1.1. Kiến thức: Thấy được trong thực tế có những hàm số dạng y = ax2 (a # 0). Nắm được tính chất và nhận xét về hàm số y = ax2 (a # 0).
1.2. Kĩ năng: Biết cách tính giá trị của hàm số tương ứng với giá trị cho trước của biến số.
1.3. Thái độ: HS thấy thêm một lần nữa liên hệ hai chiều của toán học và thực tế.
4 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Đại số 9 Tiết 47 - Vũ Mạnh Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 25/02/2008
NG: 28(9C)-29(9B)/02/2008
Tiết 47
Chương IV: Hàm số y = ax2 (a # 0)
phương trình bậc hai một ẩn
Bài 1
hàm số y = ax2 (a # 0)
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức: Thấy được trong thực tế có những hàm số dạng y = ax2 (a # 0). Nắm được tính chất và nhận xét về hàm số y = ax2 (a # 0).
1.2. Kĩ năng: Biết cách tính giá trị của hàm số tương ứng với giá trị cho trước của biến số.
1.3. Thái độ: HS thấy thêm một lần nữa liên hệ hai chiều của toán học và thực tế.
2. Phương tiện dạy học
- Đồ dùng:
- Tài liệu: SGK, SBT, SGV
3. Phương pháp:
GV hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho HS tham gia theo nhóm hoặc theo từng cá nhân.
4. Tiến trình dạy học
4.1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:
4.2. Đặt vấn đề
GV: Chương II chúng ta đã nghiên cứu hàm số bậc nhất và biết rằng nó nảy sinh từ những nhu cầu của thực tế cuộc sống. Nhưng trong thực tế cuộc sống, ta thấy có nhiều mối liên hệ được biểu thị bởi hàm số bậc hai. Và cũng như hàm số bậc nhất, hàm số bậc hai cũng quay trở lại phục vụ thực tế như giả phương trình, giải bài toán bằng cách lập phương trình hay một số bài toán cực trị. Tiết học này và tiết học sau, chúng ta sẽ tìm hiểu tính chất và đồ thị của một dạng hàm số bậc hai đơn giản nhất. Bây giờ chúng ta hãy xét một ví dụ.
HS nghe GV trình bày và mở phần mục lục tr137 SGK để theo dõi.
4.3. Bài mới
*Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS đọc ví dụ
HS: một HS đọc to, rõ ràng: Tại đỉnh tháp nghiêng Pi-da ...
? Nhìn vào bảng trên, hãy cho biết S1=5 được tính như thế nào?
HS: S1= 5.12 = 5
? S4= 80 được tính như thế nào?
HS: S4= 5.42 = 80
Sau đó đọc tiếp bảng giá trị tương ứng của t và S.
? Trong công thức S = 5t2, nếu thay S bởi y, thay t bởi x, thay 5 bởi a thì ta có công thức nào?
HS: y = ax2.
GV: Trong thực tế thì còn nhiều cặp đại lượng cũng được liên hệ bởi công thức dạng y = ax2 (a # 0) như diện tích hình vuông và cạnh của nó (S = a2), diện tích hình tròn và bán kính của nó () ... Hàm số y = ax2 (a # 0) là dạng đơn giản nhất của hàm số bậc hai. Sau đây chúng ta sẽ xét tính chất của các hàm số đó.
1. Ví dụ mở đầu
Quảng đường chuyển động S của vật rơi tự do được tính bằng công thức S = 5t2
t
1
2
3
4
S
5
20
45
80
công thức trên biểu thị hàm số y = ax2 (a # 0)
*Hoạt động 2:
GV đưa bảng phụ ?1
HS lên điền vào bảng phụ, HS dưới lớp điền bút chì vào SGK
Sau đó nhận xét bài làm của 2 HS trên bảng.
2. Tính chất của hàm số y = ax2 (a # 0)
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
y = 2x2
18
8
2
0
2
8
18
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
y = -2x2
-18
-8
-2
0
-2
-8
-18
GV cho HS làm tiếp ?2
HS dựa vào bảng trên:
. Đối với hàm số y = 2x2
- Khi x tăng nhưng luôn âm thì y giảm
- Khi x tăng nhưng luôn dương thì y tăng
. Đối với hàm số y = -2x2
- Khi x tăng nhưng luôn âm thì y tăng
- Khi x tăng nhưng luôn dương thì y giảm
GV khẳng định: đối với hàm số cụ thể là y = 2x2 và y = -2x2 thì ta có các kết luận trên. Tổng quát, người ta chứng minh được các tính chất sau:
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm ?3
HS hoạt động nhóm, đại diện nhóm lên trình bày
- Đối với hàm số y = 2x2,khi x # 0 thì giá trị của y luôn dương, khi x = 0 thì y = 0
- Đối với hàm số y = -2x2, khi x # 0 thì giá trị của hàm số luôn âm, khi x = 0 thì y = 0
GV đưa tiếp bảng phụ bài tập sau:
Hãy điền vào chỗ trống (...) trong “Nhận xét” sau để được kết luận đúng
Nhận xét:
. Nếu a > 0 thì y .... với ; y = 0 khi x = .... Giá trị nhỏ nhất của hàm số này là y = ....
. Nếu a < 0 thì y .... với ; y = .... khi x = .... Giá trị .... của hàm số là y = 0
HS: một HS lên bảng điền:
GV chia lớp làm 2 dãy, mỗi dãy làm 1 bảng của ?4.
. Tính chất:
Hàm số y = ax2 (a # 0) xác định với mọi giá trị có tính chất sau:
- Nếu a > 0 thì hàm số nghịch biến khi x 0
- Nếu a 0
Nhận xét:
. Nếu a > 0 thì y > 0 với ; y = 0 khi x = 0. Giá trị nhỏ nhất của hàm số này là y = 0
. Nếu a < 0 thì y < 0 với ; y = 0 khi x = 0. Giá trị lớn nhất của hàm số là y = 0
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
2
0
2
x
-3
-2
-1
0
1
2
3
-2
0
-2
GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời ?4
HS1 điền các giá trị bảng
NX .....
HS2 điền các giá trị bảng
NX .....
4.5. Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập 1, 2, 3 (30, 31-SGK)
1, 2 (36-SBT)
- Đọc phần có thể em chưa biết và đọc bài đọc thêm.
5. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- t47.doc