TẬP ĐỌC: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I. Mục tiêu
- Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn .Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải ở cuối bài
- Hiểu nội dung bài:Bác Hồ rất yêu thiếu nhi . Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn , ở , học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em tự nhận lỗi . Thiếu nhi phải thật thà , dũng cảm xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ bài tập đọcSGK.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn lớp 2 tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ ngày tháng năm 200……
TẬP ĐỌC: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I. Mục tiêu
- Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn .Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải ở cuối bài
- Hiểu nội dung bài:Bác Hồ rất yêu thiếu nhi . Bác rất quan tâm xem thiếu nhi ăn , ở , học tập thế nào. Bác khen ngợi khi các em tự nhận lỗi . Thiếu nhi phải thật thà , dũng cảm xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ bài tập đọcSGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố bài:Cậu bé và cây si già ( 5-6 phút)
- Gọi HS đọc lại bài Cậu bé và cây si già và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV và HS cùng nhận xét , GV cho điểm HS.
Hoạt động 2: Luyện đọc( 29-30 phút)
- GV dùng tranh minh hoạ kết hợp với lời để giới thiệu bài và đọc mẫu toàn bài một lượt.
- GV chú ý giọng đọc cho HS
- Yêu cầu HS đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Chú ý cho HS các từ khó đọc :quây quanh, reo lên, trìu mến , mắng phạt....
- Luyện đọc đoạn: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
- Hướng dẫn HS đọc câu dài
Thưa Bác ,/ ai ngoan thì được ăn kẹo ,/ai không ngoan thì không được ạ!//
- Cho HS đọc phần chú giải
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
- Thi đọc giữa các nhóm
Tiết2
Hoạt động3: Tìm hiểu bài ( 17-18 phút)
Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi cho HS trả lời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
+ 1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1
+1 HS đọc đoạn 2, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 2-3
+1 HS đọc đoạn 3, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 4-5
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm(12-13 phút)
- Cho 2-4 nhóm ( mỗi nhóm 4 em)tự phân vai ( người dẫn chuyện , Bác Hồ , các HS, Tộ ) thi đọc chuyện theo vai .
- Lớp theo dõi , nhận xét nhóm,cá nhân đọc hay.
- GV tuyên dương nhóm, các nhân đọc hay.
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò ( 4-5 phút)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà luyện đọc để chuẩn bị cho tiết kể chuyện .
Thứ ngày tháng năm 200……
TOÁN: KI LÔ MET
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Nắm được tên gọi , kí hiệu của ki lô met. Có biểu tượng ban đầu về khoảng cách đo bằng km
- Nắm được quan hệ giữa km và m
- Biết làm các phép tính cộng ,trừ ( có nhớ )trên các số đo với đơn vị là km
- Biết so sánh các khoảng cách ( đo bằng km)
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : Giới thiệu đơn vị đo độ dài ki lô met( km) (8-9 phút)
- GV cho HS nhắc lại các đơn vị đo độ dài đã học cm, dm, m
- Lớp theo dõi nhận xét
- Để đo khoảng cách lớn hơn người ta dùng đơn vị lớn hơn là ki lô met
- GV ghi bảng : Ki lô met viết tắt là km
1km - 100 m
- Cho HS cả lớp đọc đồng thanh
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.(20-21 phút)
Bài 1:Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS cùng lên bảng làm , mỗi em làm một cột , lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2: Cộng , trừ đơn vị đo độ dài km
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài , cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả
- HS cả lớp cùng nhận xét bổ sung .
Bài 3:Biểu tượng đơn vị đo km ngoài thực tế
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả
- HS cả lớp cùng nhận xét bổ sung .
Bài 4: So sánh độ dài quãng đường ngoài thực tế
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vào vở
-Sau đó đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét .
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò( 4-5 phút)
GV nhận xét tiết học và dặn dò.
Thứ ngày tháng năm 200……
ĐẠO ĐỨC: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH
I. Mục tiêu
- Hiểu 1 số ích lợi của các loài vật đối với đời sống con người.
- Chúng ta cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
- Phân biệt hành vi đúng hoặc sai đối với các loài vật có ích.
- Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày.
-Yêu quý các loài vật.Đồng tình với những ai biết yêu quý, bảo vệ các loài vật có ích.Không đồng tình, phê bình những hành động sai trái làm tổn hại đến các loài vật.
II. Chuẩn bị
Tranh trong VBT.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Ích lợi của 1 số loài vật ( 9-10 phút)
*Cho HS làm BT1
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS quan sát tranh vẽ các con vật trong vở bài tập và đọc các việc làm của các con vật để làm bài .
