Bài soạn giáo án: Các vị la hán chùa tây phương (Huy Cận)

I, TIỂU DẪN:

1, Tác giả: Huy Cận:

- Tên khai sinh Cù Huy Cận (1919-2004) quê Hà Tĩnh.

- Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mói với tập “Lửa thiêng”.

- Sau cách mạng làm cán bộ văn hoá văn nghệ vừa làm thơ.

- Các tác phẩm tiêu biểu:

- Thơ Huy Cận trước cách mạng chất chứa nỗi “Vạn cổ sầu” sau CM dào dạt tình đời tình người vui say bát ngát.

2, Xuất xứ hoàn cảnh sáng tác:

- Chùa Tây Phương.

-Trước CM Huy Cận đã có dịp đến thăm chùa Tây Phương và sau đó còn nhiều lần trở lại. Cuối năm 1960 ông viết bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”

- Được khơi gợi cảm hứng từ nhữ pho tượng La Hán, nhưng bài thơ không bàn về phật giáo mà chỉ thể hiện cách cảm nhận và suy ngẫm về quá khứ LS dân tộc.

II, ĐỌC VÀ CHIA ĐOẠN:

Bao gồm 3 đoạn:

- Đoạn 1: 8 khổ đầu: miêu tả cảm nhận về những pho tượng La Hán.

- Đoạn 2: 5 khổ tiếp: Đối thoại với nghệ nhân tạo tượng xưa.

