Học vần
Bài 64 : IM, UM
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: im, um, chim câu, trùm khăn; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được im, um, chim câu, trùm khăn.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Xanh, đỏ, tím, vàng
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh
- Hộp đồ dùng HV
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ(4p)
- GV đọc - HS viết bảng con: trẻ em, que kem, ghế đệm
- 3- 4 em đọc đoạn thơ ứng dụng của bài 63:
GV nhận xét, sửa sai cho HS
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn lớp 1 tuần thứ 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 23 tháng 12 năm 2013
Học vần
Bài 64 : IM, UM
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: im, um, chim câu, trùm khăn; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được im, um, chim câu, trùm khăn.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Xanh, đỏ, tím, vàng
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh
- Hộp đồ dùng HV
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ(4p)
- GV đọc - HS viết bảng con: trẻ em, que kem, ghế đệm
- 3- 4 em đọc đoạn thơ ứng dụng của bài 63:
GV nhận xét, sửa sai cho HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài(1p)
2. Dạy vần(30p)
* Vần im
a. Nhận diện vần:
Mục tiêu: HS biết vần im được tạo nên bởi âm i và âm m
GV viết vần im lên bảng và giới thiệu : vần im đươc tạo nên bởi âm i và âm m
- HS đọc và phân tích vần im.
- Cho HS so sánh im với êm ( giống và khác nhau )
- HS ghép vần im ở hộp đồ dùng.
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp.
GV: Có vần im rồi muốn có tiếng chim ta thêm âm gì?
- HS cài tiếng chim
- HS phân tích và đọc tiếng chim (cá nhân-lớp)
- HS quan sát tranh nhận xét trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì?
- HS đọc : im - chim - chim câu
*Vần um
(Quy trình dạy tương tự như vần im )
Lưu ý : Vần um được tạo từ u và m
Cho HS so sánh vần um với vần im
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
Mục tiêu: Đọc được các từ ngữ ứng dụng trong bài.
- GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng : con nhím trốn tìm
tủm tỉm mũm mĩm
- HS tìm tiếng chứa vần im, um vừa học.
- Cho HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ cho HS hiểu
- HS đọc các từ ngữ ứng dụng :cá nhân, tổ, lớp.
d. Hướng dẫn viết bảng con:
Mục tiêu: HS viết đúng cỡ, đúng mẫu vào bảng con : im, um, chim câu, trùm khăn
GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết ở bảng lớp.
- HS viết vào bảng con: im, um, chim câu, trùm khăn
- GV nhận xét – sửa sai lưu ý HS yếu.
* HS nghỉ giữa tiết
Tiết 2
3. Luyện tập(32p)
a. Luyện đọc bài ở tiết 1.
Mục tiêu: HS đọc được vần im, um và các tiếng, từ ứng dụng ở tiết 1 trong SGK
- Cho HS cầm SGK luyện đọc bài ở tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp.
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
b. Đọc câu ứng dụng
Mục tiêu: Đọc được câu thơ ứng dụng trong bài.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Bức tranh vẽ gì ?
- HS trả lời - GV rút ra đoạn thơ ứng dụng.
- Cho HS tìm tiếng chứa vần im, um mới học, HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
c. Luyện viết ở vở tập viết:
Mục tiêu: Viết đúng vào vở tập viết im, um, chim câu, trùm khăn, trình bày bài viết sạch sẽ.
- GV hướng dẫn cách viết về khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ.
- HS thực hành viết vào vở tập viết im, um, chim câu, trùm khăn
- GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS
d. Luyện nói:
Mục tiêu: Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng.
- HS đọc tên bài luyện nói: Xanh, đỏ, tím, vàng.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
+Bức tranh vẽ gì ?
+ Em biết những vật gì có màu đỏ?Những vật gì có màu xanh?Những vật gì có màu tím?
+ Em biết những màu gì nữa ?