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét .
Kết luận : Hầu hết các con vật đều có ích cho cuộc sống .
Hoạt động 2: Bảo vệ loài vật có ích ( 9-10 phút)
- Cho HS thảo luận nhóm đôi – Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả các câu hỏi sau :
+ Em biết những con vật nào có ích ? Hãy kể những ích lợi của chúng.
+ Cần làm gì để bảo vệ chúng ?
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
Kết luận : Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường giúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành .
Hoạt động 3: Phân biệt hành vi đúng sai ( 10-11 phút)
*Cho HS làm BT2
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm vào vở
- HS đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
( Tranh 1-3-4 các bạn nhỏ biết bảo vệ chăm sóc các loài vật .
Bằng và Đạt trong tranh 2 đã hành động sai.)
Hoạt động 4:Củng cố – Dặn dò (4-5’)
GV nhận xét tiết học và dặn dò.
Thứ ngày tháng năm 200……
CHÍNH TẢ: ( TC) AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I. Mục tiêu
- Nghe viết chính xác1 đoạn văn trong truyện Ai ngoan sẽ được thưởng
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tr/ch ; êt/êch.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố phân biệt s/x ( 4-5 phút)
- Yêu cầu HS viết bảng con các từ sau:xuất sắc, sóng biển, xanh xao, xô đẩy...
- GV cùng HS nhận xét sửa sai
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả ( 18-19 phút)
- GV đọc đoạn viết
- Gọi 3 HS lần lượt đọc đoạn văn.
+ Yêu cầu HS nêu nội dung đoạn chính tả
+ Hãy nêu cách trình bày một đoạn văn.
+ Ngoài ra chữ đầu câu, trong bài chính tả này có những chữ nào cần viết hoa? Vì sao?
- Hướng dẫn viết từ khó vào bảng con: Bác Hồ , ùa tới , quây quanh....
- GV đọc cho HS viết bài vào vở- GV theo dõi uốn nắn các em để các em viết đúng mẫu.
- GV chấm 7-8 bài và nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả ( 9-10 phút)
Bài a : Phân biệt tr/ch
- Gọi HS đọc đề bài sau đó gọi 1 HS lên làm bài trên bảng lớp, yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập sau đó nhận xét bổ sung
- Yêu cầu 1-2 HS đọc lại bài sau khi đã điền .
Bài b, Phân biệt êt/êch
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm vào vở
- HS đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét .
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (1-2’)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng bài.
Thứ ngày tháng năm 200……
TẬP ĐỌC: CHÁU NHỚ BÁC HỒ
I. Mục tiêu
- Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn . Ngắt nghỉ hơi đúngnhịp thơ.Biết đọc với giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nghĩa các từ ở phần chú giải trong bài
- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ Miền Nam sống trong vùng địch tạm chiến mong nhớ tha thiết Bác Hồ. Đêm đêm bạn giở ảnh Bác vẫn cất giấu , ngắm Bác , ôm hôn ảnh Bác . Hiểu tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi niền nam , thiếu nhi cả nước đối với Bác vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc .
II. Chuẩn bị
Tranh minh hoạ bài tập đọcSGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố bài:Ai ngoan sẽ được thưởng ( 5-6 phút)
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của chuyện “Ai ngoan sẽ được thưởng ” và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV và HS cùng nhận xét , GV cho điểm HS.
Hoạt động 2: Luyện đọc( 9-10 phút)
- GV dùng tranh minh hoạ kết hợp với lời để giới thiệu bài và đọc mẫu toàn bài một lượt.
- GV chú ý giọng đọccho HS
- Yêu cầu HS đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Chú ý cho HS các từ khó đọc : Ô lâu, bâng khuâng, vầng trán, ngẩn ngơ....
- Luyện đọc đoạn: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
- Hướng dẫn HS cách ngắt nhịp các dòng thơ:
- Cho HS đọc phần chú giải
- Đọc từng đoạn trong nhóm .
- Thi đọc giữa các nhóm
Hoạt động3: Tìm hiểu bài ( 12-13 phút)
Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi cho HS trả lời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
+ 1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1
+1 HS đọc đoạn 2, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 2
+ 1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 3
+HS theo dõi toàn bài trả lời câu hỏi 4
Hoạt động 4: Hướng dẫn học thuộc lòng (10-11 phút)
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc từng đoạn , cả bài.