- Đoạn 3: còn lại: Niềm tự hào, niềm tin của tác giả về cuộc đời mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn giáo án: Các vị la hán chùa tây phương (Huy Cận), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các vị la hán chùa tây phương (Huy Cận) Bài thơ có phải bàn về chuyện phật giáo ko? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh xã hội nào? Từ chỗ đứng và tâm thế của thời đại mình, TG đã phát hiện và suy ngẫm về các pho tượng theo hướng nào? Tâm trạng của Huy Cận sau khi đến thăm chùa Tây Phương ? Tại sao lại có tâm trạng ấy ? Như vậy ở đây HC muốn bàn đến chuyện phật hay chuyện đời? Tác giả đã đặc tả thân hình pho tượng thứ nhất NTN? Chỉ rõ các từ ngữ MT? Tâm trạng...? Tìm những từ ngữ miêu tả về ngoại hình và nhận xét? Từ ngoại hình diễn tả sự vận động của nội tâm ntn? Nhận xét về ngoại hình? Pho tượng thứ 3 có phải là sự trốn đời lánh đời không? tại sao? Với cách miêu tả từng pho tượng ấy gợi cho em những suy nghĩ gì?Thái độ của TG? Nghệ thuật miêu tả nói chung của HC? Cách quan sát miêu tả của TG có gì khác so với so với ba khổ thơ trên? Vậy HC đã khái quát những gì từ quần thể các pho tượng La Hán?(đọc từng khổ thơ để nhận xét) Sự hội tụ của các pho tượng ở đây có gì đặc biệt? Nhưng có tìm được ko? Câu thơ nào nói lên điều đó? Vậy câu hỏi lớn đó là gì? I, tiểu dẫn: 1, Tác giả: Huy Cận: - Tên khai sinh Cù Huy Cận (1919-2004) quê Hà Tĩnh. - Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mói với tập “Lửa thiêng”. - Sau cách mạng làm cán bộ văn hoá văn nghệ vừa làm thơ. - Các tác phẩm tiêu biểu: - Thơ Huy Cận trước cách mạng chất chứa nỗi “Vạn cổ sầu” sau CM dào dạt tình đời tình người vui say bát ngát. 2, Xuất xứ hoàn cảnh sáng tác: - Chùa Tây Phương.... -Trước CM Huy Cận đã có dịp đến thăm chùa Tây Phương và sau đó còn nhiều lần trở lại. Cuối năm 1960 ông viết bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” - Được khơi gợi cảm hứng từ nhữ pho tượng La Hán, nhưng bài thơ không bàn về phật giáo mà chỉ thể hiện cách cảm nhận và suy ngẫm về quá khứ LS dân tộc... II, Đọc và chia đoạn: Bao gồm 3 đoạn: Đoạn 1: 8 khổ đầu: miêu tả cảm nhận về những pho tượng La Hán. Đoạn 2: 5 khổ tiếp: Đối thoại với nghệ nhân tạo tượng xưa. Đoạn 3: còn lại: Niềm tự hào, niềm tin của tác giả về cuộc đời mới. III, Phân tích 8 khổ thơ đầu: 1, Khổ một: - Tâm trạng day dứt “Vấn vương” băn khoăn trăn trở không yên: “Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương” Vấn vương bởi một nghịch lý “ xứ phật” cõi thanh tịnh thư thái, bình yên. Trong phật giáo Tiểu thừa A La Hán là trang thái cuối cùng của một sinh thể trên con đường giải thoát, là danh hiệu gọi những vị tu hành đắc đạo đạt đến sự yên tĩnh vĩnh hằng cõi Niết Bàn thoát khỏi vòng sinh tử. Vậy tại sao ở đây trên gương mặt các vị La Hán lại ẩn chứa đầy những nỗi đau thương. - Tác giả sử dụng NT câu hỏi tu từ.. Hai câu thơ va vào nhau tạo nên sự hoài nghi day dứt băn khoăn của tác giả. - Như vậy từ chuyện phật mà Huy Cận muốn bàn đến chuyện đời chuyện con người thời đại cha ông trong quá khứ. * Đó là cảm xúc và nỗi niềm khiến Huy cận viết bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”. 2, Ba khổ tiếp: Đặc tả từng kho tượng theo lối quay cận cảnh. *Pho tượng thứ nhất: - Đặc tả sự gầy guộc khô héo cuả thân hình “Tấm thân gầy”, “Sâu vòm mắt”, “Xương trần chân với tay” - Tâm trạng “Trầm ngâm đau khổ” chìm trong đau khổ, đau khổ như thiêu đốt cả hình hài “Có chi thiêu đốt tấm thân gầy”. ẩn sâu dáng trầm ngâm yên lặng “Tự bấy ngồi y cho đến nay” là sự chuyển động đày dông bão của nội tâm con người. Pho thứ nhất là pho “ép xác”. Vừa đau đớn, vừa như cố kiềm chế nỗi đau, chính vì vậy mà đau đớn thành đau thương. *Pho thứ hai: - Ngoại hình: Đặc tả sự chuyển động mạnh mẽ dữ dội của hình thể nhất là trên gương mặt được miêu tả qua một loạt các ĐT “Mắt giương”, “Mày nhíu”, “Môi cong”... - Tâm trạng: SD các TT miêu tả: chua chát, sôi, héo..Diễn tả sự vận động sục sôi của nội tâm, là sự dồn nén của bao nhiêu nỗi uất ức chua chát căm hận sôi trào trong mạch máu như muốn đứt tung muốn vọt trào ra khỏi thân xác “gân vặn bàn tay mạch máu sôi”. - Pho thứ hai thể hiện sự “Hành xác” vật vã sôi trào uất hận bất lực đến tột cùng.