Bài soạn môn Địa lý 10 - Bài 10: Thực hành: Nhận xét sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được sự phân bố các vành đai động đất và các vùng núi trẻ trên TG.

- Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo.

2. Kỹ năng

- Xác định trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ.

- Xác định các mối quan hệ, trình bày các MQhệ đó bẳng lược đồ, bản đồ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa trên TG ( Hoặc lược đồ trong SGK)

- Bản đồ tự nhiên TG

- Tập bản đồ TG và các châu lục

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 10 - Bài 10: Thực hành: Nhận xét sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 Bài 10 Thực hành: Nhận xét sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ. Ngày soạn: 13/09/2009 Ngày giảng: 14/09/2009 I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được sự phân bố các vành đai động đất và các vùng núi trẻ trên TG. - Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo. 2. Kỹ năng - Xác định trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ. - Xác định các mối quan hệ, trình bày các MQhệ đó bẳng lược đồ, bản đồ. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa trên TG ( Hoặc lược đồ trong SGK) - Bản đồ tự nhiên TG - Tập bản đồ TG và các châu lục III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên các dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành? Trong 4 quá trình: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ thì quá trình nào hình thành các dạng địa hình? ( Quá trình bóc mòn và bồi tụ => Còn gọi là dạng địa hình Bóc mòn - Bồi tụ) ? Phân tích mối quan hệ giữa 3 quá trình: Phong hóa, vận chuyển và bồi tụ? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Yêu cầu HS nhắc lại tên 7 mảng kiến tạo - Mảng Thái Bình Dương - Mảng ấn Độ - Ôxtrâylia - Mảng Âu - á - Mảng Phi - Mảng Bắc Mĩ - Mảng Nam Mĩ - Mảng Nam cực Hoạt động 2: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của thuyết “Kiến tạo mảng” - Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo, chúng không đứng yên mà di chuyển - Nguyên nhân: Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất ở lớp Manti trên. - Ranh giới chỗ tiếp xúc của các mảng là những vùng bất ổn: Động đất, núi lửa Có 3 dạng tiếp xúc: + Tiếp xúc tách dãn . + Tiếp xúc dồn ép. + Tiếp xúc trượt ngang. ? Dựa vào hình 7.3 (trang 27), hình 10 (trang 38) SGK và bản đồ tự nhiên TG, hãy: Nêu tên, xác định vị trí các KV hay có động đất, núi lửa trên TG? (Yêu cầu HS lên bảng trình bày và HS ở dưới lớp bổ xung và giải thích) Mở rộng: Vành đai lửa Thái Bình Dương chiếm 61,7% tổng số núi lả trên TG (khoảng 400 ngọn đang hoạt động). Thông tin * Động đất: Là hiện tượng chấn động ở 1 bộ phận nào đó của lớp vỏ Trái đất. Nguyên nhân chủ yếu là do nội lực bên trong của Trái đất. Những KV có động đất lớn trên TG là những KV nằm chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo. Động đất chia làm 9 cấp (cường độ) theo thang độ Richte. Núi lửa thường có dạng hình nón, đỉnh có miệng trũng, ở đó thường xuyên hoặc định kỳ phun ra các chất khí hơi nước, đá tảng, tro, dung nhamĐôi khi các chất khí và hơi nước cũng bốc ra từ các khe nứt ở sườn núi, tạo nên các miệng núi lửa phụ (nhiệt độ khoảng 700-12000C). Phân ra 2 loại núi lửa: + Núi lửa hoạt động (khoảng 600 ngọn) + Đã tắt: Phú Sĩ (Nhật Bản); Hồ Lắc (Tây Nguyên -Việt Nam) * Sóng thần (Tsunami-bắt nguồn từ tiếng Nhật) chỉ những con sóng cao từ 10 m trở lên. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do hoạt động địa chấn dưới biển. Không phải nơi nào cũng hình thành sóng thần mà phải là những nơi có bờ biển nông, thoải (Những nơi có vách biển dựng đứng không hình thành được ) => làm lớp nước mỏng chồm lên (Vận tốc 400-900 km/h) hay xảy ra ở Thái Bình Dương và ấn Độ Dương. ? Hãy phân biệt núi già và núi trẻ? - Núi già: Núi hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng - Núi trẻ: Núi mới hình thành cách đây vài chục triệu năm, có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu -> Hiện nay núi trẻ vẫn đang được nâng lên cao. ? Em có nhận xét gì về sự phân bố của các KV có động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ? (Yêu cầu HS đối chiếu, so sánh vị trí của các KV có động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ với bản đồ các mảng kiến tạo) ? Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ có liên quan gì đến các mảng kiến tạo của thạch quyển không? - HS quan sát đường ranh giới giữa các mảng và đai phân bố động đất. - Nhớ lại kiến thức và giải thích vì sao lại có hiện tượng như vậy. 1. Xác định các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ * Các vùng có núi lửa, động đất: - Vành đai lửa Thái Bình Dương. - Địa Trung Hải -> Inđônêxia. - KV Đông Phi. - Dải dọc Đại Tây Dương. * Các vùng núi trẻ tiêu biểu: - Himalaya (Châu á). - Coocđie, Anđet (Châu Mĩ). - Anpơ, Capca, Pirênê (Châu Âu) 2. Nhận xét - Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trùng khớp với nhau. - Các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường nằm ở các vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo của thạch quyển. - Nguyên nhân: Do các mảng kiến tạo di chuyển sẽ nén ép, tách dãnTại những vùng tiếp xúc hay tách dãn sẽ là nơi xảy ra nhiều hoạt động động đất, núi lửa, các hoạt động tạo núi IV. Củng cố Xác định vị trí các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ tiêu biểu trên Trái đất? Sự phân bố các vành đai động đát, núi lửa, các vùng núi trẻ có liên quan như thế nào đến mảng kiến tạo của thạch quyển? Giải thích?

File đính kèm:

  • docTiet 11- Thuc hanh- Nhan xet ve su pb cac vanh dai dong dat, nui lua va cac vung nui tre tren BD.doc
Giáo án liên quan