- Cho HS thi đọc từng đoạn , cả bài
- GV tuyên dương các em thuộc bài .
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò ( 1-2 phút)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà luyện HTL bài thơ .
Thứ ngày tháng năm 200……
TOÁN: MI LI MET
I. Mục tiêu
Giúp HS.
- Nắm được tên gọi , kí hiệu và độ lớn của đơn vị mi li met
- Nắm được quan hệ giữa cm và mm ; giữa m và mm
- Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm
II. Chuẩn bị
Thước có chia vạch mm
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Giới thiệuđôn vị đo độ dài mm.(9-10 phút)
- GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo độ dài đã học
- GV giới thiệu tiếp đơn vị đo độ dài mi li met và viết lên bảng
Mi li met viết tắt là mm
- Cho HS quan sát độ dài 1 cm trên thước và hỏi HS Độ dài 1cm được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau?
- Giới thiệu cho HS biết độ dài của một phần chính là 1mm
GV hỏi 1cm bằng bao nhiêu mm? GV viết bảng 1cm - 10 mm
1m bằng bao nhiêu mm ?
- GV gợi ý để HS trả lời : 1m-100 cm ; 1 cm- 10 mm
- Vậy 1m - 10 trăm mm tức là 1m - 1000 mm GV viết bảng
- Gọi một số HS nhắc lại : 1cm-10mm ; 1m - 1000 mm
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.( 20-21 phút)
Bài 1: Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài cm, mm, m
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó đọc kết qua bài làm lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2:Củng cố đơn vị đo mm
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn để HS hiểu bài làm mẫu
- HS lên bảng làm , lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung .
Bài 3: Giải toán có đơn vị là mm
- HS đọc đề bài - HS làm vào vở
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài 4: Ước lượng độ dài theo đơn vị đo
- HS đọc yêu cầu của bài - HS làm vào vở
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
Hoạt động 3:Củng cố – Dặn dò (2-3’)
-Nhận xét tiết học, dặn HS về ôn các đơn vị đo độ dài.
Thứ ngày tháng năm 200…
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ
I. Mục tiêu
- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về Bác Hồ.
- Rèn kĩ năng đặt câu
II. Chuẩn bị
Tranh trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động1: Củng cố từ ngữ về cây cối ( 5-6 phút)
- Gọi 1 HS lên bảng viết từ tả bộ phận của thân cây
- Gọi 1 HS lên bảng viết từ tả bộ phận của lá cây
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ về Bác Hồ ( 8-9 phút)
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu của bài
- GV giúp HS nắm được từ mẫu
- HS làm vào vở
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
Hoạt động 3: Củng cố kĩ năng đặt câu( 19-20 phút)
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS làm vào vở
- HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh SGK và suy nghĩ làm bài vào vở
- HS tiếp nối nhau đọccâu đã đặt , lớp theo dõi nhận xét bổ sung
( Tranh1: Các bạn thiếu nhi đi thăm lăng Bác
Tranh 2: Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài của Bác
Tranh3: Các bạn thiếu nhi tham gia tết trồng cây nhớ Bác )
- Nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 4:Củng cố – Dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và tập đặt câu với Từ ngữ về Bác Hồ.
Thứ ngày tháng năm 200……
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố:
- Về các đơn vị đo độ dài : m, km, mm
- Rèn kĩ năng làm tính , giải toán có liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học ( m, km ,mm)
- Rèn kĩ năng đo độ dài các đoạn thẳng
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố cộng, trừ, nhân ,chia các số đo độ dài (6-7 phút)
Bài1: HS nêu yêu cầu của bài
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập
- 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột , lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Yêu cầu 1 vài HS giải thích về cách cộng, trừ, nhân ,chia các số đo độ dài
- Nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 2: Củng cố về giải toán ( 14-15 phút)
Bài 2: HS đọc đề bài
- HS làm vào vở
- HS lên bảng làm bài .
- Lớp nhận xét bổ sung .
Bài 3: HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chấm một số bài và nhận xét .
Hoạt động 3: Củng cố kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng và tính chu vi hình tứ giác ( 10-11 phút)
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm vào vở
- 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một câu , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
- Yêu cầu một số HS nhắc lại cách tính chu vi hình tứ giác
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (1-2’)
Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà ôn luyện về các đơn vị đo độ dài .
Thứ ngày tháng năm 200……
KỂ CHUYỆN: AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I.Mục tiêu
- Biết tóm tắt nội dung của từng đoạn truyện bằng 1 câu, hoặc một cụm từ theo mẫu.
