I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, TNTN và phân tích được thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư, XH và ảnh hưởng của chúng đối với việc phát triển kinh tế.
- Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thứ 2 đến nay.
- Hiểu được Nhật Bản là đất nước quần đảo, dân cư cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao và những tác động của các đặc điểm đó đối với sự phát triển đất nước.
2. kỹ năng
- SD bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày 1 số đặc điểm tự nhiên.
- Phân tích số liệu, tư liệu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên Nhật Bản
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 21: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9
NHẬT BẢN
Tiết 21
Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, TNTN và phân tích được thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư, XH và ảnh hưởng của chúng đối với việc phát triển kinh tế.
- Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thứ 2 đến nay.
- Hiểu được Nhật Bản là đất nước quần đảo, dân cư cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao và những tác động của các đặc điểm đó đối với sự phát triển đất nước.
2. kỹ năng
- SD bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày 1 số đặc điểm tự nhiên.
- Phân tích số liệu, tư liệu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên Nhật Bản.
- Bản đồ phân bố dân cư Nhật Bản.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Một vài thông số về Nhật Bản
- Thủ đô: Tôkiô
- Diện tích: 378.000 km2
- Dân số (2005) là 127,7 triệu người
- GDP/người: 29.400 USD
HĐ1:
GV: Treo bản đồ địa lí tự nhiên của Nhật Bản -> Cho HS xác định vị trí của Nhật Bản trên bản đồ
- Nhật Bản là 1 quần đảo nằm trên TBD, phía Đông Bắc lục địa châu Á
- Chiều dài Bắc – Nam khoảng 3800 km
- Gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ. Lớn nhất là đảo Hôn-xu (chiếm 61 % diện tích cả nước), thủ đô Tôkiô nằm trên đảo này; Sau đó là Hô-cai-đô, Kiu-xiu và Xi-cô-cư
* Vị trí:
- Phía Đông giáp TBD
- Phía Tây giáp biển Nhật Bản
- Phía Bắc: giáp biển Ôkhốt
- Phía Nam: Giáp TBD (KV biển Hoa Đông-Trung Quốc)
HĐ2: Yêu cầu HS dựa vào đặc điểm về vị trí địa lí -> đưa ra nhận xét ảnh hưởng của vị trí địa lí đến việc phát triển kinh tế.
- Nhật Bản cách Hoa Kì 9000 km
- Cách Tây Âu 20.000 km (thô đường biển)
* Địa hình, địa chất
? Dựa vào bản đồ tự nhiên của Nhật Bản, cho biết đặc điểm chính về địa hình của Nhật Bản?
- Chủ yếu là núi (80 % diện tích), núi không cao lắm, TB khoảng 2000 m, cao nhất là núi Phú Sĩ (3776 m)
- Phổ biến là dạng địa hình núi lửa với 165 ngọn đã tắt, hơn 80 ngọn còn hoạt động (trong đó có ngọn Phú Sĩ, mặc dù từ năm 1707 nó đã ngừng phun) => Vùng núi lửa hoạt động thường có suối khoáng nóng -> Nơi nghỉ ngơi, dưỡng bệnh
* Nằm trong KV bất ổn của vỏ Trái đất, thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất, núi lửa, sóng thần. Mỗi năm có khoảng 1000 trận động đất, TB 6-7 năm có 1 trận động đất lớn.
VD: Năm 1923 tại Tôkiô và Yô-cô-ha-ma làm 25 vạn người chết
* Đồng bằng nhỏ hẹp, ven biển, đất khá tốt (Đồng bằng Can tô trên đảo Hôn-xu là lớn nhất). Do thiếu đất nên người dân Nhật Bản canh tác cả trên đất có độ dốc 150
* Địa hình đã tạo nên nhiều cảnh đẹp: Núi Phú Sĩ, các hồ tuyết trên núi
* Đặc điểm khí hậu
? Dựa vào vị trí của Nhật Bản trên bản đồ, cho biết Nhật Bản thuộc đới khí hậu nào?
- Ôn đới, cận nhiệt đới, mưa nhiều, có sự thay đổi từ Bắc – Nam (Do lãnh thổ kéo dài 140 vĩ tuyến từ 310-450B)
+ Phía Bắc: Khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh, kéo dài và có nhiều tuyết.
+ Phía Nam: Khí hậu cận nhiệt, mùa đông ôn hòa, mùa hè nóng, thường có mưa to và bão.
