Bài soạn môn Địa lý 11 - Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

I. MỤC TIÊU

Sau bài học HS cần:

1. Kiến thức

- Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ Dsố ở các nước phát triển và già hóa Dsố ở các nước phát triển.

- Trình bày được 1 số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; Phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường, nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

- Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ chiến tranh.

2. kỹ năng

Pham tích được các bảng số liệu và liên hệ với thực tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Một số tranh ảnh về ô nhiễm môi trường trên TG và ở Việt Nam.

- Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh KV và khủng bố trên TG

- Phiếu học tập

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 Bài 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu. Ngày soạn: Ngày giảng: I. MỤC TIÊU Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức - Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ Dsố ở các nước phát triển và già hóa Dsố ở các nước phát triển. - Trình bày được 1 số biểu hiện, nguyên nhân của ô nhiễm môi trường; Phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường, nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường - Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ chiến tranh. 2. kỹ năng Pham tích được các bảng số liệu và liên hệ với thực tế. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Một số tranh ảnh về ô nhiễm môi trường trên TG và ở Việt Nam. - Một số tin, ảnh thời sự về chiến tranh KV và khủng bố trên TG - Phiếu học tập III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì? ? KN về KV hóa? KV hóa kinh tế có những tích cực và thách thức gì? Cho biết tên 1 vài tổ chức liên kết kinh tế KV? 3. Bài mới Giới thiệu bài: Nếu theo dõi thời sự hẳn các em còn nhớ vụ khủng bố 11.9.2001 tại Hoa Kì; Và ngay trong thời gian vừa qua cũng đã xảy ra nhiều cuộc khủng bố (Vụ bắt cóc đội tình nguyện người Hàn Quốc, xung đột sắc tộc) => Đây là vấn đề mà TG cần phải quan tâm. Tuy nhiên không chỉ có khủng bố, nhân loại chúng ta còn phải đối mặt với nhiều thách thức như: Bùng nổ Dsố, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường * HĐ1: Tìm hiểu vấn đề mang tính toàn cầu trong dân số hiện nay Dsố thế giới qua các năm (tỉ người) Năm 1830 1930 1960 1975 1987 1998 DSố 1 2 3 4 5 6 (Yêu cầu Hs quan sát và phân tích bảng số liệu) - Thời gian DSố tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn + Từ 1830 -> 1930 (100 năm) tăng 1 tỉ người + Từ 1930 -> 1975 (45 năm) tăng 2 tỉ người + Từ 1960 -> 1998 (38 năm) tăng 3 tỉ người Dân số tăng nhanh chủ yếu từ cuối thế kỉ XX ? Nhóm nước nào giữ vai trò quan trọng nhất trong việc bùng nổ dân số hiện nay (Dựa vào bảng 3.1) -> DSố thế giới chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển. -> Nguyên nhân: Do các nước ở Châu Á, Châu Phi, Mĩ La Tinh sau khi giành độc lập, đời sống người dân được cải thiện, cộng với những tiến bộ về mặt y tế -> Tỉ lệ tử vong giảm nhanh, trong khi tỉ lệ sinh còn khá cao. Bảng 3.1: Giai đoạn 2001-2005, tỉ lệ gia tăng DSố tự nhiên TB năm ở các nước đang phát triển gấp 15 lần các nước phát triển và 1,25 lần TG + 1 số nước có mức tăng DSố cao như Uganđa, Kênia (> 3%); Việt Nam (2003) khoảng 1,3% + Hiện nay các nước đã có nhiều chính sách để đạt tỉ lệ gia tăng DSố hợp lí. Gia tăng DSố thế giới có xu hướng giảm dần song còn có sự chênh lệch giữa các nhóm nước. ? Dân số tăng nhanh gây ra những hậu quả gì về mặt KT- XH? * Cấu trúc nhóm tuổi DSố già + Dưới 15 tuổi chiếm 30-35% + Trên 60 tuổi chiếm >10% VD: + Năm 1950, TG có khoảng 131 triệu người > 65 tuổi; Đến năm 1995 tăng lên 371 triệu người + Nhiều QG có số người trong độ tuổi > 100 lớn như: Cu-ba, Nhật Bản, + Tuổi thọ TB của các QG không ngừng tăng và 1 số QG có tuổi thọ cao nhất: Nhật Bản (81 tuổi); Ôxtrâylia, Ai-xơ-len, Italia, Thụy Điển (80 tuổi)Trong khi đó chỉ có 1 số QG có tuổi thọ TB rất thấp như Mô-dăm-bich (34 tuổi) ? Dựa vào bảng 3.2, so sánh cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giữa 2 nhóm