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt cho phù hợp.
- Biết phối hợp với bạn để dựng lại câu chuyện theo vai.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động1: Củng cố câu chuyện: Những quả đào .( 5-6 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Những quả đào.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện(28-30 phút)
* Tóm tắt nội dung từng đoạn truyện
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài đọc cả mẫu.
- HS làm ra nháp
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
- GV nhận xét chốt ý đúng
* Kể lại từng đoạn truyện theo tranh
-Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo tranh .
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể.
- Tổ chức cho HS kể 2 vòng.
- Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể.
- Tuyên dương các nhóm HS kể tốt.
- Khi HS lúng túng, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý từng đoạn cho HS.
* Kể lại toàn bộ nội dung truyện
- GV yêu cầu 2-3 HS đại diện cho 2-3 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
- Cả lớp và giào viên nhận xét cho điểm .
-Cho 1 số HS kể lại đoạn cuối theo lời của bạn Tộ
Hoạt động 3:Củng cố – Dặn dò (1-2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
Thứ ngày tháng năm 200……
LUYỆN TẬP ĐỌC: CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ
I. Mục tiêu
-Đọc trơn các từ dễ lẫn .Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.Biết thể hiện lời nhân vật trong khi đọc.
- Hiểu được ý nghĩa các từ mới: háo hức, bình phẩm
- Hiểu được nội dung của bài văn: Vai trò rất quan trọng của vô tuyến truyền hìnhđể nâng cao hiểu biết bồi dưỡng tình cảm.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọcSGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố bài:Cháu nhớ Bác Hồ ( 5-6 phút)
- Gọi 2-3 HS đọc thuộc bài“Cháu nhớ Bác Hồ” và trả lời câu hỏi về ND bài
- GV và HS cùng nhận xét , GV cho điểm HS.
Hoạt động 2: Luyện đọc( 9-10 phút)
- GV dùng tranh minh hoạ kết hợp với lời để giới thiệu bài và đọc mẫu toàn bài
- GV chú ý giọng đọccho HS
- Yêu cầu HS đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Chú ý cho HS các từ khó đọc :truyền hình, chật ních , trao đổi, reo vui....
- Luyện đọc đoạn: HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
- Cho HS đọc phần chú giải
- Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm
Hoạt động3: Tìm hiểu bài ( 12-13 phút)
Cho HS đọc từng đoạn , GV nêu câu hỏi cho HS trả lời , lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
+ 1 HS đọc đoạn 1, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 1
+1 HS đọc đoạn 2-3, lớp theo dõi trả lời câu hỏi 2
+ HS suy nghĩ trả lời câu hỏi 3
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm(10-11 phút)
- Cho 2-3 nhóm (mỗi nhóm 3HS) tự phân vai : người dẫn chuyện ,Liên, cô phát thanh viên, vài ba người xem ti vi thi đọc lại bài
- Lớp theo dõi , nhận xét nhóm,cá nhân đọc hay.
- GV tuyên dương nhóm, các nhân đọc hay.
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò ( 1-2 phút)
- GV nhận xét tiết học . Dặn HS về nhà luyện đọc thêm .
Thứ ngày tháng năm 200……
CHÍNH TẢ:( NV) CHÁU NHỚ BÁC HỒ
I. Mục tiêu
- Nghe và viết lại đúng 6 dòng thơ của bài “ Cháu nhớ Bác Hồ”.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr ; êt/êch.
II. Chuẩn bị
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố phân biệt ch/tr( 4-5 phút)
- Yêu cầu HS viết bảng con các từ sau:chào, chương , trường, trăng...
- GV cùng HS nhận xét sửa sai
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả ( 17-18 phút)
- GV đọc đoạn viết
- Gọi 3 HS lần lượt đọc đoạn thơ.
+ Đoạn thơ nói gì?
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Hướng dẫn viết từ khó vào bảng con: bâng khuâng, chòm râu, trăng sáng...
- GV đọc cho HS viết bài vào vở
- GV theo dõi uốn nắn các em để các em viết đúng mẫu.
- GV đọc cho HS soát bài.
- GV chấm 7-8 bài và nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả ( 11-12 phút)
Bài 1-2: Phân biệt ch/tr và êt/ êch
- GV hướng dẫn HS làm lần lượt từng bài.
- Gọi HS đọc đề bài
- HS lên làm bài trên bảng lớp, yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập sau đó nhận xét bổ sung
- Yêu cầu 1-2 HS đọc lại bài sau khi đã điền .
