A/Mục tiêu của bài học:
1) Kiến thức: Học sinh biết được :
-Cacbon tạo 2loại oxít tương ứng là CO và CO2.
-CO là oxit không tạo muối , độc , có tính khử mạnh.
-CO2 là oxit axit .
2) Kĩ năng :
-Biết nguyên tắc điều chế khí CO2 trong phòng thí nghiệm và cách thu khí CO2.
-Biết quan sát thí nghiệm qua hình vẽ để rút ra nhận xét.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần18 tiết 34 bài 28 : các oxit của cacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần18 Tiết 34 Bài 28 : CÁC OXIT CỦA CACBON.
A/Mục tiêu của bài học:
1) Kiến thức: Học sinh biết được :
-Cacbon tạo 2loại oxít tương ứng là CO và CO2.
-CO là oxit không tạo muối , độc , có tính khử mạnh.
-CO2 là oxit axit .
2) Kĩ năng :
-Biết nguyên tắc điều chế khí CO2 trong phòng thí nghiệm và cách thu khí CO2.
-Biết quan sát thí nghiệm qua hình vẽ để rút ra nhận xét.
-Biết sử dụng kiến thức đã biết để rút ra tính chất hoá học của CO và CO2.
-Viết được các PTH chứng tỏ CO có tính khử, CO2có tính chất của một oxit axit.
B/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
-Thí nghiệm điều chế khí CO2trong phòng thí nghiệm bằng bình kíp cải tiến: 1bình kíp, một bình đựng dung dịch NaHCO3 để rửa khí, một lọ có nút để thu khí.
-Thí nghiệm CO2 phản ứng với nươc:Ống nghiệm đựng nước và giấy quì tím.
C/ Tiến trình bài giảng:
1-KTBC : - Nêu các dạng thù hình của cacbon và ứng dụng ?
-Tính hấp phụ và tính chất hoá học của cacbon.viết PTHH minh hoạ?
2-Bài mới : Giới thiệu vào bài.
Hai oxit của cacbon là CO và CO2 có gì giống và khác nhau về thành phần phân tử ,tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng ?
Hoạt đông của thầy và trò
Nội dung
- GV nêu vấn đề đông thời đặt câu hỏi để học sinh nhớ lại một số phản ứng đã biết. Ngoài ra GV cho HS quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm chứng tỏ tính chất của cacbon oxit. Yêu cầu HS đọc bài để biết thêm thông tin.
-HS tự đọc sách GK để biết tính chất vật lí của CO là oxit trunh tính.
-HS nhớ lại phản ứng khử oxit sắt trong lò cao,viết PTHH. HS quan sát hình vẽ 3.11 sgk mô tả thí nghiệm CO khử CuO để viết được PTHH và điều kiện phản ứng. HS xác định vai trò của khí CO để thấy rõ CO là chất khử.
Hiện tương: Có chất rắn xuất hiện, nước vôi trong vẩn đục.
-HS kết luận: Ở nhiệt độ cao, CO có tính khử mạnh.
-HS nêu một số ứng dụng của khí CO và xem ở bài học để có thêm thông tin về một số ứng dụng của khí CO.
Hoạt động của GV:
-HS biết về cacbon đioxit khi học tính chất hoá học của oxit axit( chướng), do đó GV yêu cầu HS tự nêu tính chất và viết PTHH minh hoạ.
Tuy nhiên đây là bài riêng về CO2 nên GV cho HS quan sát một số thí nghiệm biểu diễn để HS quan sát hiện tưọng, giải thích và rút ra kết luận.
-Làm thí nghiệm biểu diễn: Điều chế CO2 bằng bình Kíp cải tiến, dẫn khí CO2vào nước có giấy quì tím,sau đó đun nóng nhẹ.
Hoạt đông của HS:
Suy đoán tính chất hoá học của CO2 từ: tính chất của oxit axit và các phản ứng đã biết, qua quan sát thí nghiệm. Nêu ví dụ và viết PTHH.
-Nêu hiện tượng và giải thích: Khi dẫn khí CO2 sục vào nước có quì tím, giấy quì chuyển sang màu đỏ nhạt do phản ứng tạo thành axit H2CO3. Khi đun nóng ( hoặc để một thời gian ), giấy quì tím trở thành màu
tím do H2CO3 bị phân huỷ thành CO2 bay ra khỏi dung dịch.
Rút ra nhận xét: H2CO3 là axit yếu không bền.
-HS nhận xét : Có phản ứng của CO2 với dung dịch NaOH tạo ra sản phẩm khác nhau:
I/ Cacbon oxit .
-Công thúc phân tử: CO
-Phân tử khối:28
1) tính chất vật lí: CO là chất khí không màu ,không mùi , ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí rất độc.
2) Tính chất hóa học:
*CO là oxit trung tính: Ở điều kiện thường CO không tác dụng với nước với kiềm và axit.
*CO là chất khử: Ở nhiệt độ cao , CO khử được nhiều oxit kim loại.
VD: CO + CuO Cu + CO2
( đen ) ( đỏ)
CO + Fe3O4 Fe + CO2
CO cháy trong oxi hoặc trong không khí với ngọn lửa màu xanh toả nhiều nhiệt.
CO + O2 CO2
3) Ứng dụng: Khí CO có nhiều ứng dung trong công nghiệp: CO được dùng làm nhiên liệu,chất khử...Ngoài ra, CO được dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp hoá học.
II/ Cacbon đi oxit :
-Công thức phân tử: CO2
-Phân tử khối: 44
1) Tính chất vật lí:
CO2 là chất khí , không màu , không mùi , nặng hơn không khí; CO2 không duy trì sự sống và sự cháy; CO2 bị nén và làm lạnh thì hoá rắn.
2-Tính chất hoá học :
a-Tác dụng với nước
CO2 tác dụng với nước tạo thành axit
CO2 + H2O à H2CO3
b-Tác dụng với bazơ
CO2 tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
CO2 +2NaOH à Na2CO3 + H2O
1mol 2mol
CO2 +NaOH à Na2 HCO3
1mol 1mol
c -tác dụng với oxit bazơ
CO2 + CaO àCaCO3
CO2 có nhũng tính chất hoá học của oxit axit
3- Ứng dụng :
chữa cháy
sản xuất phân
D - Củng cố – dặn dò :
1- Củng cố :
- Trình bài tính chất hoá học của CO
- Trình bài tính chất hoá học của CO2
-Em hãy nêu ứng dụng của CO, CO2
-Trình bài tính chất vật lí của CO, CO2
2- Dặn dò : Đọc mục Em có biết
-làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK tr87.
-Soạn bài mới : Axit cacbonic và muối cacbonat .
File đính kèm:
- Tiet 34.doc