- Một số HS lên trình bày trước lớp
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần im, um
* Cho HS tìm nhanh tiếng ngoài bài có chứa vần im, um
C. Củng cố - dặn dò(3p)
- GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài 1 lần.
- GV nhận xét tiết học.- Dặn dò HS học bài ở nhà.
----------------------------------------------------
Thứ ba ngày 24 tháng 12 năm 2013
Học vần
Bài 65 : IÊM, YÊM
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Điểm mười.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh
- Hộp đồ dùng HV
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ(4p)
- GV đọc - HS viết bảng con :con nhím, trốn tìm, tủm tỉm, mũm mĩm
- 3- 4 em đọc đoạn thơ ứng dụng của bài 64:
GV nhận xét, sửa sai cho HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài(1p)
2. Dạy vần(30p)
* Vần iêm
a. Nhận diện vần:
Mục tiêu: HS biết vần iêm được tạo nên bởi âm đôi iê và âm m
GV viết vần iêm lên bảng và giới thiệu : vần iêm đươc tạo nên bởi âm đôi iê và âm m
- HS đọc và phân tích vần iêm.
- Cho HS so sánh iêm với im ( giống và khác nhau )
- HS ghép vần iêm ở hộp đồ dùng.
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp.
GV: Có vần iêm rồi muốn có tiếng xiêm ta thêm âm gì?
- HS cài tiếng xiêm
- HS phân tích và đọc tiếng xiêm (cá nhân-lớp)
- HS quan sát tranh nhận xét trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì?
- HS đọc : iêm - xiêm - dừa xiêm
*Vần yêm
(Quy trình dạy tương tự như vần iêm )
Lưu ý : Vần yêm được tạo từ âm đôi yê và m
Cho HS so sánh vần iêm với vần yêm
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
Mục tiêu: Đọc được các từ ngữ ứng dụng trong bài.
- GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng
- HS tìm tiếng chứa vần iêm, yêm vừa học.
- Cho HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ cho HS hiểu
- HS đọc các từ ngữ ứng dụng :cá nhân, tổ, lớp.
d. Hướng dẫn viết bảng con:
Mục tiêu: HS viết đúng cỡ, đúng mẫu vào bảng con : iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm
GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết ở bảng lớp.
- HS viết vào bảng con: iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm
- GV nhận xét – sửa sai lưu ý HS yếu.
* HS nghỉ giữa tiết
Tiết 2
3. Luyện tập(32p)
a. Luyện đọc bài ở tiết 1.
Mục tiêu: HS đọc được vần iêm, yêm và các tiếng, từ ứng dụng ở tiết 1 trong SGK
- Cho HS cầm SGK luyện đọc bài ở tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp.
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
b. Đọc câu ứng dụng
Mục tiêu: Đọc được câu thơ ứng dụng trong bài.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Bức tranh vẽ gì ?
- HS trả lời - GV rút ra câu ứng dụng: Ban ngày, Sẻ mải đi kiếm ăn cho cả nhà. Tối đến, Sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con.
- Cho HS tìm tiếng chứa vần iêm, yêm mới học, HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
c. Luyện viết ở vở tập viết:
Mục tiêu: Viết đúng vào vở tập viết iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm, trình bày bài viết sạch sẽ.
- GV hướng dẫn cách viết về khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ.
- HS thực hành viết vào vở tập viết iêm, yêm, dừa xiêm, cái yếm
- GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS
d. Luyện nói:
Mục tiêu: Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Điểm mười.
- HS đọc tên bài luyện nói: Điểm mười.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
+ Tranh vẽ có những ai ?
+ Khi được điểm 10 em khoe với ai đầu tiên ?
+ Phải học như thế nào mới được điểm 10 ?
+ Lớp mình những bạn nào hay được điểm 10 ? Em đã được mấy điểm 10 ?
+ Hôm nay những bạn nào được điểm 10 ?.
- Một số HS lên trình bày trước lớp
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần iêm, yêm
* Cho HS tìm nhanh tiếng ngoài bài có chứa vần iêm, yêm
C. Củng cố - dặn dò(3p)
- GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài 1 lần.
