lời
GV: Cho HS tiến hành quan sát thí nghiệm
HS: Tiến hành quan sát thí nghiệm
GV: Qua các chất đem thí nghiệm em thấy chúng có những tính chất như thế nào?
HS: Trả lời rút ra kết luận
GV: Nhận xét và chốt lại
HS: Nêu những hiểu biết về chất
GV: Nhận xét, bổ sung cho HS
I. Chất có ở đâu
Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất.
II. Tính chất của chất
1. Mỗi chất có một tính chất nhất định.
-Trạng thái hay màu, mùi, độ tan … KLR, tính dẫn điện, dẫn nhiệt … là tính chất vật lý.
-Còn khả năng biến đội thành chất khác là tính chất hoá học.
Mỗi chất đều xcó tính chất vật lý, hoá học nhất định.
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì?
-Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết chất
-Biết cách sử dụng chất.
-Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.
4. Củng cố :
-Chất có ở đâu?
-Tính chất của chất?
5. Dặn dò :
Về nhà học thuộc bài
Làm các bài tập còn lại
TUẦN 2
Tiết 3
CHẤT (tiết2)
A.MỤC TIÊU
(Như tiết 1)
B. CHUẨN BỊ :
(Như tiết 1)
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
-Chất có ở đâu ? Cho VD?
-Chất có những tính chất nào?
3. Bài mới :
- Giới thiệu :
- Bài giảng :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bổ sung
GV: Cho HS quan sát nước khoáng và nước cất để biết chúng có tính chất gì giống nhau
HS: Qs mẫu
GV: Phân tích sự khác nhau
GV: Nước cất khác với nước khoáng ở chỗ nào?
HS: Trả lời
GV: Vậy em nào cho biết hỗn hợp là gì?
HS: Trả lời
GV: Chốt lại
GV: Cho HS n/c SGK
HS: n/c SGK
GV: Bằng cách nào có thể thu được nước tinh khiết?
GV: Làm thế nào biết được nước cất là nước tinh khiết?
HS: Dựa vào hiểu biết trả lời
GV: Theo em chất như thế nào mới có tính chất nhất định
GV: Chất tinh khiết là gì?
GV: Cho HS đọc trong SGK
HS: N/c SGK
GV: Làm thế nào có thể tách muối ra khỏi nước muối?
HS: Dựa vào TN coá thể trả lời
GV: Dựa vào đâu có thể tách riêng một số chất ra khỏi hỗn hợp?
HS: Dựa vào kiến thức vừa học trả lời.
GV: Cho HS làm tiết bài tập 7, 8 SGK
III. Chất tinh khiết
1. Hỗn hợp
Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp.
2. Chất tinh khiết
-Chất tinh khiết là chất không lẫn tạp chất.
-Chỉ có chất tinh khiết mới có tính chất nhất định.
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Dựa vào sự khác nhau của tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
4. Củng cố :
-Thế nào là hỗn hợp, thế nào là chất tinh khiết?
-Bằng cách nào có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp?
5. Dặn dò :
Về nhà học thuộc bài
Làm các bài tập Trong SGK
Tiết 4
BÀI THỰC HÀNH 1
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT, TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
A.MỤC TIÊU
- HS làm quen và sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm
- Nắm được nội quy và một số quy tắc trong phòng TN
- Thực hành so sánh nhiệt nóng chảy của một chất, thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảycủa một chất.
- Biết cách tách riêng chất khỏi hỗn hợp
B. CHUẨN BỊ :
-Dụng cụ : ống nghiệm, giá nhiệt kế, cốc thuỷ tinh, chén sứ, lưới amiăng.
-Hoá chất : Lưu huỳnh, Paraphin.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Tiến hành làm thí nghiệm :
*Nội dung:
-Làm quen và sử dụng một số dụng cụ trong phòng TN, nội quy và quy tắc trong phòng TN
- Theo dõi nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh và Parafin
- Tách riêng chất từ hỗn hợp cát và muối ăn.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bổ sung
GV: Cho HS N/c SGK
GV: Hướng dẫn một số thao tác cơ bản
HS: Chú ý quan sát và thực hiện theo hướng dẫn
GV: Yêu cầu 2HS thuộc hai dãy đốt đèn cồn cho 2 nhóm tiến hành làm TN
GV: Nhắc nhở khi các nhóm làm xong thí nghiệm, nhớ tắt đèn cồn.
