Bài kiểm tra vật lí 9 thời gian 45 phút - Số 2

Câu 1: Trong máy phát điện xoay chiều:

 A. Phần quay là stato phần đứng yên là rôto.

 B. Khung dây là rôto và nam châm là stato .

 C. Tuỳ từng trường hợp khung dây và nam châm có thể là rôto hoặc stato.

 D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Máy biến thế không hoạt động được với hiệu điện thế nào?

 A. Hiệu điện thế một chiều B. Hiệu điện thế nhỏ

 C. Hiệu điện thế lớn D. Hiệu điện thế xoay chiều

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra vật lí 9 thời gian 45 phút - Số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra vật lí 9 Thời gian 45 phút - Số 2 Họ và tên: Lớp: Điểm: Lời phê của giáo viên: I. Trắc nghiệm khách quan : 3đ Câu 1: Trong máy phát điện xoay chiều: A. Phần quay là stato phần đứng yên là rôto. B. Khung dây là rôto và nam châm là stato . C. Tuỳ từng trường hợp khung dây và nam châm có thể là rôto hoặc stato. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2: Máy biến thế không hoạt động được với hiệu điện thế nào? A. Hiệu điện thế một chiều B. Hiệu điện thế nhỏ C. Hiệu điện thế lớn D. Hiệu điện thế xoay chiều Câu 3: Khi chiếu một chùm tia sáng đến mặt nước. Hiện tượng nào sau đây có thể không xảy ra: A. Hiện tượng phản xạ ánh sáng. B. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. C. Hiện tượng tán xạ ánh sáng. D. Cả hai hiện tượng ở A và B. Câu 4: Câu nào sau đây là sai khi nói về tính chất của thấu kính hội tụ? A. Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló truyền thẳng B. Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló truyền thẳng C. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm D. Cả câu A và B đều đúng Câu 5: Dùng một thấu kính phân kì hứng ánh sáng Mặt Trời. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chùm tia ló là chùm sáng hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. B. Chùm tia ló không giao nhau. C. Chùm tia ló cũng là chùm sáng phân kì. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 6: Điều gì xảy ra ở máy ảnh khi vật tiến lại gần máy ảnh : A. ảnh không thay đổi về kích thước C. ảnh mờ dần B. ảnh nhỏ dần D. ảnh to dần II. Tự luận : 7đ Câu 7: Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều, lấy ví dụ cho mỗi tác dụng. Câu 8: Người ta truyền tải một công suất điện 200 kW bằng một đường dây dẫn có điện trở 10 thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 1 kW. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện. Câu 9: Có một hòn sỏi dưới đáy một bể nước: a) Hãy vẽ đường đi của một tia sáng từ hòn sỏi qua mặt nước truyền đến mắt. b) Chỉ rõ góc tới và góc khúc xạ, so sánh góc tới với góc khúc xạ. Câu 10: Đặt một vật AB có dạng một mũi tên dài 2cm vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 9cm, thấu kính có tiêu cự 6cm. a) Hãy dựng ảnh của vật AB theo đúng tỷ lệ xích, nói rõ đặc điểm của ảnh. b) Tính khoảng cách từ ảnh A’B’ của vật AB tới thấu kính và độ cao của ảnh. B Câu 11: Vẽ ảnh và nêu cách vẽ ảnh của vật AB qua thấu kính phân kỳ sau, đồng thời nêu rõ đặc điểm của ảnh: F F’ O A Câu 12: Dùng một máy ảnh để chụp ảnh một vật AB cao 150cm, đặt cách máy 1,5m. Sau khi tráng phim thì thấy ảnh cao 3cm. Tính khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh. Ma trận Bài kiểm tra vật lí 9 Thời gian 45 phút - Số 2 Cấp độ NT Nội dung KT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Dòng điện xoay chiều, máy PĐ xoay chiều, các tác dụng của dòng điện xoay chiều. 1 (0,5đ) 1 (1đ) 2(1,5đ) Truyền tải điện năng đi xa. Máy biến thế 1 (0,5đ) 1 (1đ) 2(1,5đ) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng, quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. 1 (0,5đ) 1 (1đ) 2(1,5đ) Thấu kính hội tụ, ảnh của một vật tạo bởi TK hội tụ. 1 (0,5đ) 1 (1,5đ) 2(2đ) Thấu kính phân kỳ, ảnh của vạt tạo bởi TK phân kỳ. 1 (0,5đ) 1 (1,5đ) 2(2đ) Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh. 1 (0,5đ) 1 (1đ) 2(1,5đ) Tổng 5(3đ) 5(4đ) 2(3đ) 12(10đ) Đáp án bài Kiểm tra Vật lí 9 Thời gian 45 phút - Số 2 Câu1: (0,5đ) C Câu2: (0,5đ) A Câu3: (0,5đ) C Câu4: (0,5đ) B Câu5: (0,5đ) C Câu6: (0,5đ) D Câu7: (1đ) Dòng điện xoay chiều có các tác dụng là: Tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ. Ví dụ: - Tác dụng nhiệt : Dòng điện xoay chiều chạy qua bàn là làm nóng dây điện trở. - Tác dụng quang : Dòng điện xoay chiều làm sáng bóng đèn của bút thử điện. - Tác dụng từ : Dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây làm cho nó hút được chiếc đinh sắt. Câu 8: (1đ) Từ công thức : Php = Trong đó: P = 200 kW = 200000 W ; Php = 1 kW = 1000 W ; R = 10 M K U = = = 20000 (V) = 20 (kV) Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 10 kV. Câu 9: (1đ) I - Tia tới : SI ; Tia khúc xạ : IM - Pháp tuyến : KN - Góc tới : SIN - Góc khúc xạ : KIM SIN nhỏ hơn KIM Hay góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. ( Mắt ở vị trí M ) N S Câu 10: 1,5đ B’ a) (0,75đ) Vẽ ảnh A’B’ của vật AB: A F O F’ A’ I B A’B’ là ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. b) (0,75đ) Ta có tam giác AOB đồng dạng với tam giác A’OB’: (1) Lại có tam giác IOF’ đồng dạng với tam giác B’A’F’: == (2) Từ (1) và (2) ta có: (3) OA.(OA’ - OF’) = OA’.OF’ 9.(OA’ - 6) = OA’. 6 3. OA’ = 54 OA’ = 18 (cm) Thay OA’ = 18 cm , OA = 9 cm, AB = 2 cm vào (1) ta có: A’B’ = 4(cm) Vậy ảnh A’B’ cách thấu kính 18 cm và cao 4 cm. Câu 11: 1,5đ - Cách vẽ ảnh: 0,5đ + Vẽ tia BO đi qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng. + Vẽ tia BI song song với trục chính cho tia ló kéo dài qua tiêu điểm F, giao của hai tia ló là ảnh B’ của điểm B. + Từ B’ hạ B’A’ vuông góc với trục chính. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh của vật AB. - Vẽ ảnh: 0,5đ B I B’ F O F’ A A’ - Đặc điểm của ảnh: (0,5đ) ảnh A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật AB. B B Câu 12: 1đ A’ B’ O A Ta có BAO đồng dạng B’A’O : A’O = = 3 (cm) . Vậy khoảng cách từ phim đến vật kính là 3 cm.

File đính kèm:

  • docde kiem tra vat lY 945k2doc.doc