- GV nhận xét tiết học.- Dặn dò HS học bài ở nhà.
------------------------------------------------
Đạo đức
TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (tiết 1 )
I. Mục tiêu :
- Nªu ®îc c¸c biÓu hiÖn cña gi÷ trËt tù khi nghe gi¶ng, khi ra vµo líp
- Nªu ®îc lîi Ých cña viÖc gi÷ trËt tù khi nghe gi¶ng, khi ra vµo líp
II. §å dïng
VBT ®¹o ®øc
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ(4p)
GV hỏi: Nêu những việc cần làm để đi học đúng giờ?
+ Đi học đều và đúng giờ có lợi như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương những em trả lời tốt.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1p)
2. HĐ1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận(9p)
Mục tiêu: Biết c¸c biÓu hiÖn cña gi÷ trËt tù khi nghe gi¶ng, khi ra vµo líp, chen lấn, xô đẩy nhau là gây mất trật tự, có khi bị ngã nguy hiểm.
- GV chia nhóm, yêu cầu HS quan sát và thảo luận về việc ra vào lớp của các bạn trong tranh.
- Các nhóm thảo luận- đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi và tranh luận:
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn trong tranh?
+ Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì?
Giáo viên kết luận: Chen lấn xô đẩy nhau khi ra, vào lớp làm ồn ào mất trật tự và có thể gây vấp ngã.
3. HĐ2: Thảo luận(7p)
Mục tiêu: Nªu ®îc lîi Ých cña viÖc gi÷ trËt tù khi nghe gi¶ng, khi ra vµo líp
- GV nêu câu hỏi- HS thảo luận:
+ Nêu những việc cần làm để giữ trật tự trong trường học?
+ Việc giữ trật tự ở lớp, ở trường có lợi gì cho việc học tập, rèn luyện của các em?
+ Gây mất trật tự có hại gì việc học tập, rèn luyện của các em?
GV kết luận: Các em cần giữ trật tự trong lớp, trong trường..
Giữ trật tự trong lớp, trong trường giúp em học tập, rèn luyện thành người trò ngoan...
4. HĐ3: Thi xếp hàng ra vào lớp giữa các tổ (12p)
Mục tiêu:HS biết xếp hàng trật tự không chen lấn xô đẩy nhau
a. Thành lập ban giám khảo: GV cùng cán sự lớp.
b. GV nêu yêu cầu cuộc thi:
- Tổ trưởng biết điều khiển các bạn: 1 điểm.
- Ra vào lớp không chen lấn xô đẩy nhau: 1 điểm.
- Đi cách đều nhau, đeo cặp gọn gàng: 1 điểm.
- Không kéo lê giày dép gây bụi, ồn ào: 1 điểm.
- Tiến hành cuộc thi.
- BGK nhận xét cho điểm, công bố kết quả và khen thưởng các tổ khá nhất .
4. Nhận xét, dặn dò(2p)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS hiện theo những gì đã học và chuẩn bị bài sau (tiết 2).
-----------------------------------------
Thứ tư ngày 25 tháng 12 năm 2013
Học vần
Bài 66 : UÔM, ƯƠM
I. Mục tiêu:
- HS đọc được: uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm; các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Ong, bướm, chim, cá cảnh
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh
- Hộp đồ dùng HV
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ(4p)
- GV đọc - HS viết bảng con : thanh kiếm, quý hiếm, âu yếm, yếm dãi.
- 3- 4 em đọc đoạn thơ ứng dụng của bài 65:
GV nhận xét, sửa sai cho HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài(1p)
2. Dạy vần(30p)
* Vần uôm
a. Nhận diện vần:
Mục tiêu: HS biết vần uôm được tạo nên bởi âm đôi uô và âm m
GV viết vần uôm lên bảng và giới thiệu : vần uôm đươc tạo nên bởi âm đôi uô và âm m
- HS đọc và phân tích vần uôm.
