I - MỤC TIÊU :
+ Củng cố các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình, chú ý đi sâu ở bước lập phương trình.
Cụ thể : Chọn ẩn số, phân tích bài toán, biểu diễn các đại lượng,
lập phương trình.
+Vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất : toán chuyển động, toán năng suất, toán quan hệ số.
II - CHUẨN BỊ :
+ GV : – bảng phụ ghi đề bài tập.Thước kẻ, phấn màu, bút dạ.
+ HS : –Thước kẻ, phiếu học tập.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Đại số 8 năm học 2008 – 2009 Tiết 51 Giải bài toán bằng cách lập phương trình( tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn Đại số 8 – Năm học 2008 – 2009
Ngày soạn: 21 tháng 2 năm 2009
Ngày dạy : 23 tháng 2 năm 2009
Tuần 25- Tiết 51
Đ6. Giải bài toán bằng cách lập phương trình( tiếp)
I - Mục tiêu :
+ Củng cố các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình, chú ý đi sâu ở bước lập phương trình.
Cụ thể : Chọn ẩn số, phân tích bài toán, biểu diễn các đại lượng, lập phương trình.
+Vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất : toán chuyển động, toán năng suất, toán quan hệ số.
II - Chuẩn bị :
+ GV : – bảng phụ ghi đề bài tập.Thước kẻ, phấn màu, bút dạ.
+ HS : –Thước kẻ, phiếu học tập.
III - Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7 phút)
? Yêu cầu một HS chữa bài tập 48 Tr.11 SBT.
(Đề bài đưa lên bảng phụ )
? Hãy nhận xét bài làm của bạn
GV nhận xét, cho điểm.
Một HS lên bảng chữa bài.
Gọi số kẹo lấy ra từ thùng thứ nhất là x (gói).
ĐK : x nguyên dương, x < 60.
Vậy số gói kẹo lấy ra từ thùng thứ hai là: 3x (gói).
Số gói kẹo còn lại ở thùng thứ nhất là :
60 – x (gói).
Số gói kẹo còn lại ở thùng thứ hai là :
80 – 3x (gói)
Ta có phương trình :
60 – x = 2(80 –3x) 60 – x = 160 – 6x
5x = 100 x = 20 (TMĐK)
Trả lời: Số gói kẹo lấy ra từ thùng thứ nhất là 20 gói.
Hoạt động 2: Ví dụ (20 phút)
GV : Trong bài toán trên, để dễ dàng nhận thấy sự liên quan giữa các đại lượng ta có thể lập bảng sau :
GV đưa bảng vẽ sẵn lên bảng phụ
Việc lập bảng ở một số dạng toán như : Toán chuyển động, toán năng suất, ... giúp ta phân tích bài toán dễ dàng
Ban đầu
Lấy ra
Còn lại
Thùng 1
60 (gói)
x (gói)
60 –x(gói)
Thùng 2
80 (gói)
3x (gói)
80 – 3x (gói)
Người thực hiện:Nguyễn Thị Kim Nhung–THCSTiên Yên–NghiXuân
40
Bài soạn Đại số 8 – Năm học 2008 – 2009
Ví dụ Tr.27 SGK.
GV: Gọi HS đọc ví dụ
? Trong toán chuyển động có những đại lượng nào ?
? Kí hiệu quãng đường là s, thời gian là t ; vận tốc là v ; ta có công thức liên hệ giữa ba đại lượng như thế nào ?
? Trong bài toán này có những đối tượng nào tham gia chuyển động ? Cùng chiều hay ngược chiều ?
GV kẻ bảng :
Các dạng chuyển động
v
(km/h)
t
(h)
s
(km)
Xe máy
Ô tô
Một HS đọc to đề bài.
HS : Trong toán chuyển động có ba đại lượng : Vận tốc, thời gian, quãng đường.
HS :
s = v . t; .
HS: Trong bài toán này có một xe máy và một ô tô tham gia chuyển động, chuyển động ngược chiều.
Sau đó GV hướng dẫn HS để điền dần vào bảng :
? Biết đại lượng nào của xe máy ? của ô tô ?
? Hãy chọn ẩn số ? Đơn vị của ẩn ?
? Thời gian ô tô đi ?
? Vậy x có điều kiện gì ?
? Tính quãng đường mỗi xe đã đi ?
