Câu 1: Có thể xác định điện trở của một dây dẫn bằng các dụng cụ nào sau đây ?
A. A. Ampe kế và vôn kế.
B. Ampe kế.
C. Công tơ điện.
D. Vôn kế.
Câu 2: Công suất định mức của mỗi dụng cụ điện cho biết ?
A. Năng lượng của dòng điện qua dụng cụ đó.
B. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện qua dụng cụ đó.
C. Các loại tác dụng mà dòng điện gây qua ra ở dụng cụ đó.
D. Điện năng dụng cụ đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.
Câu 3: Kết quả thí nghiệm Ơ-xtet cho ta biết điều gì sau đây ?
A. A. Dòng điện có tác dụng hoá.
B. Dòng điện có tác dụng nhiệt.
C. Dòng điện có tác dụng từ.
D. Dòng điện có tác dụng quang.Câu 4: Cầu chì lắp vào mạch điện có tác dụng ?
A. A. Dẫn điện.
B. Tự động ngắt mạch điện khi cường độ dòng điện tăng cao đột ngột.
C. Nên mắc ở trước dụng cụ tiêu thụ điện về phía cực dương.
D. Cả A , B và C đều đúng.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra học kỳ I môn: Vật lý - Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên ..........................................................................
Lớp ..........
Trường ................................................................................
bài kiểm tra học kỳ i
năm học 2008 - 2009
Môn: vật lý - Lớp 9
Thời gian làm bài 45 phút – Không kể thời gian giao đề.
Nội dung đề:
I/ Trắc nghiệm khách quan ( 6 điểm ).
Khoanh tròn vào một chữ cái trước phương án trả lời đúng trong các câu sau
Câu 1: Có thể xác định điện trở của một dây dẫn bằng các dụng cụ nào sau đây ?
Ampe kế và vôn kế.
Ampe kế.
Công tơ điện.
Vôn kế.
Câu 2: Công suất định mức của mỗi dụng cụ điện cho biết ?
Năng lượng của dòng điện qua dụng cụ đó.
Mức độ mạnh, yếu của dòng điện qua dụng cụ đó.
Các loại tác dụng mà dòng điện gây qua ra ở dụng cụ đó.
Điện năng dụng cụ đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.
Câu 3: Kết quả thí nghiệm Ơ-xtet cho ta biết điều gì sau đây ?
Dòng điện có tác dụng hoá.
Dòng điện có tác dụng nhiệt.
Dòng điện có tác dụng từ.
Dòng điện có tác dụng quang.
Câu 4: Cầu chì lắp vào mạch điện có tác dụng ?
Dẫn điện.
Tự động ngắt mạch điện khi cường độ dòng điện tăng cao đột ngột.
Nên mắc ở trước dụng cụ tiêu thụ điện về phía cực dương.
Cả A , B và C đều đúng.
Câu 5: Công thức nào sau đây không phải là công thức tính điện trở tương đương của
đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp hoặc mắc song song ?
R = R1 + R2
Câu 6: Khi hoạt động, động cơ điện chuyển hoá năng lượng từ dạng
điện năng thành cơ năng.
điện năng thành hoá năng.
cơ năng thành điện năng.
hoá năng thành điện năng.
Câu 7: Một dây dẫn điện khi gập đôi lại thành một dây dẫn thì điện trở của nó sẽ
tăng gấp đôi.
giảm đi bốn lần.
không thay đổi.
giảm đi một nửa.
Câu 8: Mắc mạch điện có đoạn hình ống dây ( Hình 1 ), khi đóng
khoá K, đường sức từ trong lòng ống dây có chiều đi từ
đầu B sang đầu A.
đầu A sang đầu B.
dưới lên.
trên xuống.
Câu 9: Hai nam châm vĩnh cửu đặt gần nhau chúng sẽ tương tác với nhau theo trường
hợp nào sau đây ?
Hút nhau nếu hai từ cực cùng tên gần nhau.
Đẩy nhau nếu hai từ cực khác tên gần nhau.
Hút nhau nếu hai từ cực khác tên gần nhau.
Tất cả các trường hợp trên đều đúng.