- Cho HS so sánh uôm với iêm ( giống và khác nhau )
- HS ghép vần uôm ở hộp đồ dùng.
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp.
GV: Có vần uôm rồi muốn có tiếng buồm ta thêm âm gì, và dấu thanh gì?
- HS cài tiếng buồm
- HS phân tích và đọc tiếng buồm (cá nhân-lớp)
- HS quan sát tranh nhận xét trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì?
- HS đọc : uôm - buồm - cánh buồm
*Vần ươm
(Quy trình dạy tương tự như vần uôm )
Lưu ý : Vần ươm được tạo từ âm đôi ươ và m
Cho HS so sánh vần uôm với vần ươm
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
Mục tiêu: Đọc được các từ ngữ ứng dụng trong bài.
- GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng
- HS tìm tiếng chứa vần uôm, ươm vừa học.
- Cho HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ cho HS hiểu
- HS đọc các từ ngữ ứng dụng :cá nhân, tổ, lớp.
d. Hướng dẫn viết bảng con:
Mục tiêu: HS viết đúng cỡ, đúng mẫu vào bảng con : uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm
GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết ở bảng lớp.
- HS viết vào bảng con: uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm
- GV nhận xét – sửa sai lưu ý HS yếu.
* HS nghỉ giữa tiết
Tiết 2
3. Luyện tập(32p)
a. Luyện đọc bài ở tiết 1.
Mục tiêu: HS đọc được vần uôm, ươm và các tiếng, từ ứng dụng ở tiết 1 trong SGK
- Cho HS cầm SGK luyện đọc bài ở tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp.
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
b. Đọc câu ứng dụng
Mục tiêu: Đọc được câu thơ ứng dụng trong bài.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Bức tranh vẽ gì ?
- HS trả lời - GV rút ra câu ứng dụng: Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh đồng. Trên trời bướm bay lượn từng đàn.
- Cho HS tìm tiếng chứa vần uôm, ươm mới học, HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới
- HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu
c. Luyện viết ở vở tập viết:
Mục tiêu: Viết đúng vào vở tập viết uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm, trình bày bài viết sạch sẽ.
- GV hướng dẫn cách viết về khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ.
- HS thực hành viết vào vở tập viết uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm
- GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS
d. Luyện nói: Ong, bướm, chim, cá cảnh
- HS đọc tên bài luyện nói: Ong, bướm, chim, cá cảnh
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
+ Tranh vẽ gì ? Con chim sâu có ích lợi gì ? Con bướm thích gì ?
+ Con cá cảnh để làm gì ?
+ Ong và chim có lợi gì cho nhà nông ?
+ Em biết tên các loại chim gì khác ? Các loại ong nào nữa ?
- Một số HS lên trình bày trước lớp
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần uôm, ươm
* Cho HS tìm nhanh tiếng ngoài bài có chứa vần uôm, ươm
C. Củng cố - dặn dò(3p)
- GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài 1 lần.
- GV nhận xét tiết học.- Dặn dò HS học bài ở nhà.
----------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Tiết 16: HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I. Mục tiêu:
- Kể được một số hoạt động học tập ở lớp.
- HS khá giỏi: Nêu được các hoạt động học tập khác ngoài hình vẽ SGK như học vi tính, học đàn...
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các hình trong bài 16 SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ(4p)
GV hỏi- HS trả lời
+ Líp häc cña em gåm nh÷ng ai?
+ Líp häc cña em cã nh÷ng thø g×?
- GV nhận xét, tuyên dương những em trả lời tốt.
B. Bài mới
Giới thiệu bài(1p)
2.HĐ1: Quan sát tranh(15p)
Mục tiêu:Biết các hoạt động học tập ở lớp và mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động.
- GV hướng dẫn HS quan sát và nói với bạn về các hoạt động được thực hiện ở từng hình trong bài 16 SGK. GV nêu câu hỏi gợi ý.
