Bài soạn môn Địa lý 10 - Bài 5: Vũ trụ.hệ mặt trời và trái đất.hệ qủa chuyển động tự quay quanh trục của trái đất

I / MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức :Biết được vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt trời trong đó có Trái đất chỉ là một bộ phận nhỏ bé của Vũ trụ. Hiểu và trình bày khái quát về Hệ Mặt trời, vị trí các vận động của TĐ trong hệ MT. Trình bày và giải thích được các hiện tượng : luân phiên ngày,đêm; giờ trên TĐ, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt TĐ .

2/ Kĩ năng : Xác định được hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt trời, vị trí của TĐ trong hệ MT; trình bày và giải thích được các hệ qủa chuyển động tự quay .Xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể ( thông qua kênh hình của Sgk ) .

 3/ Thái độ :Nhận thức đúng đắn về sự tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên .

II / CHUẨN BỊ : ( Soạn – giảng = M.P.P )

1/ Giáo viên :Qủa địa cầu, 1 ngọn đèn hoặc 1 cây nến + lửa .Băng hình,đĩa CD về Vũ trụ và Trái đất .Mô hình vận động của TĐ trong hệ MT .Phóng to các hình của bài 5 .

2/ Học sinh : Giấy A3 + đồ dùng học nhóm .