GV: Lưu ý các nhóm trong quá trình làm thí nghiệm phải chú ý quan sát và ghi lại các hiện tượng xảy ra.
GV: Nhận xét, rút kinh nghiệm.
I. Một số quy tắc an toàn
Cách sử dụng một số dụng cụ hoá chất trong phòng thí nghiệm
II. Thí nghiệm
TN 1:
-Dùng thìa lấy hoá chất lấy một ít lưu huỳnh vào ống nghiệm.
- Lấy một ít parafin vào ống nghiệm
- Cho nước vào cốc thuỷ tinh đặt lên lưới amiăng đun trên đèn cồn.
-Đặt 2 ống nghiệm trên vào cốc parafin. Cho nhiệt kế vào ống nghiệm có parafin, đọc nhiệt kế khi parafin vừa nóng chảy.
Quan sát trả lời câu hỏi:
1.Parafin nóng chảy khi nào? Nhiệt độ nóng chảy là bao nhiêu?
2. Khi nước sôi lưu huỳnh đã nóng chảy chưa?
3. So sánh nhiệt độ nước của Parafin và của lưu huỳnh
TN 2:
Cho hỗn hợp vào nước khuấy
Lọc lấy cát riêng
DD đem làm bay hơi thu được muối
1.DD trước khi lọc có hiện tượng gì?
2. DD sau khi lọc có chất nào?
3. Chất nào còn lại trên giấy lọc?
4. Lúc bay hơi nước được chất gì?
III. Cuối tiết thực hành
- Đem dụng cụ đi rửa
- Sắp xếp lại hoá cụ, dụng cụ.
4. Củng cố - Dặn dò
-Làm bài thu hoạch
-Xem trước “Nguyên tử”
TUẦN 3
Tiết 5
NGUYÊN TỬ
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé, chung hoà về điện và tạo ra chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi e mang điện tích âm. Electron có điện tích nhỏ nhất ghi bằng dấu (-)
-Biết được hạt nhân nguyên tử tạo bởi Pr &nơtron. Pr có điện tích ghi bằng dấu (+) còn nơtron không mang điện tích. Những nguyên tử cùng loại có cùng P.
-Biết số P = e trong nguyên tử. E luông chuyển động và sắp xếp thành lớp nhờ e mà nguyên tử có khả năng liên kết.
2.Kỹ năng
Rèn kỹ năng quan sát và tư duy cho HS
3. Thái độ
Cơ sở hình thành thế giới quan KH và tạo cho HS hướng thú học bộ môn.
B. CHUẨN BỊ :
Sơ đồ nguyên tử : H, O, Na
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
- Giới thiệu :
- Bài giảng :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bổ sung
GV: Yêu cầu HS lấy VD về vật tự nhiên và vật nhân tạo
GV: Chất tạo nên vật còn cái gì tạo nêân chất?
HS: Nguyên tử
GV: Nguyên tử hình dạng kích thước như thế nào ?
GV: Hạt nhân nguyên tử được tạo nên từ những hạt chủ yếu nào?
HS: Trả lời dựa vào SGK
GV: Giới thiệu các hạt trong nguên tử
GV: Yêu cầu HS làm BT3 SGK tr 15
HS: Tiến hành làm bài tập.
GV: Yêu cầu HS nêu được sự tạo thành các lớp e của nguyên tử.
GV: Cho HS làm các BT 1,2,3,4,5 SGK
HS: Tiến hành làm theo hướng dẫn
I. Nguyên tử là gì?
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé, trung hoà về điện.
Nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương, vỏ tạo bởi những e mang điện tích âm.
II. Hạt nhân nguyên tử
Hat nhân nguyên tử tạo bởi proton & nơ tron. Proton ký hiệu là P mang dấu (+) số P bắng số e. Nơtron khong mang điện ký hiệu là n
III. Lớp elctron
Trong nguyên tử e luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số e nhất định.
VD: Oxi
Lớp 1 có 2e
Lớp 2 có 6e
VD : Natri
Lớp 1 có 2e
Lớp 2 có 8e
Lớp 3 có 1e
4. Củng cố :
-Nguyên tử là gì?
-Phần nhân của nguyên tử gồm những loại hạt nào ?