? Trong các hoạt động vừa nêu, hoạt động nào được tổ chức ở trong lớp ? Hoạt động nào được tổ chức ở ngoài sân ?
? Trong từng hoạt động trên GV làm gì ? HS làm gì ?
GV kết luận: Ở lớp học có nhiều hoạt động học tập khác nhau.Trong đó có những hoạt động được tổ chức trong lớp, có những hoạt động được tổ chức ngoài sân.
3.HĐ2: Thảo luận theo cặp(13p)
Mục tiêu: Giới thiệu các hoạt động ở lớp học của mình.
- Bước1: HS nói với bạn về:
+ Các hoạt động ở lớp của mình.
+ Những hoạt động có trong tranh từng hình trong bài 16 SGK mà không có ở lớp học của mình.
+ Hoạt động mình thích nhất
+ Mình làm gì để giúp các bạn trong lớp học tập tốt.
Bước 2: GV gọi 1 số HS lên trước lớp .
GV cùng các nhóm khác nhận xét .
GV kết luận: Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong các hoạt động học tập ở lớp.
3. Nhận xét - dặn dò(2p)
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS.
- Về nhà học lại bài và xem bài sau.
-----------------------------------------------------
Buæi 2 LuyÖn viÕt
CON NHÍM, TỦM TỈM, QUÝ HIẾM, ÂU YẾM
I. Môc tiªu:
- HS viÕt ®óng cì - ®óng mÉu ch÷ c¸c ch÷ : con nhím, tủm tỉm, quý hiếm, âu yếm vµo vë luyÖn viÕt
- Gi¸o dôc ý thøc luyÖn ch÷, gi÷ g×n s¸ch vë s¹ch, ®Ñp
- HS kh¸, giái: Tr×nh bµy bµi viÕt s¹ch - ®Ñp
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc:
1. Giíi thiÖu bµi( 1p)
- GV nªu yªu cÇu, môc tiªu tiÕt häc.
2. LuyÖn viÕt trªn b¶ng con( 12p)
Mục tiêu : ViÕt ®óng c¸c ch÷ : con nhím, tủm tỉm, quý hiếm, âu yếm.. vµo b¶ng con
- GV viÕt mÉu tõng ch÷ : con nhím, tủm tỉm, quý hiếm, âu yếm..trªn b¶ng cã kÎ «, võa viÕt võa híng dÉn quy tr×nh
- HS luyÖn viÕt trªn b¶ng con tõng ch÷
- GV híng dÉn gióp ®ì HS viÕt . Lu ý HS yÕu
- HS ®äc l¹i c¸c ch÷ võa viÕt trªn b¶ng
2. LuyÖn viÕt ë vë « li( 20p)
Mục tiêu : ViÕt ®óng c¸c ch÷ : con nhím, tủm tỉm, quý hiếm, âu yếm …vµo vë « li
- GV nªu yªu cÇu bµi viÕt :Mçi ch÷ viÕt 1 dßng
- HS thùc hµnh viÕt vµo vë.
- GV theo dâi, nh¾c nhë HS viÕt ®óng kho¶ng c¸ch c¸c con ch÷, c¸c ch÷
- GV NhËn xÐt bµi viÕt cña HS.
3. NhËn xÐt - dÆn dß( 2p)
- Tuyªn d¬ng nh÷ng b¹n viÕt ®Ñp, tr×nh bµy bµi viÕt s¹ch ®Ñp.
- DÆn HS luyÖn viÕt ë nhµ:
-------------------------------------------------
Luyện tiếng việt
LUYỆN ĐỌC - VIẾT VẦN UM, UÔM, ƯƠM
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Luyện cho HS đọc, viết tốt hơn các vần uông, ương và các tiếng có chứa vần um, uôm, ươm đã học.
- Làm đúng các bài tập 1, 2, 3 (trang 106, 107) ở vở thực hành.