- HS đổi vở kiểm tra cho nhau và nhận xét .
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (1-2’)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại cho đúng bài.
Thứ ngày tháng năm 200……
TOÁN: VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM , CHỤC, ĐƠN VỊ
I. Mục tiêu
- Giúp HS :
On lại về so sánh các số và thứ tự các số
-On lại đếm các số ( trong phạm vi 1000)
- Biết viết số có ba chữ số thành tổng các trăm , chục , đơn vị
II. Chuẩn bị
Bộ đồ dùng toán
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố thứ tự các số ( 5-6 phút)
Cho HS đếm miệng từ 201đến 210 ; 321 đến 332 ......; 991 đến 1000
Hoạt động2:Phân tích số thành tổng các trăm , chục , đơn vị ( 9-10 phút)
GV dùng bảng gài , các ô vuông hướng dẫn HS phân tích số 357 thành tổng các trăm , các chục, các đơn vị
- HS nêu 357 gồm 3 trăm 5 chục 7 đơn vị
- GV vừa đọc vừa viết 357- 300 + 50 + 7
- Cho vài HS thực hành với các số 529 , 736 , 241 viết thành tổng các trăm , chục , đơn vị .
*Lưu ý cho HS : Nếu hàng đơn vị , hàng chục là o thì không viết nó vào tổng.
Hoạt động 3: Thực hành ( 18-19 phút)
Bài 1:Thực hành viết các số thành tổng các trăm , chục , đơn vị
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV hướng dẫn giúp HS hiểu bài làm mẫu
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau và nhận xét
Bài 2: Nhận biết các số từ tổng các trăm , chục , đơn vị
-HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở
- HS lên bảng bài làm , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Bài 3-4: Viết các số thành tổng các trăm , chục , đơn vị
- GV nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột
- Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung
Hoạt động4: Củng cố – Dặn dò (1-2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn luyện và làm các BT trong SGK
Thứ ngày tháng năm 200……
TẬP VIẾT: CHỮ HOA M ( KIỂU 2)
I. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng viết chữ.
- Viết chữ hoa M kiểu 2 (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định.
- Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy.
- Góp phần rèn luyện tính cẩn thận
II. Chuẩn bị: Chữ mẫu M hoa kiểu 2
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Củng cố cách viết chữ A ( 4-5 phút)
- Cho HS viết bảng con: A , Ao . GV nhận xét uốn nắn cho HS
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ cái hoa ( 6-7 phút)
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Gắn mẫu chữ M hoa kiểu 2
Chữ M hoa kiểu 2 cao mấy li? Viết bởi mấy nét?
- GV chỉ vào chữ M hoa kiểu 2 và miêu tảcách viết
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết:
+Nét 1: ĐB trên ĐK 5, viết nét móc 2 đầu bên trái ( 2 đầu lượn vào trong ), DB ở ĐK2
+Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đoạn nét cong ở ĐK 5viết tiếp nét móc xuôi trái dừng bút ở ĐK 1 .
+ Nét 3: Từ điểm DB của nét2lia bút lên đoạn nét móc ở ĐK5viết nét lượn ngang rồi đổi chiều bút viết tiếp nét móc phải DB ở ĐK2
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con : M .GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng(4-5 phút)
- Giới thiệu câu: Mắt sáng như sao
- Quan sát và nhận xét:Nêu độ cao các chữ cái.Cách đặt dấu thanh ở các chữ.Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
- GV viết mẫu chữ: “Mắt” lưu ý nối nét .
- HS viết bảng con : Mắt - GV nhận xét và uốn nắn.
Hoạt động 4: Viết vở( 19-20 phút)
- GV nêu yêu cầu viết , HS viết vào vở .GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
- Chấm 7-8 bài và nhận xét
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò (1-2’)
-GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp - GV nhận xét tiết học và dặn dò.
Thứ ngày tháng năm 200……
TẬP LÀM VĂN: NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI
I.Mục tiêu
- Biết nghe kể mẫu chuyện và trả lời câu hỏi về truyện “ Qua suối”.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người . Bác lo kê lại hòn đá trên dòng suối cho những người đi sau khỏi ngã .