Câu 10: Một đoạn dây dẫn thẳng treo trong từ trường của nam châm
hình chữ U, có chiều dòng điện như hình 2. Dưới tác dụng của lực điện từ, dây dẫn sẽ dịch chuyển
lên trên.
xuống dưới.
ra phía ngoài.
vào phía trong.
Câu 11: Trên một bóng đèn có ghi 220V – 55W, cường độ định mức của bóng đèn là
0,25A.
0,5A.
2A.
4A
Câu 12: Với các qui ước và ký hiệu đã học, ở hình 3, hình vẽ nào đúng?
Hình a.
Hình b.
Hình c.
Hình d.
I/ Trắc nghiệm tự luận ( 4 điểm )
Câu 13: Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức và điện trở lần lượt là: U1 = 3V;
U2 = 4,5V và R1 = 6W ; R2 = 3W. Cần mắc hai đèn này cùng với một biến trở vào hiệu điện thế U = 7,5V để hai đèn này cùng sáng.
Em hãy phân tích và vẽ sơ đồ mạch điện thoả mãn yêu câu nói trên.
Câu 14: Trên một nồi cơm điện có ghi 220V – 600W . Mắc nồi cơm điện này vào hiệu
điện thế có trị số đúng bằng hiệu điện thế định mức của nó.
a) Tính điện trở định mức của nồi cơm điện đó.
b) Tính tiền điện phải trả trong 1 tháng (30 ngày ) nếu mỗi ngày dùng nồi cơm điện trung bình 1,5 giờ và giá 1kWh là 770đồng.
Bài giải các câu 13 và 14
Họ và tên .......................................................................... Tờ 2
đáp án và biểu điểm chấm
bài kiểm tra học kỳ I năm học 2008 - 2009
Môn: Vật lý – Lớp 9
**********************************
I/ Trắc nghiệm khách quan ( 6 điểm ): Mỗi câu cho 0,5 điểm:12câu x 0,5đ = 6 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
a
d
c
d
b
A
b
a
c
d
a
b
II/ Trắc nghiệm tự luận ( 4 điểm )
Câu 13 ( 2 điểm ): + Fân tích:
- Vì: U > U1 ; U2 nên không thể mắc hai bóng đèn song song với nhau vào mạch có hiệu điện thế đó được, mặt khác ta thấy: U1 + U2 = 3 + 4,5 = 7,5 ( V ) = U
nên hai đèn mắc nối tiếp. . cho 0,5 điểm
- Cường độ dòng điện của mạch: (A)
Cường độ định mức của các bóng đèn:
( A ) ; ( A ) ..... cho 0,5 điểm
- I I1 nên đèn 1 có thể cháy. Cần fải làm giảm cường độ qua đèn 1. Vậy để hai đèn cùng sáng cần fải mắc biến trở song song với đèn 1.
. cho 0,5 điểm
+ Vẽ đúng sơ đồ ...................... cho 0,5 điểm
( Nếu HS vẽ biến trở song song với đèn 2 thì không cho điểm )
Câu 14 ( 2 điểm )
- Tóm tắt đầu bài đúng cho 0,25 điểm
a) Điện trở định mức của nồi cơm điện đó là
Từ: P = U2 : R ị R = U2: P = 2202 : 600 ≈ 80,7 ( W ) . cho 0,5 điểm
b) Điện năng tiêu thụ của nồi cơm điện trong 30 ngày là
A = P .t = 0,6 .( 1,5.30 ) = 27 ( KWh ) . cho 0,5 điểm
Tiền điện fải trả khi sử dụng nồi cơm điện đó là:
T = 27 KWh x 770đ = 20 790 đồng . cho 0,5 điểm
- Ghi đáp số cho 0,25 điểm
Tổng 10 điểm
Ghi chú:- Fần TNKQ nếu HS khoanh 2 đáp án trở lên, dù có đáp án đúng cũng không
cho điểm
Fần TNTL nếu HS trình bày cách giải khác mà đúng thì vẫn cho điểm.
Với những bước có công thức mà HS không đưa ra công thức hoặc chỉ ghi công thức, không thay số vẫn có kết quả đúng thì cũng không cho điểm.
File đính kèm:
- KTKI 08 09 DeDA.doc