5. Dặn dò :
Về nhà học thuộc bài
Làm các bài tập trong SBT
Tiết 6
NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (2 tiết)
Tiết 1
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Hiểu được nguyên tố hoá học là những nguyên tố cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
-Biết được ký hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố
-Biết cách ghi đúng và nhớ kí hiệu của một số nguyên tố.
-Biết được thành phần khối lượng của nguyên tố có trong vỏ trái đất là không đồng đều và oxi là nguyên tố phổ biến nhất.
2.Kỹ năng
Rèn kỹ năng viết ký hiệu hoá học, biết sử dụng thông tin tư liệu để phân tích tổng hợp giải thích vấn đề.
B. CHUẨN BỊ :
Tranh vẽ hình 1.8 SGK
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
-Nguyên tử là gì?
-Phần nhân của nguyên tử gồm những loại hạt nào ?
3. Bài mới :
- Giới thiệu :
- Bài giảng :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bổ sung
GV: Yêu cầu HS n/c phần I SGK
GV: Cho HS xem 1g nước cất
-Trong 1g nước cất có những loại nguyên tử nào?
-Số nguyên tử từng loại là bao nhiêu?
-Nếu lấy một lượng nước lớn hơn nữa thì số lượng oxi và hidro như thế nào?
GV: Sử dụng bảng 1 trang 43
Hãy đọc những nguyên tử có p bằng 8 và 13
Hạy nêu số p có trong hạt nhân của nguyên tử Mg,P,Br
GV: Một nguyên tố có số p như thế nào?
GV: Cho HS n/c phần 2 SGK
GV: người ta dựa vào đâu để viết ký hiệu hoá học?
HS : Trả lời
GV: Một ký hiệu hoá học tượng trưng cho điều gì?
GV: Nguyên tử cacb & canxi có cùng chữ C dùng cách nào để phân biệt?
GV: Làm cách nào để biểu diễn 3 nguyên tử O, 5 nguyêntử Fe
GV: Cho HS làm bài tập 3 SGK
GV: Yêu cầu HS n/c phần III
HS : Nghiên cứu thong tin
GV: treo hình 1.6 SGK
hiện nay có bao nhiêu nguyên tố chúng phân bố trên vỏ trái đất như thế nào?
Oxi chiếm bao nhiêu phần trăm trên vỏ trái đất?
GV: Nguyên tố nào cầu thiết cho đời sống sinh vật?
HS: Thảo luận và trả lời.
I. Nguyên tố hoá học là gì?
1. Định nghĩa
Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân. Số p là số đặc trưng của nguyên tố.
2. Ký hiệu hoá họcKý hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố và biểu diễn một nguyên tử của nguyên tố.
II. Có bao nhiêu nguyên tố hoá học.
Có 110 nguyên tố hoá học, oxi là nguyên tố phổ biến nhất.
4. Củng cố :
-Định nghĩa nguyên tố hoá học, ký hiệu hoá học?
-Có bao nhiêu nguyên tố hoá học ?
5. Dặn dò :
Về nhà học thuộc bài
Làm các bài tập còn lại
Tiết 7
NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (2 tiết)
Tiết 2
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Hiểu được nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
-Biết mỗi dvC = 1/12 nguyên tử khối cacbon.
-Biết mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
2.Kỹ năng
Rèn kỹ năng tìm NTK khi biết tên nguyên tố.
Xác định tên và kí hiệu nguyên tố khi biết nguyên tử khối.
Rèn kỹ năng tính toán.
B. CHUẨN BỊ :
Bảng 1 tr 42
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
-Định nghĩa ký hiệu nguyên tố hoá học?
-Có bao nhuiêu nguyên tố hoá học?
3. Bài mới :
- Giới thiệu :
- Bài giảng :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bổ sung
GV: Khối lượng của một nguyê tử trong một một nguyên tố hoá học như thế nào?
HS : Rất nhỏ
GV: Bằng bao nhiêu nó có tiện lợi trong việc tính toán không?
HS: Trả lời
GV: Muốn tiện lợi người ta làm như thế nào?
GV: Đơn vị cacbon có khối lượng bằng bao nhiêu khối lượng nguyên tử cacbon
HS: Bắng 1/12 khối lượng cacbon.
Số
C = 12 đvC ; H = 1đvC
O = 16 đvC ; Ca = 40 đvC
GV: Các giá trị này chỉ cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử.