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 10 - Bài 5: Vũ trụ.hệ mặt trời và trái đất.hệ qủa chuyển động tự quay quanh trục của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :16/09/2007 Tuần :03 Ngày giảng : Tiết :05 Lớp :10 / Ban : A,B CHƯƠNG II VŨ TRỤ. HỆ QỦA CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT BÀI 5 VŨ TRỤ.HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT.HỆ QỦA CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT I / MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức :Biết được vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt trời trong đó có Trái đất chỉ là một bộ phận nhỏ bé của Vũ trụ. Hiểu và trình bày khái quát về Hệ Mặt trời, vị trí các vận động của TĐ trong hệ MT. Trình bày và giải thích được các hiện tượng : luân phiên ngày,đêm; giờ trên TĐ, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt TĐ . 2/ Kĩ năng : Xác định được hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt trời, vị trí của TĐ trong hệ MT; trình bày và giải thích được các hệ qủa chuyển động tự quay .Xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể ( thông qua kênh hình của Sgk ) . 3/ Thái độ :Nhận thức đúng đắn về sự tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên . II / CHUẨN BỊ : ( Soạn – giảng = M.P.P ) 1/ Giáo viên :Qủa địa cầu, 1 ngọn đèn hoặc 1 cây nến + lửa .Băng hình,đĩa CD về Vũ trụ và Trái đất .Mô hình vận động của TĐ trong hệ MT .Phóng to các hình của bài 5 . 2/ Học sinh : Giấy A3 + đồ dùng học nhóm . III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ Ổn định lớp & Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra việc làm bài thực hành . 2/ Bài mới : a/ Mở bài : Em biết gì về Hệ Mt, về Trái đất trong hệ MT ? chúng ta thường nghe nói về Vũ trụ.Vậy Vũ trụ là gì ? Vũ trụ được hình thành như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp về các vấn đề này : b/ Tiến trình bài mới : Thời lượng Hoạt động của Giáo viên & Học sinh Kiến thức cơ bản 5 phút 5 phút 5 phút 5 phút 5 phút 5 phút HĐ 1 : Cả lớp : - HS xem hình 5.1 + Sgk : + Vũ trụ là gì ? phân biệt Thiên hà với dải Ngân hà ? - Hệ MT của chúng ta có đặc điểm gì ? HĐ 2 : Cá nhân / Cặp : ¯ Bước 1 :HS xem hình 5.2 + Sgk : - Hãy mô tả Hệ MT .Kể tên các hành tinh trong hệ MT từ trong ra - Nhận xét hình dạng qũy đạo và hướng chuyển động của các hành tinh ? ¯ Bước 2 : HS trình bày ,GV chuẩn kiến thức : các thiên thể gồm:các hành tinh,tiểu hành tinh,vệ tinh,sao chổi, thiên thạch .TĐ ở vị trí nào trong hệ MT.Trái đất có những chuyển động chính nào ? HĐ 3 : Cặp / Nhóm : ¯ Bước 1 : HS xem hình 5.2 + Sgk và kiến thức đã học + TĐ là hành tinh thứ mấy tính từ MT ? vị trí đó có ý nghĩa ntn đối với sự sống ? + TĐ có mấy chuyển động chính ? đó là các chuyển động nào ? + TĐ tự quay theo hướng nào ?trong khi tự quay có điểm nào trên TĐ không thay đổi vị trí ?thời gian TĐ tự quay là bao lâu ? ¯ Bước 2 :HS trình bày : dùng Qđịa cầu + ngọn nến để biểu diễn hướng tự quay và hướng quay quanh MT .Gv chuẩn kiến thức . HĐ 4 : Cả lớp : + Vì sao trên TĐ có ngày và đêm ? vì sao ngày đêm kế tiếp không ngường ở mọi nơi trên TĐ ? HĐ 5 : Cá nhân/ Cặp : ¯ Bước 1 : HS xem hình 5.3 + Sgk : + Phân biệt sự khác nhau giữa giờ đại phương và giờ quốc tế ( giờ múi ) ? Vì sao người ta phải chia ra các múi giờ và thống nhất cách tính giờ ? + Trên TĐ có bao nhiêu múi giờ ?cách đánh như thế nào ?Vnam ở múi giờ thứ mấy ? + Vì sao ranh giới các múi giờ không thẳng theo kinh tuyến ? Vì sao phải có đường đổi ngày quốc tế ? Tìm trên hình 5.3 vị trí của đường đổi ngày và nêu quy ước quốc tế về đổi ngày ? ¯ Bước 2 : HS phát biểu và xác định trên Qđịa cầu múi giờ số 0 và kinh tuyến 180 .GV chuẩn kiến thức . HĐ 6 : Cá nhân / Cặp : ¯ Bước 1 : HS xem hình 5.4 + Sgk + BCB và BCN vật chuyển động lệch về phía nào so với hướng ban đầu ? + Vì sao có sự lệch hướng ? Lực làm lệch hướng có tên là gì ? Nó có tác động đến chuyển động của các vật thể nào trên TĐ ? ¯ Bước 2 : HS trình bày ,GV chuẩn kiến thức . I,Khái quát về Vũ trụ, Hệ Mặt trời, Trái đất trong hệ Mặt trời : 1/ Vũ trụ :là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ Thiên hà 2/ Hệ Mặt trời :là tập hợp các Thiên thể nằm trong dải Ngân hà .( 8 hành tinh ) 3/ Trái đất trong hệ Mặt trời : - Vị trí thứ 3, có khoảng cách trung bình đến MT là : 149.5 triệu Km ( khoảng cách này cùng với sự tự quay giúp TĐ nhận được lượng nhiệt và AS phù hợp với sự sống ) - TĐ vừa tự quay vừa chuyển động tịnh tiến quanh MT,tạo ra nhiều hệ qủa địa lí quan trọng II . Hệ qủa của vận động tự quay của TĐ : 1/ Sự luân phiên ngày đêm + Do TĐ có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm . 2/ Giờ trên TĐ và đường chuyển ngày quốc tế : + Giờ địa phương ( giờ MT ) các địa điểm thuộc các KT khác nhau có giờ địa phương khác nhau . + Giờ Qtế : giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ Qtế ( GMT ). 3/ Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể : - Lực làm lệch hướng CĐ là lực Côriôlít . - Biểu hiện : + BCB : lệch phải + BCN : lệch trái - Ng.nhân : TĐ tự quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ - Lực này tác động đến các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn đi .. IV / ĐÁNH GÍA : 10 phút . 1/ Vũ trụ là gì ?Hệ mặt trời là gì ?Em có những hiểu biết gì về hành tinh của Trái đất ? 2/ Hãy trình bày các hệ qủa địa lí của vận động tự quay của trái đất ? 3/ Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời? 4/ Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu ý em cho là đúng : a/ Các hành tinh nào tự quay quanh trục theo hướng thuận chiều kim đồng hồ ? A/ Thuỷ tinh,Trái đất B/ Hỏa tinh, Mộc tinh C/ Kim tinh, Thiên vương tinh D/ Thổ tinh, Diêm vương tinh b/ Vận tốc dài của các địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau không bằng nhau là do : A/ Chuyển động theo hướng từ Tây sang Đông B/ Có hình khối cầu C/ Tự quay với vận tốc rất lớn D/ Vừa tự quay vừa chuyển động quanh Mặt trời . c/ Do tác động của lực Côriôlít nên ở bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về : A/ Bên phải theo hướng chuyển động B/ Bên trái theo hướng chuyển động C/ Hướng Đông . D/ Hướng Tây . d/ Ý nào không thuộc nguyên nhân gây sinh ra lực Côriôlít ? A/ TĐ có hình khối cầu . B/ TĐ tự quay theo hướng từ Tây sang Đông. C/ Khi TĐ tự quay,vận tốc dài của các địa điểm khác nhau. D/ TĐ tự quay với vận tốc lớn . V / HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI : -HS làm bài tập 3 – Sgk – trang 21.( HS sử dụng công thức Tm = To + m ( trong đó To là - Giờ GMT ,m là số thứ tự của múi giờ ,Tm là giờ ở múi m ). + Giờ GMT đang là 24 h ngày 31/12 tức là 0 giờ ngày 01/01 . + VNam ở múi số 7 nên : T7 = 0 + 7 = 7 + Giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31/12 thì cùng thời điểm đó VN sẽ là 7 giờ ngày 01/01 . - HS chuẩn bị bài 06 – sgk – trang 22 . -------------------------&-----------------------------

File đính kèm:

  • docWord(47).doc
Giáo án liên quan