? Hai quãng đường này quan hệ với nhau thế nào
? Hãy lập phương trình bài toán.
? Hãy đối chiếu điều kiện và trả lời bài toán.
? GV yêu cầu HS làm ?4
Biết vận tốc xe máy là 35 km/h, biết vận tốc ô tô là 45 km/h.
Gọi thời gian xe máy đi đến lúc hai xe gặp nhau là x (h).
Thời gian ô tô đi là :
. vì 24 ph = h
Điều kiện : x > .
Quãng đường xe máy đi là 35 x (km).
Quãng đường ô tô đi là: 45 (x – ). (km)
Hai quãng đường này có tổng là 90 km.
Ta có PT :35x + 45 (x – ) = 90.
HS giải phương trình.
Kết quả .
HS : x = thoả mãn điều kiện. Vậy thời gian xe máy đi đến lúc hai xe gặp nhau là h = 1h 21ph.
Người thực hiện:Nguyễn Thị Kim Nhung–THCSTiên Yên–NghiXuân
41
Bài soạn Đại số 8 – Năm học 2008 – 2009
Các dạng chuyển động
v (km/h)
t (h)
s (km)
Xe máy
35
x
Ô tô
45
90 – x
ĐK : 0 < x < 90 ;
Phương trình :
GV yêu cầu HS làm tiếp ? 5
Giải phương trình nhận được.
?So sánh hai cách chọn ẩn, em thấy cách nào gọn hơn.
9x – 7(90 – x) = 126.
9x – 630 + 7x = 126 16x = 756.
x = x = .
Thời gian xe đi là :
x : 35 = (h).
HS nhận xét : Cách giải này phức tạp hơn, dài hơn.
Hoạt động 3: Bài đọc thêm (10 phút)
Bài toán (Tr.28 SGK)
? Trong bài toán này có những đại lượng nào ? Quan hệ của chúng như thế nào ?
GV : Phân tích mối quan hệ giữacác đại lượng, ta có thể lập bảng như ở Tr.29 SGK và xét trong hai quá trình : – Theo kế hoạch
Thực hiện.
Em nhận xét gì về câu hỏi của bài toán và cách chọn ẩn của bài giải ?
GV : Để so sánh hai cách giải, em hãy chọn ẩn trực tiếp.
GV : Nhận xét hai cách giải, ta thấy cách 2 chọn ẩn trực tiếp nhưng phương trình giải phức tạp hơn. Tuy nhiên cả hai cách đều sử dụng được.
Một HS đọc đề bài
HS : Trong bài toán này có các đại lượng :
– Số áo may 1 ngày; Số ngày may.
– Tổng số áo.Chúng có quan hệ :
Số áo may 1 ngày ´ Số ngày may
= Tổng số áo may
HS xem phân tích bài toán và bài giải
HS : Bài toán hỏi : Theo kế hoạch, phân xưởng phải may bao nhiêu áo ?
Còn bài giải chọn : Số ngày may theo kế hoạch là x (ngày).
Như vậy không chọn ẩn trực tiếp
HS : Điền vào bảng và lập phương trình.
Phương trình :
– = 9
Hoạt động 4: Luyện tập (6 phút)
Bài 37 tr.30 SGK
GV vẽ sơ đồ bài toán:
Một HS đọc đề bài
Người thực hiện:Nguyễn Thị Kim Nhung–THCSTiên Yên–NghiXuân
42
Bài soạn Đại số 8 – Năm học 2008 – 2009
6 giờ
7 giờ
GV yêu cầu HS điền bảng phân tích:
HS điền vào bảng:
V
t(h)
s(km)
Xe máy
x (x > 0)
x
Ô tô
x + 20
Phương trình :
HS có thể chọn quãng đường AB là : x (km) ĐK : x > 0
Khi đó phương trình là :
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 phút)
GV lưu ý HS : Việc phân tích bài toán không phải khi nào cũng lập bảng, thông thường ta hay lập bảng với toán chuyển động, toán năng suất, toán phần trăm, toán ba đại lượng.
Bài tập về nhà số 37, 38, 39, 40, 41, 44 tr 30, 31 SGK
Người thực hiện:Nguyễn Thị Kim Nhung–THCSTiên Yên–NghiXuân
43
File đính kèm:
- tiet 51.doc