GV: Đúng ra, với vị trí như vậy, Nhật Bản phải có khí hậu ôn đới hải dương. Tuy nhiên, trên thực tế lại có sự khác biệt giữa mùa đông và mùa hạ (Do ảnh hưởng của dòng biển và gió)
- Mùa hạ: Có dòng nóng Cưrôsiô từ TN lên
- Mùa đông: Dòng lạnh Ôiaxivô từ ĐB xuống.
+ Nhiệt độ tháng I: - 100C ở miền Bắc
180C ở miền Nam
+ Nhiệt độ tháng VII: 170 ở miền Bắc
270 ở miền Nam
- Gió mùa châu Á -> Mưa lớn, TB` từ 1000-3000 mm/năm, có nơi lên đến 4000 mm/năm và hay có bão vào mùa thu.
GV:
? Đặc điểm địa hình của Nhật Bản đã chi phối ntn đến đặc điểm sông ngòi và bờ biển ?Những đặc điểm đó có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế?
- Bờ biển dài 29750 km, khúc khuỷu thuận lợi cho XD cảng biển
- Biển phần lớn không đóng băng (Trừ cực Bắc đảo Hô-cai-đô) => thuận lợi cho phát triển GTVT biển, nghề cá
* Biển Nhật Bản là nơi hội tụ của 2 dòng biển nóng Cưrôsiô và lạnh Ôiaxivô => Tạo ra ngư trường với trữ lượng cá lớn
Tuy nhiên biển có nhiều bão
? Dựa vào bản đồ tự nhiên Nhật Bản cho biết đặc điểm nổi bật về khoáng sản của Nhật Bản?
- Than có trữ lượng lớn nhất 21 tỉ tấn (chủ yếu là than non) giá trị CN thấp
- Dầu mỏ và quặng sắt ít
=> Ngành công nghiệp Nhật Bản chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập khẩu
GV: Như vậy, có thể thấy được khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản đó là
- Thiếu hầu hết các loại TN khoáng sản cho việc phát triển CN
- Thiếu đất trồng cho nông nghiệp
Chuyển ý: Như vậy có thể thấy thiên nhiên Nhật Bản rất khó khăn cho việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên Nhật Bản lại vươn lên trở thành 1 trong những QG có nền kinh tế mạnh nhất trên TG. Vậy nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển như vậy? Chúng ta sang phần II
- Nhật Bản đứng thứ 10 trong tốp 10 QG có dân số đông nhất TG sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Inđônêxia, Braxin, Pakitxtan, Liên Bang Nga, Băng la đet, Nigiêria.
- Phần lớn dân cư tập trung ỏ ven biển
- Về gia tăng dân số
+ Trước năm 1950, dân số tăng nhanh (nhất là trong giai đoạn 1930-1950), tỉ lệ gia tăng có lúc tới 3-4 %
+ Từ sau năm 1950, tỉ lệ gia tăng giảm rất nhanh
=> Hiện nay, Nhật Bản là QG có cơ cấu dân số già
? Dựa vào bảng 9.1, cho biết chiều hướng thay đổi dân số Nhật Bản? Nguyên nhân và ảnh hưởng của chiều hướng đó tới sự phát triển KT- XH?
- Tỉ lệ người lao động < 40 tuổi, nhất là tỉ lệ trẻ em < 15 tuổi giảm nhanh
- Tỉ lệ người trên 65 tuổi tăng nhanh.
Mở rộng:
- Tuổi thọ TB của người Nhật Bản cao nhất TG (nam 82, nữ 86)
- Số người trên 100 tuổi ở Nhật Bản tới 470.000 người.
- Năm 1950 tỉ lệ dân thành thị là 40 %, đến 2004 là 79 %
- Nhật Bản có hơn ¾ số hộ gia đình có xe hơi
- GDP bình quân đầu người là 29.400 USD
GV: Người Nhật Bản chi phí nhiều cho du lịch và giáo dục. Nước Nhật chi phí khoảng 5 % GDP ngân sách cho giáo dục
=> Đây là 1 lợi thế quan trọng để khắc phục những khó khăn trở ngại của tự nhiên, giúp cho năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm của Nhật Bản cao.
=> Với lợi thế về nguồn lao động -> kinh tế Nhật Bản đã đạt được những bước tiến rất xa.
Ngay từ buổi đầu khi đến trường GV đã giáo dục HS có ý thức chăm học: “Các con không được may mắn là đã sinh ra ở đất Nhật, 1 QG bại trận. Do đó, các con phải vươn lên để rửa nỗi nhục này”
* Trước cuộc CM Minh Trị, nền kinh tế Nhật Bản rất lạc hậu: Đó là nền kinh tế bế quan tỏa cảng, XH không phát triển.