- Rèn kĩ năng viết: Trả lời đúng một câu hỏi về nội dung câu chuyện
II. Chuẩn bị
Tranh trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Củng cố câu chuyện “ Sự tích hoa dạ lan hương” (5-6 phút)
- Gọi 2, 3 HS lần lượt kể lại câu chuyện “ Sự tích hoa dạ lan hương” và trả lời câu hỏi về ND bài
- GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động2: Rèn kĩ năng nghe hiểu và trả lời câu hỏi (16-17 phút)
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài và 4 câu hỏi
- Cả lớp quan sát tranh minh họa và nói về tranh
- GV kể chuyện 3 lần
Lần1: dừng lại yêu cầu HS quan sát lại bức tranh , đọc lại 4 câu hỏi dưới tranh
Lần 2: Vừa kể vừa giới thiệu....
- GV nêu lần lượt từng câu hỏi , HS trả lời , GV chốt ý kiến đúng .
- 3-4 cặp HS hỏi đáp trước lớp theo 4 câu hỏi SGK
- 1-2 khá kể lại toàn bộ câu chuyện , lớp theo dõi nhận xét
Hoạt động3: Rèn kĩ năng viết (10-11 phút)
Bài 2:GV yêu cầu HS đọc đề bài để HS nắm được yêu cầu của bài
- GV nhắc HS chỉ viết một câu trả lời của câu hỏi d
- HS viết vào vở
- GV kiểm tra và nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò (2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại những câu trả lời của bài vào vở.
Thứ ngày tháng năm 200……
TOÁN: PHÉP CỘNG KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 1000
I. Mục tiêu
Giúp HS:Biết cách đặt tính rồi tính cộng các số có ba chữ số theo cột dọc
II. Chuẩn bị
Bộ đồ dùng toán
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Hướng dẫn cộng các số có ba chữ số ( 11-12 phút).
- GV nêu nhiệm vụ tính 326 + 253
- GV dùng bảng gài , các ô vuông nhỏ hướng dẫn HS gắn thể hiện được các số 326 và 253 sau đó hướng dẫn HS cộng 2 số này bằng cách gộp lại kết quả được tổng .
Hỏi: Tổng này có mấy trăm, mấy chục , mấy đơn vị ?
HS nêu kết quả
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính và cách tính
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính và tính kết quả của phép cộng trên:
326
+ 253
579
- Hướng dẫn HS tổng kết thành qui tắc .
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành( 20-21 phút).
Bài 1: Thực hành cộng các số trong phạm vi 1000
- 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu 2 HS cùng lên bảng , mỗi em làm một cột
- Lớp làm vào vở sau đó nhận xét bổ sung
Bài 2: Đặt tính và tính kết quả của phép cộng các số có ba chữ số
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- HS làm vào vở
-4 HS cùng lên bảng chữa bài lớp theo dõi và nhận xét.
- Yêu cầu một số HS nêu lại cách đặt tính , cách tính kết quả của phép cộng các số có ba chữ số.
Bài 3: Cộng nhẩm các số tròn trăm
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào vở sau đó đọc kết quả , lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Hoạt động 4:Củng cố – Dặn dò (1-2’)
GV nhận xét tiết học và dặn dò.
Thứ ngày tháng năm 200……
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT
I. Mục tiêu
- HS hiểu và nhớ được một số kiến thức đã học về các cây cối và các con vật .
- HS biết một số loài vật và cây cối vừa sống được ở dưới nước vừa sống được ở trên cạn .
- HS có ý thức bảo vệ các loài vật và con vật .
II. Chuẩn bị
Tranh ảnh trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: On các cây cối và các con vật (15-16 phút)
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 2HS quay mặt vào nhau.
- Yêu cầu các nhóm quan sát tranh ảnh ở SGKvà cho biết:
+ Hãy chỉ và nói cây nào sống trên cạn , cây nào sống dưới nước , cây nào vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước , cây nào rễ hút nước và các chất khác trong không khí .
+ Hãy chỉ và nói con vật nào sống trên cạn , con vật nào sống dưới nước , con vật nào vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước , con vật nào bay lượn trên không
- Gọi 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức đã học về các con vật và cây cối ( 16-17 phút)
-Chia lớp thành 4 nhóm , giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm1: Thu thập tìm ra các con vật và các cây cối sống trên cạn
+ Nhóm2: Thu thập tìm ra các con vật và các cây cối sống dưới nước
+ Nhóm3: Thu thập tìm ra các con vật và các cây cối vừasống trên cạn vừa sống dưới nước
+ Nhóm4: Thu thập tìm ra các con vật và các cây cối sống trên không.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bầy
- Các nhóm khác theo dõi nhận xé bổ sung.
Hoạt động 3:Củng cố – Dặn d
File đính kèm:
- TUAN 30.doc