GV: Hãy so sánh Mg và Cu nặng nhẹ hơn bao nhiêu lần?
HS : Tiến hành làm
GV: Khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon chỉ khối lượng tương đối giữa các nguyên tử ---> người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối
GV: Vậy nguyên tử khối là gì?
HS: Trả lời
GV: Hãy cho biết nguyên tử khối của Fe, S ?
GV: Cho HS làm bài tập 6 SGK
HS: Tiến hành làm bài tập như hướng dẫn.
II. Nguyên tử khối
Một đơn vị các bon bằng khối lượng 1/12 nguyên tử cacbon.
Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị các bon.
Mỗi nguyêntố có một nguyên tử khối riêng biệt.
4. Củng cố :
-Nguyên tử khối là gì?
-Đơn vị cacbon là gì?
5. Dặn dò :
Về nhà học thuộc bài
Làm các bài tập còn lại
Tiết 8
ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT – PHÂN TỬ (2 tiết)
Tiết 1
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Hiểu được đơn chất là chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học, hợp chất là chất tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học tạo lên.
-Phân biệt được đơn chất kim loại, phi kim.
-Biết được trong một mẫu chất các nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau.
2.Kỹ năng
Rèn kỹ năng biết sử dụng thôn tin, tư liệu để phân tích, tổng hợp, giải thích vấn đề sử dụng ngôn ngữ hoá học cho chính xác đơn chất hợp chất.
B. CHUẨN BỊ :
Tranh vẽ hình 1.10, 1.11, 1.12, 1.13 SGK
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
Làm BT 4, 5 SGK trang 20
3. Bài mới :
- Giới thiệu :
- Bài giảng :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bổ sung
GV: Khí H2 , S, Na, Al đều được tạo nên từ các nguyên tố hoá học tương ứng là H , S, Na, Al … chúng được gọi là đơn chất
GV: Các em hiểu thế nào là đơn chất?
HS: Nghiên cứu thông tin thảo luận trả lời câu hỏi
GV: Hãy kể tên một số kim loại và nêu tính chất vật lý chung của chúng? Các kim loại đó do nguyên tố hoá học nào tạo nên?
HS: Trả lời
GV: Thường những chất không dẫn điện, nhiệt là những chất gì?
HS: Quan sát hính 1.10, 1.11
GV: Các phân tử kim loại trong đơn chất sắp xếp như thế nào? Và trong phi kim như thế nào?
HS: Dựa vào hình và thông tin trả lời
GV: Nước, muối được tạo nên từ những nguyên tố hoá học nào?
HS: Trả lời
GV: Đường được tạo nên từ những nguyên tố hoá học nào? Có hai loại hợp chất hữu cơ và vô cơ
HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi
GV: Những chất trên gọi là hợp chất. Vậy hợp chất là gì?
GV: Cho HS quan sát hính 1.12, 1.13 trong phân tử nước H & O gắn với nhau như thế nào?
HS: Theo trật tự nhất định
GV: Hợp chất cấu tạo như thế nào?
I. Đơn chất
1. Đơn chất là gì?
Đơn chất là chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học
-Kim loại đơn chất đều có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt.
-Phi kim đơn chất không có tính chất trên.
2. Đặc điểm cấu tạo
Trong đơn chất kim loại có các phân tử xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.
Trong đơn chất phi kim các nguyên tử liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2.
II. Hợp chất
1. Hợp chất là gì?
Hợp chất là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố trở lên
VD:
NaCl ; H2O ;
C2H5OH ; C6H12O6
2. Đặc điểm cấu tạo
Trong hợp chất nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỷ lệ & theo một thứ tự nhất định.
4. Củng cố :
BT 1,2 SGK tr 25
5. Dặn dò :
Về nhà học thuộc bài
Xem trước phần III phân tử
TUẦN 5
Tiết 9
ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT – PHÂN TỬ (2 tiết)
Tiết 2
A.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Hiểu được phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện nay đủ tính chất hóa học của chất, các phân tử của một chất thì đồng nhất giống nhau. Phân tử khối là khối lượng phân tử tình bằng đvC.
-Biết cách xác định phân tử khối.
-Biết được một chất có thể ở 3 trạng thái. Ơû thể hơi các hạt hợp thành rất xa nhau.
2.Kỹ năng
Rèn kỹ năng tính toán, biết sử dụng hình vẽ.