nước? So với các nước phát triển, các nước đang phát triển có tỉ lệ trẻ em lớn hơn song tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động nhỏ hơn => Các nước phát triển có DSố già hơn. ? Sự già hóa về DSố gây ra những hậu quả gì về mặt KT- XH? - Thiếu lao động trong tương lai - Chi phí cho phúc lợi XH rất lớn: Quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi, trả lương hưu đảm bảo cho cuộc sống, các phúc lợi XH khác, bảo hiểm y tế Chú ý: Người già không phải là người ăn bám XH, mà đây là trách nhiệm của XH đối với người già, những người đã có nhiều đóng góp cho XH. * Nguyên nhân: Do lượng CO2 tăng nhanh trong khí quyển gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính. + Tính ra mỗi năm có khoảng 7 tỉ tấn gây hiệu ứng nhà kính được thải lên khí quyển, trong đó có 1 tỉ tấn do cháy rừng, đốt phá rừng. + Người ta tính rằng trong 100 năm gần đây nhiệt độ trái đất tăng lên 0,60C -> Trông thi rất nhỏ, nhưng thực chất cách đây 20.000 năm cho đến 1860 nhiệt độ trái đất mới tăng lên 0,50C - Hậu quả: Băng tan, thời tiết thay đổi thất thường (bão, lũ, lốc xoáy,); Trong đó nguy hiểm nhất là lỗ thủng tầng Odôn: Làm các tia cực tím (tia tử ngoại) xâm nhập xuống Trái đất nhiều hơn -> ảnh hưởng rất lớn đến con người và sinh vật trên Trái đất. Do các nước CN phát triển SD nhiều khí CFC (theo thống kê năm 2008 Trung Quốc là nước thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất TG, sau đó là Hoa Kì) => Các nước CN phát triển đã kí Nghị định thư Kiôtô về cắt giảm khí thải toàn cầu. Tuy nhiên nước thải ra nhiều là Hoa Kì lại rút ra khỏi Nghị định này. -> Không khí ô nhiễm, chứa nhiều các chất SO2, CO2...tích tụ lại trong mây, khi có mưa rơi xuống -> Mưa axit -> Tác hại rất lớn với đời sống và sx: + Tác động tới cây trồng và vật nuôi + Ăn mòn các công trình kiến trúc + Tác động tới SV thủy sinh + Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người * Đa dạng sinh vật: là sự phong phú của sự sống tồn tại trên Trái đất về nguồn gen, TP` loài và hệ sinh thái. - Nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm: Tác động trực tiếp và gián tiếp của con người vào môi trường sống của SV khiến chúng không còn nơi ở. - Ở Việt Nam có nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng: Hổ, tê giác, Voọc * Tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakitxtan về Casơmia; Tranh chấp về biên giới. I. Dân số 1. Bùng nổ dân số - Dân số TG tăng nhanh nhất là nửa sau thế kỉ XX. - Năm 2005 DSố thế giới đạt 6477 triệu người - Sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển: Chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của TG. - Tỉ suất gia tăng DSố của các nước đang phát triển > mức TB thế giới và các nước đang phát triển. - Ảnh hưởng: + Tích cực: Tạo ra nguồn lao động dồi dào + Tiêu cực: Gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống 2. Già hóa dân số - Biểu hiện: + Trong cơ cấu dân số tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp, trên 60 tuổi ngày càng nhiều + Tuổi thọ dân số TG ngày càng tăng. - Các nước phát triển có dân số già hơn - Hậu quả: + Thiếu lao động + Chi phí lớn cho phúc lợi XH II. Môi trường 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn - Trái đất đang nóng dần lên: Nhiệt độ Trái đất tăng 0,60C trong 100 năm qua. - Tầng ôdôn ngày càng mỏng và lỗ thủng tầng ôdôn ngày càng rộng. - Mưa axit 2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương - Do chất thải sinh hoạt và công nghiệp - Do sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu 3. Sự suy giảm đa dạng sinh vật - Do sự khai thác quá mức của con người - Nhiều loài SV bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng III. Một số vấn đề khác 1. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố 2. Hoạt động kinh tế ngầm (Buôn lậu vũ khí, rửa tiền), tội phạm liên quan đến sx, vận chuyển, buôn bán ma túy IV. CỦNG CỐ 1. Sự bùng nổ DSố ở các nước đang phát triển và già hóa DSố ở cac nước phát triển? 2. Biểu hiện, nguyên nhân làm biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh vật?

File đính kèm:

  • docTiet 3 - Mot so van de mang tinh toan cau.doc