- HS khá, giỏi: Đọc trơn được bài đọc ở BT2 “Suối Nhỏ, Hồ Lớn và Biển Cả”
II. Các hoạt động dạy - học:
1 .Giới thiệu bài( 1p)
- GV nêu yêu cầu, mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở thực hành( 32p)
* Giúp HS nêu cách làm rồi làm bài và chữa bài.
Bài 1: Điền vần, tiếng có vần um, uôm hay ươm?
Mục tiêu: Nhận biết tiếng có vần um, uôm hay ươm
- Yêu cầu HS quan sát tranh ở BT1 và điền các chữ còn thiếu vào chỗ chấm có vần um, uôm hay ươm
- HS đọc các tiếng, từ vừa điền: cái chum, ao chuôm, tôm hùm, thanh gươm, chùm khế...
GV theo dõi, gúp đỡ HS yếu.
Bài 2: Đọc “Suối Nhỏ, Hồ Lớn và Biển Cả”
Mục tiêu: Đọc được bài“Suối Nhỏ, Hồ Lớn và Biển Cả”ở BT 2
- Yêu cầu HS tự nhẩm và đọc bài “Suối Nhỏ, Hồ Lớn và Biển Cả”theo nhóm đôi
- Gọi HS đọc bài trước lớp( HS khá, giỏi đọc trơn)
- GV nhận xét, sửa sai cho HS – chú ý HS yếu
Bài 3: Viết : Cánh buồm đỏ thắm
Mục tiêu: HS viết đúng mẫu, đúng cỡ vào vở Cánh buồm đỏ thắm
- Hướng dẫn HS viết vào vở Cánh buồm đỏ thắm
- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- GV nhận xét, chữa lỗi cho HS
3. Nhận xét tiết học - dặn dò(2p)
- Tuyên dương những em làm bài tốt.
- Dặn hs học bài ở nhà.
------------------------------------------------
HĐTT(VSCN)
ĂN UỐNG SẠCH SẼ
I. Mục tiêu
- Nêu được những việc cần làm để ăn uống sạch sẽ.
- Thực hiện ăn sạch, uống sạch.
- Có ý thức vệ sinh ăn, uống.
- Có thói quen rửa sạch tay trước khi ăn.
II. Đồ dùng học tập
- Bộ tranh, VSCN.
III. Hoạt động dạy học
A.Bài cũ(4p)
- GV nêu câu hỏi - HS trả lời.
+ V× sao cÇn ph¶i t¾m géi?
+ Nªn t¾m, géi khi nµo?
+ CÇn chuÈn bÞ nh÷ng g× ®Ó t¾m géi hîp vÖ sinh?
- GV nhận xét, tuyên dương những em trả lời tốt.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài(1p)
2. Hoạt động 1: Những việc cần làm để ăn sạch(10p)
Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để ăn uống sạch sẽ.
- Học sinh quan sát: Bức tranh vẽ gì?
- Việc làm đó có tác dụng gì?
- Để ăn sạch chúng ta phải làm gì?
- HS trả lời – GV kết luận:
+ Rửa sạch tay trước khi ăn, trước khi dọn mâm bát hoặc nấu nướng, chế biến thức ăn...
+ Rửa sạch rau, quả. Đối với một số loại quả cần gọt vỏ trước khi ăn.
+ Thức ăn phải đậy cẩn thận không để ruồi, gián, chuột,... bò hay đậu vào.
+ Bát, đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.
3. Hoạt động 2: Những việc cần làm để uống sạch(10p)
Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để uống sạch sẽ.
- Học sinh kể tên những đồ uống các em dùng hàng ngày.
- Các loại đồ uống nào nên uống, loại nào không nên uổng? Vì sao?
- Giáo viên chốt lại: Nước uống trong mỗi gia đình cần được lấy từ nguồn nước sạch, không bi ô nhiễm, đun sôi để nguội. Trong trường hợp nước bị đục các gia đình cần phải lọc theo hướng dẫn của y tế và nhất thiết phải đun sôi trước khi dùng.
