Bài kiểm tra học kì I - Môn Ngữ văn 12
Câu 1(1đ):Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên.
Câu 2(2đ): Tóm tắt truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ “ của Tô Hoài ( từ15 đến 20 dòng)
Câu 3(7đ):Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ xung quanh sự kiện “nhặt vợ” củaTràng trong tác phẩm “Vợ nhặt “ của Kim Lân.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
-Những năm 1958-1960,nhà nước ta vận động nhân dân miền xuôi đi xây dựng vùng kinh tế mới Tây Bắc. bài thơ “Tiếng hát con tàu “ của Chế Lan Viên ít nhiều gợi hứng từ sự kiện kinh tế –xã hội đó.
-Tuy nhiên ,về cơ bản bài thơ là là khúc hát về lòng biết ơn ,về tình yêu và sự gắn bó với nhân dân ,với đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình.
Câu 2:
Học sinh tóm tắt theo cốt truyện
Câu 3:
-Là một người từng trải ,bà cụ Tứ có tấm lòng thật đáng quý .Trước sự việc quá bất ngờ liên quan đến con trai, quá trình tâm lí ở nhân vật này diễn ra khá phức tạp.Cũng như con trai ,bà cụ Tứ bước chân vào nhà trong sự ngỡ ngàng.bà ngỡ ngàng trước một hiện thực dường như không hiểu được .sự ngỡ ngàng của bà cụ Tứ được khơi sâu liên tiếp bằng những câu nghi vấn .
-Thế nhưng rồi từ sự ngỡ ngàng ,bà cụ cũng hiểu ra.bà lão “cúi đầu nín lặng”.Sự nín lặng của niềm xót xa ,của nỗi lo lẫn niềm thương yêu trong lòng người mẹ nghèo khổ .rồi bà hờn tủi “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi ,. còn mình thì.”
Bà lo lắng “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?.
Bà cảm thấy khổ tâm “Kể ra có,làm được dăm ba mâm thì phải đấy ,nhưng nhà mình nghèo cũng chả ai chấp nhặt chi lúc này”.
Bao lo lắng ,cuối cùng dồn tụ trong câu nói đầy thương yêu của người mẹ: “Chúng mày lấy nhau lúc này ,u thương quá. “.
File đính kèm:
- DE 4.doc