I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu KN ngoại lực và nguyên nhân sinh ra ngoại lực.
- Trình bày được KN về quá trình phong hóa, phân biệt được phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.
2. Kỹ năng
Quan sát và nhận xét tác dộng của các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng đĩa hình
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên TG
- Các hình vẽ, tranh ảnh về tác động của các quá trình ngoại lực
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 10 - Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9 Bài 9
Tác động của ngoại lực đến địa hình
bề mặt Trái đất
Ngày soạn: 06/09/2009
Ngày giảng: 07/09/2009
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu KN ngoại lực và nguyên nhân sinh ra ngoại lực.
- Trình bày được KN về quá trình phong hóa, phân biệt được phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.
2. Kỹ năng
Quan sát và nhận xét tác dộng của các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng đĩa hình
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ tự nhiên TG
- Các hình vẽ, tranh ảnh về tác động của các quá trình ngoại lực
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?
? Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bè mặt Trái đất?
3. Bài mới
Đặt vấn đề: ở bài trước chúng ta đã biết, nội lực tác động làm cho bề mặt Trái đất có nơi cao, nơi thấp Ngoài nguyên nhân khac nữa đó là do tác động của ngoại lực: bóc mòn, bồi tụVậy ngoại lực là gì? Nguyên nhân sinh ra ngoại lực?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Ngoại lực là lực có nguồn gốc bên ngoài, xảy ra trên bề mặt Trái đất.
VD: Tác động của mưa gây ra xói mòn trên các sườn núi, sự vận chuyển và bồi tụ phù sa của các con sông
=> KL: Hoạt động của gió, mưa, nước chảy sinh ra nguồn năng lượng tác động lên địa hình bề mặt Trái đất. Ngoại lực được sinh ra do nguồn năng lượng từ bên ngoài Trái đất. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lượng bức xạ Mặt trời.
=> Dưới tác động của nhiệt Mặt trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực như nước chảy, gió, băng tuyết trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ Mặt trời.
GV: Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái đất thông qua các quá trình ngoại lực.
Các quá trình ngoại lực bao gồm: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
Các quá trình này thường xảy ra đồng thời. Tuy nhiên có nơi, có lúc sẽ có quá trình chiếm ưu thế hơn, quá trình này làm cơ sở cho quá trình tiếp theo.
? Quá trình phong hóa là gì? Vì sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái đất?
- Tác nhân của quá trình phong hóa: Sự thay đổi nhiệt độ, nước, O2, CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và giới sinh vật.
- Cường độ phong hóa xảy ra mạnh trên bề mặt Trái đất do: Tại đây đá trực tiếp nhận được năng lượng Mặt trời do đó nó dễ bị phá hủy nhất; Đồng thời còn là nơi tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyển, sinh quyển
? Phong hóa lí học là gì? Nguyên nhân của phong hóa lí học?
GV: Ngoài ra còn vài nguyên nhân khác: Ma sát hay va đập của gió, sóng, nước chảy, hoạt động sản xuất của con người.
=> Kết quả: Đá bị phá vỡ, rạn nứt thành những tảng và mảnh vụn.
- Phong hóa nhiệt (Thường ở những KV sa mạc, bán sa mạc): Là sự phá hủy do sự dao động nhiệt giữa các mùa trong năm, giữa ngày và đêm. Khoáng vật và đá dãn nở khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt giảm. Các lớp đá ở độ sâu khác nhau có nhiệt độ khác nhau -> Dãn nở là khác nhau => làm các đá bị vỡ nhỏ ra.
- Phong hóa do nước đóng băng (Xảy ra ở những vùng lạnh có nhiệt độ mùa đông đóng băng (Do trong đá có khe hổng, vết nứt có thể lưu trữ nước và hơi nước). Khi nhiệt độ giảm nước sẽ đóng băng, làm tăng thể tích. Hiện tượng này diễn ra nhiều lần làm cho đá bị vỡ thành nhiều mảnh vụn.
- Phing hóa cơ học do muối khoáng kết tinh (Những miềm khí hậu khô khan): Do hiện tượng bốc hơi mạnh -> vận chuyển nước lên mặt đất -> nước bốc hơi, muối kết tinh đọng lại, trong thời gian dài lượng tích lại lớn -> Làm áp lực tăng -> Đá bị rạn nứt, vỡ ra.
- Phong hóa cơ học do sinh vật: Rễ cây
- Hoạt động của con người: Phạm vi không rộng khắp nhưng xảy ra mạnh khi con người khai thác khoáng sản, làm đường
?Phong hóa hóa học là gì? Nó khác phong hóa lí học ở điểm nào?
- Quá trình phá hủy đá nhưng làm thay đổi cả thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
- Nước có tác động hòa tan nhiều loại khoáng vật, nhiệt độ nước càng cao sức hòa tan của nước càng mạnh. Tác dụng phong hóa của nước thể hiện mạnh hơn cả tại các vùng nóng ẩm; Còn ở những vùng lạnh, khả năng ấy kém dần đi, khi nhiệt độ < 00C thì hầu như không còn nữa
- Những nơi có đá dễ thấm nước, dễ hòa tan (đá vôi, thạch cao) do tác động của nước trên mặt, nước ngầm và khí CO2 => Tạo thành các dạng địa hình Cacxtơ.
VD: Hang động trong vịnh Hạ Long (Động Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ) hay Động Tam Thanh, Nhị Thanh-Lạng Sơn, Phong Nha Kẻ Bảng – Quảng Bình
- Sự lớn lên của rễ cây -> Vỡ đá
- SV, rễ cây bài tiết ra các axit -> Phá hủy đá.
KL: Quá trình phong hóa là quá trình chuẩn bị vật liệu cho sự chuyển dời vật liệu, là bước đầu của quá trình ngoại lực, làm biến đổi đá.
I. Ngoại lực
- KN: Ngoại lực là lực có nguồn gốc bên ngoài, trên bề mặt Trái đất.
- Nguyên nhân chủ yếu: Do nguồn năng lượng bức xạ Mặt trời
II. Tác động của ngoại lực
1. Quá trình phong hóa
- KN: Quá trình phong hóa là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.
- Cường độ phong hóa: Xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái đất.
a. Phong hóa lí học
- KN: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau mà không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.
- Nguyên nhân: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng, do sinh vật
b. Phong hóa hóa học
- KN: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm thay đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
- Nguyên nhân: Do nước, hợp chất hòa tan trong nước, các chất khí, axit hữu cơ của SV
- Hình thành dạng địa hình Cacxtơ.
c. Phong hóa sinh học
- KN: Là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của SV (Vi khuẩn, nấm, rễ cây) => Làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới, vừa bị phá hủy về mặt hóa học.
iv. Củng cố
KN ngoại lực, nguyên nhân và các tác nhân ngoại lực?
KN về quá trình phong hóa? Phân biệt phong hóa lí học, hóa học và sinh học?
File đính kèm:
- Tiet 9- Tac dong cua ngoai luc den dia hinh be mat TD.doc