4. Hoạt động 3: Lợi ích của ăn uống sạch sẽ(8p)
- Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ?
- Nêu tác hại của việc ăn uống mất vệ sinh?
- Cho HS liên hệ thực tế:
- Giáo viên chốt lại: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được một số bệnh đường ruột, như tiêu chảy, giun sán,...
IV. Củng cố, dặn dò(2p)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hiện tốt những điều vừa học.
--------------------------------------------------
Thứ năm ngày 26 tháng 12 năm 2013
Thể dục
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN .
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu :
- Biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang và đưa lên cao chếch chữ V.
- Thực hiện được đứng kiễng gót, hai tay chống hông,đứng đưa một chân ra trước và sang ngang,hai tay chống hông.
Thực hiện được đứng đưa một chân ra sau,hai tay giơ cao thẳng hướng.
- Tiếp tục ôn trò chơi: “ Chuyền bóng tiếp sức ”.Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II. Chuẩn bị :
- Sân tập, còi.
III. Các hoạt động :
1. Phần mở đầu(5p)
Mục tiêu : Nắm được nội dung, yêu cầu giờ học, làm các động tác khởi động
- GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Làm các động tác khởi động: Xoay các khớp
- Cho HS chơi trò chơi “Diệt các con vật có hại”
2. Phần cơ bản(26p)
Mục tiêu : Biết cách thực hiện phối hợp các tư thế đứng cơ bản .
Thực hiện được đứng kiễng gót, hai tay chống hông,đứng đưa một chân ra trước và sang ngang,hai tay chống hông, đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng.
- Ôn phối hợp các tư thế đứng cơ bản đứng đưa 2 tay ra trước, đứng đưa 2 tay dang ngang và đưa 2 tay lên cao chếch chữV
+ GV hô nhịp - cả lớp thực hiện (2 lần)
- Đứng kiễng gót, hai tay chống hông, đứng đưa một chân ra trước và sang ngang, hai tay chống hông.
+ GV hô nhịp - cả lớp thực hiện (2 lần)
- Đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thắng hướng.
+ GV làm mẫu - và giải thích động tác- HS theo dõi.
+ GV làm mẫu – HS làm theo.
+ GV hô nhịp – HS làm, gv sửa sai cho hs
- Ôn phối hợp: 3 - 4 lần.
* Trò chơi: “ Chuyền bóng tiếp sức ”
+ GV nhắc lại nội dung trò chơi, luật chơi
+ HS tập hợp thành 2 hàng dọc
+ Cho HS chơi thử sau đó chơi thật
GV làm trọng tài, theo dõi, bổ sung .
3. Phần kết thúc(4p)
Mục tiêu : Hệ thông lại bài học, làm các động tác thả lỏng
- GV hệ thống lại bài học
- GV nhận xét giờ học
-------------------------------------------------------
Học vần
Bài 67: ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS đọc được các vần có kết thúc bằng m; các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 60 đến bài 67.
- Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 60 đến bài 67.
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Đi tìm bạn.
- HS khá - giỏi kể được 2- 3 đoạn truyện theo tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu
- Tranh minh họa
III. Hoạt động dạy và học:
A. Bài cũ(4P)
- GV đọc- hs viết vào bảng con: ao chuôm, nhuộm vải, vườn ươm
- 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng: Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh đồng.Trên trời, bướm bay lượn từng đàn.
- GV nhận xét sửa sai
Tiết 1
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1p)
Hỏi: Tuần vừa qua ta đã được học những vần gì mới?
HS nêu những vần mới kết thúc bằng m. GV ghi bảng để lập bảng ôn.
2. Ôn tập(30p) a. Ôn các chữ và âm:
Mục tiêu: Nêu được các chữ để cấu tạo thành các vần đã học trong tuần kết thúc bằng âm m
- HS lên chỉ các chữ ở bảng ôn trên máy chiếu: GV đọc - HS chỉ chữ: i, u, e, ê...