B. CHUẨN BỊ :
Tranh vẽ hình 1.14 a, b, c SGK
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
-Thế nào là đơn chất thế nào là hợp chất?
-HS làm bài tập 1 SGK
3. Bài mới :
- Giới thiệu :
- Bài giảng :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bổ sung
GV: H2, O2 , H2O trong thành phần của chúng gồm mấy nguyên tố? Là những nguyên tố nào?
HS:Trả lời
GV; Mỗi hạt phân tử đó nó có những đặc tính như thế nào? Có giống chất nó tạo nên không?
HS: Trả lời
GV: Những tính chất hóa học của phân tử có giống tính chất hóa học của chất không?
HS: Trả lời
GV: Khi đem làm thí nghiệm hoặc nghiên cứu người ta có can đem khối lượng lớn làm không? Hay chỉ đem những phân tử đi?
HS: Trả lời
GV: Vậy phân tử là gì?
GV: Nguyên tử khối là gì?
Phân tử khối là gì?
GV: Nước tự nhiên ở thể gì?
Khi đun sôi chúng như thế nào?
Khi làm lạnh chúng như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Vậy chất thường tồn tại ở mấy trạng thái?
III. Phân tử
1. Định nghĩa
Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyện tử liên kết với nhau và thể hiện nay đủ tính chất hóa học của chất.
-Với đơn chất kim loại nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử.
2. Phân tử khối
Cũng như nguyên tử khối
Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon.
IV. Trạng thái của chất
Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt là phân tử hay nguyên tử. Tùy điều kiện một chất có thể ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí. Trạng thái khí hạt rất xa nhau.
4. Củng cố :
-Phân tử là gì? PTK là gì?
-HSlàm BT 4,5 SGK
5. Dặn dò :
Về nhà học thuộc bài
Làm các bài tập còn lại
Tiết 10
THỰC HÀNH 2
SỰ LAN TỎA CỦA CHẤT
A.MỤC TIÊU
-HS nhận thấy sự chuyển động của phân tử chất ở thể khí & chất trong dd.
-Rèn kỹ năng sử dụng một số dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm.
B. NỘI DUNG
1. Sự khuếch tán của phân tử chất ở thể khí : amoniac
2. Sự khuếch tán của phân tử chất trong dd thuốc tím.
C. CHUẨN BỊ
-Hóa chất : Giấy quỳ, dd amoniac, dd KMnO4
-Dụng cụ : cốc thủy tinh, ống nghiệm ...
D. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Thí nghiệm 1 : Sự khuếch tán của amoniac
GV: hướng dẫn HS làm các công việc cụ thể
-Thử xem dd amoniac còn tốt không : Dùng đũa thủy tinh nhúng amoniac chấm vào quỳ tím xem nó có chuyển màu không?
-Tiếp tục thử nút cao su xem có vừa miệng không, cho quỳ tím ẩm vào đáy ống nghiệm.
-Lấy bông thấm dd amoniac để vào gần miệng ống nghiệm, đậy nút cao su. Quan sát giải thích hiện tượng.
2. Thí nghiệm 2 : Sự khuếch tán của KMnO4
GV: Hướng dẫn HS làm
-Cho nước vào khoảng 1/3 cốc
-Dùng ống nhỏ giọt lấy dd KMnO4 rót vào cốc thủy tinh
Quan sát hiện tưỡng, giải thích trả lời câu hỏi.
-Sự khuếch tán là gì?
-Khoảng cách giữa các phân tử ở trạng thái rằn, lỏng, khí như thế nào?
-Quan sát giải thích các thí nghiệm ở TN 1,2
E. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT
-Nhận xét, đánh giá tinh thần làm việc của HS
-Khen thưởng những nhóm làm thí nghiệm thành công & sửa chữa những lỗi nếu có. Phê bình những nhóm chưa đạt và yêu cầu làm vệ sinh.
F. DẶN DÒ :
Về nhà học lại các bài
Chuẩn bị bài luyện tập một.
TUẦN 6
Tiết 11
BÀI LUYỆN TẬP 1
A.MỤC TIÊU
Hệ thống kiến thức về khái niệm cơ bản: chất, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học, phân tử.
Rèn kỹ năng phân biệt chất và vật thể, tách chất ra
File đính kèm:
- Giao an Hoa hoc 8 tron bo.doc