Bài kiểm tra môn: Vật lí 7 thời gian : 45 phút

Câu 1 : Ta nhìn thấy một vật khi nào ?

A. Khi vật đó ở trước mắt ta. B. Khi có ánh sáng chiếu vào vật.

C. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. D. Khi vật đó phát ra ánh sáng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra môn: Vật lí 7 thời gian : 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề kiểm tra 1 tiết NDKT Cấp độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nhận biết ánh sáng, định luật truyền thẳng của ánh sáng, định luật phản xạ ánh sáng 4 câu KQ (1,2,3,4) 2 đ 3Câu KQ (7,8,11) 1 TL (1b) 2 đ+ 1 đ 2TL (1c) 1 đ 61% 6 đ 1. Điều kiện nhìn thấy một vật 2. Nhận biết nguồn sáng , vật sáng. 3. Phân biệt hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. 7,8. Vận dụng định luật luật phản xạ ánh sáng. 11 .Định luật truyền thẳng của ánh sáng. Câu 1b : Vẽ tia phản xạ dựa vào định luật phản xạ ánh sáng hoặc tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng Câu 1c : Vẽ tia phản xạ ( Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng) . Tính chất của ảnh tạo bởi các loại gương , ứng dụng của các loại ( gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm) 3 Câu KQ (5,6,7) 1,5 đ 1 TL (1a) 1đ 1 Câu KQ (9) 1 TL(2) 0,5đ 1 đ 39% 4 đ 4. Sự thay đổi vùng nhìn thấy của gương. 5.Nhận biết tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm 6. Nhận biết tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm 10.Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng Câu 1a : Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng 9. Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng . Câu 2:(TL) Vận dụng sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm giải thích ứng dụng của gương cầu lõm) Cộng 35% 7 câuTNKQ 3,5 đ 40% 3 câu TNKQ + 2 TL 2 đ 2 đ 25% 2câu TNKQ 2TL 0,5 đ 2 đ 100%15 câu 6 đ 4 đ Phòng GD&ĐT TP BÀI KIỂM TRA Trường THCS Môn: Vật lí 7 Thời gian : 45 phút Phần I: Trắc Nghiệm Khách quan Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách viết chữ cái đầu câu vào bài làm trong các câu sau đây : Câu 1 : Ta nhìn thấy một vật khi nào ? A. Khi vật đó ở trước mắt ta. B. Khi có ánh sáng chiếu vào vật. C. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. D. Khi vật đó phát ra ánh sáng. Câu 2: Trong các vật sau đây vật nào không phải là vật sáng ? A. Mặt Trăng đêm rằm. B . Bông hoa màu đỏ. C . Tờ giấy màu đen. D . Tất cả các vật trên. Câu 3 : Đứng trên mặt đất trường hợp nào sau đây ta thấy có nhật thực ? Ban đêm khi Mặt Trời bị nữa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng của Mặt Trời không đến được nơi ta đứng . Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng. Ban đêm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng . D. Ban ngày khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến nơi ta đứng Câu 4 : Khi mắt càng xa gương thì vùng nhìn thấy của gương: A. Càng mở rộng ra. B. Càng thu hẹp lại. C. Phụ thuộc vào số lượng vật đặt trước gương. D. Không đổi . Câu 5 : Ảnh tạo bởi gương cầu lõm có những tính chất nào sau đây ? A. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật B. Ảnh ảo, lớn hơn vật . C. Ảnh ảo , bằng vật. D. Có thể có tính chất A hoặc B hoặc C Câu 6 :Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất nào sau đây ? A.Lớn gấp đôi vật. B.Bằng vật. C.Lớn hơn vật D.Nhỏ hơn vật Phần II . Tự luận. Câu 7: phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng, Câu 8: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Câu 9: So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với gương phẳng có cùng kích thước. Câu 10 : a) Hãy vẽ ảnh của vật AB cho như ở hình vẽ 1 dưới đây : b) Hãy vẽ tia phản xạ ,dùng các kí hiệu quy ước để xác định góc tới, góc phản xạ trong trường hợp cho ở hình 2 dưới đây : Hình 1 Hình 2 c. Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua 1 điểm A cho trước như hình vẽ 3 Hình 3 Câu 11 : Hãy giải thích vì sao có thể dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để nung nóng một vật đặt ở vị trí thích hợp trước gương. Đáp án và biểu điểm Phần I. Trắc Nghiệm Khách quan (3 điểm ) I. (4,5 điểm) ( Mỗi câu đúng 0,5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C C D B B D Phần II: Tự luận. ( 7 điểm) Câu 7:Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. (1đ) Câu 8: Định luật phản xạ ánh sáng:(1đ) -Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. -Góc phản xạ bằng góc tới Câu 9:Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.(1đ) Câu 10: Vẽ đúng, đầy đủ các kí hiệu được mỗi hình được 1 điểm a) ( 1 đ) b) ( 1 đ) i’ = i= 45° i' i c) (1đ) Câu 11 : (1đ) Có thể dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt trời để nung nóng một vật trước gương vì : Mặt Trời ở rất xa chúng ta nên chùm sáng từ Mặt Trời chiếu đến gương được xem như là chùm sáng song song, sẽ cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương . ánh sáng Mặt Trời có nhiệt năng nên vật đặt ở chỗ có ánh sáng hội tụ sẽ nóng lên. (1đ)

File đính kèm:

  • docde kiem tra 1 tietco dap an ma tran.doc
Giáo án liên quan