- HS chỉ chữ và đọc
b. Ghép chữ thành vần:
Mục tiêu: Biết ghép chữ ở cột dọc kết hợp các chữ ở hàng ngang của bảng ôn để tạo thành vần
- HS ghép các chữ ở cột dọc kết hợp với chữ ở dòng ngang của bảng ôn để được các vần kết thúc bằng m từ bài 60 đến bài 67 (HS đọc vần nào, GV đưa ra ở máy chiếu vần đó)
am, ăm, âm, om, ôm...
- HS luyện đọc bảng ôn trên máy chiếu ( theo cá nhân, tổ, cả lớp)
GV chỉnh sửa phát âm của HS, chú ý HS yếu .
c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ ứng dụng trong bài
- GV viết ở bảng: xâu kim lưỡi liềm nhóm lửa
- HS tìm tiếng chứa vần vừa ôn
- GV đọc mẫu, giải nghĩa một số từ
- Gọi HS đọc cá nhân- lớp.
- GV nhận xét, sửa sai - chú ý HS yếu
d. Hướng dẫn viết chữ:
Mục tiêu: Tập viết vào bảng con : xâu kim, lưỡi liềm
- GV viết mẫu lên bảng: xâu kim, lưỡi liềm - vừa viết hướng dẫn quy trình viết.
- HS viết vào bảng con: bình minh, nhà rông
- GV nhận xét, sửa sai chữ viết cho HS.
* HS nghỉ giữa tiết
Tiết 2
3. Luyện tập(32p)
a. Luyện đọc:
Mục tiêu: Luyện đọc lại bảng ôn ở SGK; Đọc được đoạn thơ ứng dụng trong bài
* Luyện đọc bảng ôn ở tiết 1
- GV gọi HS lần lượt đọc bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng ở SGK theo cá nhân, nhóm, cả lớp,
GV nhận xét, sửa sai, chú ý HS yếu.
* Đọc đoạn thơ ứng dụng
- Cho HS quan sát - nhận xét tranh minh hoạ ở máy chiếu
- GV giới thiệu đoạn thơ.
- HS đọc đoạn thơ ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV chỉnh sửa phát âm, khuyến khích HS đọc trơn.
b. Luyện viết:
Mục tiêu: Viết đúng vào vở Tập viết: xâu kim, lưỡi liềm
- GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết: xâu kim, lưỡi liềm
- GV nhắc nhở cách cầm bút, ngồi viết đúng tư thế.
- GV kiểm tra -nhận xét chữ viết của HS
c. Kể chuyện: Đi tìm bạn.
Mục tiêu: Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Đi tìm bạn
- HS đọc tên câu chuyện: Đi tìm bạn. GV dẫn vào câu chuyện.
- GV kể diễn cảm, có kèm theo các tranh minh hoạ trên máy chiếu.
- HS thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày.
- HS lên kể theo từng tranh :
Tranh 1: Sóc và Nhím là đôi bạn thân.
Tranh 2: Sóc không thấy Nhím và đi tìm bạn.
Tranh 3: Sóc đi tìm Nhím khắp nơi.
Tranh 4: Sóc gặp Nhím vào mùa xuân.
GV nêu câu hỏi: Câu chuyện có mấy nhân vật, đó là những nhân vật nào ? .
* Ý nghĩa câu chuyện:
Câu chuyện nói lên tình bạn thân thiết của Sóc và Nhím, mặc dầu mỗi người có những hoàn cảnh sống rất khác nhau.
4. Củng cố- dặn dò (3p)
- Cho HS đọc lại toàn bài 1 lần
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò: về nhà học bài, tập kể lại chuyện, xem trước bài sau.
-------------------------------------------------
Luyện toán
LUYỆN BẢNG CỘNG VÀ TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I. Mục tiêu:
- Củng cố về bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 .
- HS nắm chắc hơn và thực hiện thành thạo phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Làm được các bài tập vào vở ô li.
II. Các hoạt
File đính kèm:
- Tuan 16Lop 1.doc