Bài soạn môn Địa lý 10 - Bài 16: Sóng. thủy triều, dòng biển

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển.

- Hiểu và trình bày được vị trí giữa Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào?

- Nhận xét quy luật phân bố của 1 của các dòng biển lớn trên các đại dương.

2. Kỹ năng

Biết phân tích các hình ảnh, tranh vẽ để nắm được nội dung bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ các dòng biển trên TG.

- Một số hình ảnh về sóng, sóng bạc đầu, thủy triều và các hoạt động kinh tế của con người lợi dụng sóng, thủy triều và dòng biển.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 10 - Bài 16: Sóng. thủy triều, dòng biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19 Bài 16 Sóng. Thủy triều. Dòng biển. Ngày soạn: Ngày giảng: I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển. - Hiểu và trình bày được vị trí giữa Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào? - Nhận xét quy luật phân bố của 1 của các dòng biển lớn trên các đại dương. 2. Kỹ năng Biết phân tích các hình ảnh, tranh vẽ để nắm được nội dung bài học. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ các dòng biển trên TG. - Một số hình ảnh về sóng, sóng bạc đầu, thủy triều và các hoạt động kinh tế của con người lợi dụng sóng, thủy triều và dòng biển. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thủy quyển là gi. Hãy trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái đất ? ? Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Sóng biển là gì? GV: Nhìn bề ngoài các ngọn sóng cứ dịch chuyển nối tiếp nhau nên có cảm giác là sóng di động. Thực ra, sóng biển là chuyển động dao động của các phần tử nước theo 1 quỹ đạo vòng tròn và sự truyền sóng trên chỉ là truyền dao động mà thôi. Hiện tượng này có thể nhận thấy dễ dàng khi quan sát 1 vật nổi trên sóng. Vì vật đó không bị đẩy đi nơi khác mà chỉ lên cao, xuống thấp ở 1 chỗ. ? Nguyên nhân sinh ra sóng biển? - Nguyên nhân chủ yếu do gió. - Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác: Hoạt động của các khối khí xoáy, thay đổi của áp suất khí quyển, mật độ nước biển, độ mặn, hay do hoạt động của núi lửa, động đất Có 3 dạng sóng chính: - Sóng nhọn đầu: Sinh ra do gió trực tiếp tác động vào mặt nước có kích thước lớn. - Sóng bạc đầu: Gió càng mạnh thì các đợt sóng nhọn đầu càng ngắn, nước biển tung bọt lên, trắng xóa. - Sóng lừng: Vì quán tính lớn, trong khi đó việc truyền sóng lại rất chậm và cách xa nguồn sinh ra hàng trăm, hàng nghìn km. Tuy gió đã tắt mà sóng vẫn truyền tới => Những nơi ấy sóng thấp, đầu sóng tròn và độ dài sóng rất lớn. ? Sóng thần là gì? Nguyên nhân sinh ra sóng thần? - Chiều cao của sóng TB 20 - 40m, có khi cao hơn. - Tốc độ 400 – 800 km/h Khi có sóng thần: Đứng trên bờ thấy đất rung nhẹ dưới chân, nước biển sủi bọt, 1 thời gian sau nước biển đột ngột rút ra rất xa bờ, cuối cùng 1 bức tường nước khổng lồ sẽ đột ngột tiến nhanh vào bờ tàn phá tất cả những gì trên đường chúng đi qua. ? Thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều? GV: Chế độ thủy triều của các nơi trên Trái đất là khác nhau. - Bán nhật triều: Lên xuống 2 lần/ngày - Nhật triều: Lên xuống 1 lần/ngày - Tạp triều: Lên xuống có khi 2 lần, có khi 1 lần/ngày ? Quan sát hình 16.2 cho biết vị trí của Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất khi “triều cường”? - Thẳng hàng - Vào thời gian không trăng và trăng tròn. ? Quan sát hình 16.3 cho biết vị trí Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất khi “triều kém”? - Vuông góc - Vào những ngày trăng khuyết. * KN dòng biển: Là hiện tượng chuyển động của các lớp nước trên mặt tạo thành các dòng chảy trên các biển và đại dương. Có nhiều nguyên nhân sinh ra dòng biển: Gió thổi thường xuyên (Tín phong, Tây ôn đới); gió mùa (các dòng ven biển); hay sự chênh lệch về nhiệt độ, độ mặn giữa các biển và đại dương. GV: Các dòng nóng và lạnh hợp lại với nhau thành các vòng hoàn lưu của các đại dương ở từng bán cầu. ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở BBC theo chiều kim đồng hồ; ở NBC theo chiều ngược lại. Nguyên nhân do ảnh hưởng của lực Côriôlit. VD: Tại Bắc ấn Độ Dương dòng biển nóng (mùa hạ) chảy vòng từ Xrilanca -> vịnh Bengan -> Inđônêxia -> về phía Tây và trở lại Xrilanca; Vào mùa đông hướng chảy ngược lại. ? CMR: có sự đối xứng của các dòng biển nóng và lạnh ở bờ Đông và Tây của các đại dương? I. Sóng biển * KN: Là 1 hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. * Nguyên nhân gây ra sóng biển chủ yếu do gió. * Sóng thần: Là loại sóng có chiều cao và tốc dộ rất lớn. Nguyên nhân sinh ra chủ yếu do động đất. II. Thủy triều 1. Khái niệm Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương. 2. Nguyên nhân Do sức hút của Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất. 3. Đặc điểm - Triều cường (dao động thủy triều lớn nhất): Khi đó thấy Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất nằm thẳng hàng. - Triều kém (dao động thủy triều nhỏ nhất): Khi đó thấy Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất nằm vuông góc với nhau. III. Dòng biển Bao gồm: Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh. - Các dòng biển nóng: Thường phát sinh ở 2 bên xích đạo, chảy về hướng Tây, khi gặp lục địa thì chuyển hướng chảy về cực. - Các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 -400 chảy về phía xích đạo. - ở BBC còn có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực men theo bờ Tây các đại dương về phía xích đạo. - ở vùng gió mùa thường xuất hiện dòng biển đổi chiều theo mùa. - Các dòng nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương. iv. Củng cố Cho biết nguyên nhân tạo ra sóng biển và sóng thần? Nhận xét vị trí của Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất ở những ngày triều cường và triều kém Nhận xét về sự phân bố của các dòng biển nóng và lạnh trên TG?

File đính kèm:

  • docTiet 19- Song. Thuy trieu. Dong bien.doc