Đó là sự chuyển động bão dông trong nội tâm con người. Pho thứ hai là hiện thân thân cho những con người sốc nổi tất cả cảm xúc đau đớn nội tâm như muốn căng tràn ra bên ngoài thân xác. * Pho tượng thứ ba: - Đặc tả dáng lạ lùng, chân tay co xếp lại,... Đôi tai rộng dài ngang gối. Dáng thu mình như trốn đời, lánh đời tư thế như siêu thoát “Thiền định” và hình dáng phật tính in rõ trên đôi tai “Rộng dài ngang gối”. ẩn sau vẻ ngoài như tĩnh toạ là tấm lòng, là sự “Nhập thế” cảm thông đón nhận mọi đau khổ của chúng sinh “Đôi tai rộng dài ngang gối cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn”.Cảm nhận thật rõ mọi tiếng dội, mọi nỗi đau của chúng sinh. Dông bão của cuộc đời đã kéo dài đôi tai tượng gieo vào lòng tượng những khổ đau và bắt phải gánh chịu gánh chịu trong tư thế cam phận đầy khổ ải. Pho tượng thứ ba tượng trưng cho những thân phận yếu đuối muốn trốn đời nhưng không thoát được khỏi nỗi đau đời.Cuộc đời dài dằng dặc đắm chìm chứng kiến mọi đau buồn. *Đặc tả cho mọi thân phận,mọi cảnh đời, mọi khổ đau bế tắc của cha ông xưa. - Trân trọng cảm thông chia sẻ với những bế tắc của cha ông xưa. - Nghệ thuật chủ yếu của TG là NT sử dụng ngôn từ(SD ĐT,TT) tạc nên bằng thơ những pho tượng La Hán vừa có hình khối vừa có tâm trạng. ẩn sau những thớ gỗ là mạch máu đang sôi trào, là trái tim đang rung lên cùng với những khổ đau bế tắc của chúng sinh. 3.Khái quát toàn thể quần thể tượng: Lùi ra xa để bao quát toàn cảnh các pho tượng. -- Lại một lần nữa TG tạo nên sự đối xứng va đập giữa hai câu thơ gợi cảm giác xót xa chua chát. Các pho tượng đang quay cuồng trong dông bão, vực thẳm và bóng tối.Đó là đêm trường tăm tối của con người. Mà như trong Dạ Hành ND từng tự hỏi:Đêm đen chẳng biết bao giờ sáng? -Sự hội tụ của những pho tượng là sự hội tụ của trăm nghìn đau thương vật vã.Đến tượng phật cũng đổ mồ hôi. Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi. -Từ đó cháy lên khát vọng giải thoát:(d/c) TG sử dung rất nhiều những đt cúi, nghiêng, ngoảnh sau...quay theo tám hướng truy tìm nhức nhối lời giải thoát nhưng vẫn tuyệt vọng. Câu thơ:Một câu hỏi lớn. Không lời đáp ngắt thành hai vế tồn tại một mâu thuẫn đối kháng của cuộc đời. Có hỏi mà không có đáp. Đối lập giữa khát vọng và tuyệt vọng bất lực. Vì sao con người đắm chìm mãi trong nỗi đau triền miên? Vì sao con người chưa được tự do hạnh phúc? Con người sinh ra để làm gì? hay phải chăng như Ng Gia Thiều đã nói: Trăm năm nào có gì đâu Chẳng qua là nấm cỏ khâu xanh rì. Phải phải chăng khi tạc tượng các nghệ nhân xưa đã tạc vào đó nỗi đau chất chứa của kiếp người, những trăn trở suy tư của cả dân tộc.Như vậy nỗi đau các pho tượng chính là nỗi đau đời nhân loại gương mặt các pho tượng chính là gương mặt con người, sự bế tắc các pho tượng là sự bế tắc một thời cha ông chưa tìm được lối đi. Đau đời nhưng không tìm được cách cứu đời.Câu thơ dâng lên một niềm cảm thương đến xót xa của TG. “Cha ông ta từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ Văn chiêu hồn từng thấm giọt mồ hôi rơi”. *Tóm lại:8 khổ đầu:từ miêu tả cảm nhận về những pho tượng La HánTG đã tái hiện cả một quá khứ chìm trong bế tắc đau thương của cha ông xưa.qua đó ta thấy được tấm lòng đầy yêu thương chia sẻ sâu sắc của TG. Từ đó đoạn 2 là lời đối thoại với nghệ nhân tạc tượng xưa “Nào đâu......” Đoạn 3 khi đứng giữa cuộc đời mới HC đã tìm dược lời giải thoát cho những pho tượng La Hán xưa “Hôm nay xã hội đã lên đương....” IV:Tổng kết: ND:Thể hiện một quan niệm triết lý nhân sinh sâu sắc gắn đạo với đời. NT: HC rất thành công trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ ....

File đính kèm:

  • docCac vi la han chua Tay Phuong.doc
Giáo án liên quan