* Sau CM Minh Trị năm 1868, Nhật Bản nhanh chóng mở cửa ra nước ngoài, phát triển CN. Từ 1 nước đế quốc bại trận trong chiến tranh TG II -> Nền kinh tế suy sụp -> Nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kì và các nước phương Tây => nền kinh tế nhanh chóng được phục hồi.
? Dựa vào hình 9.2, em có nhận xét gì về tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1950-1973?
- Mức tăng GDP từ 1950-1969 luôn trên 13 %
- GĐ 1950-1954 cao nhất là 18,8 %
- Thấp nhất là GĐ 1970-1973 là 7,8 % (Do khủng hoảng kinh tế - ảnh hưởng của cuộc khủng dầu mỏ và sự xuất hiện của 1 số nền kinh tế mới nổi Nics.
GV: Năm 1973, GDP của Nhật Bản đạt 402 tỉ USD, gấp 20 lần so với năm 1950 (20 tỉ USD)
? Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong thời kì trên?
VD:
+ Thập niên 50, tập trung vốn cho ngành điện lực
+ Thập niên 60, tập trung vốn cho ngành luyện kim.
+ Thập niên 70, tập trung vốn cho GTVT.
* Các ngành truyền thống được phát triển mạnh (sinh lời nhanh) dựa trên nguồn nguyên liệu và giá nhân công rẻ, quay vòng vốn nhanh, tạo nhiều việc làm-> Tạo ra sự linh hoạt của nền kinh tế -> giúp bổ trợ cho các ngành hiện đại
Hiện có 6,48 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 99 % tổng số doanh nghiệp trong nước, chiếm 52 % tổng thu nhập QD, thu hút 43,4 triệu lao động => Tỉ lệt thất nghiệp giảm.
Bên cạnh đó còn phải kể đến sự giúp đỡ, viện trợ của Hoa Kì và các nước phương Tây; Việc SD vốn có hiệu quả.
GV: Giai đoạn 1973-2001, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn (Do khủng hoảng toàn cầu – giá dầu tăng 17 lần), giá nhân công cao, sức ép cạnh tranh từ nhiều nước như EU, Bắc Mĩ, Nics-> mức tăng trưởng thấp
- GĐ 1973-1974 và 1979-1980 mức tăng trưởng chỉ là 2,6 % (ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng dầu mỏ)
- GĐ 1986-1990 chỉ đạt 5,3 %
? Dựa vào bảng 9.3 nhận xét về tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2005 ?
- Năm 1995 là 1,5 %
- Năm 1999 là 0,4 %
- GĐ 2003-2005 bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại xong rất chậm
- Năm 2004. GDP của Nhật Bản đạt khoảng 4623,4 tỉ USD, đứng thứ 2 TG sau Hoa Kì (11667,5 tỉ USD), đến năm là 4800 tỉ USD.
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lí
- Diện tích 378 000 km2
- Nằm ở Đông Á, trải dài khoảng 3800 km
- Có 4 đảo lớn (chiếm 98 % diện tích cả nước) là Hô-cai-đô, Hôn-xu (61 % diện tích), Xư-cô-cư và Kiu-xiu; hàng nghìn đảo nhỏ (khoảng 3000)
=> Nhật Bản nằm trên đường GT quốc tế, tạo điều kiện cho Nhật Bản giao lưu với các nước trên TG (đặc biệt với các nước châu Á)
- Là 1 quốc đảo -> hạn chế được sự xâm lược của các nước. Đồng thời kích thích cho GTVT biển phát triển
2. Địa hình, khí hậu
- Chủ yếu là đồi núi (80 % diện tích), có nhiều núi lửa
- Đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố ở ven biển, đất đai tốt (chiếm 13 % diện tích)
* Thuận lợi:
- Cho phát triển nông nghiệp
- Có nhiều cảnh đẹp, suối nước nóng -> phát triển du lịch tham quan và nghỉ dưỡng
* Khó khăn: Núi lửa, động đất, sóng thần gây thiệt hại về con người, tài sản và hạn chế việc phát triển kinh tế.
- Khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới, mưa nhiều, có sự phân hóa từ Bắc -> Nam
- Lượng mưa TB`từ 1000-3000 mm/năm, hay có bão vào mùa thu.
3. Sông ngòi, bờ biển
- Sông ngòi ngắn, dốc -> khả năng phát triển thủy điện
- Bờ biển dài, khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh -> thuận lợi cho phát triển kinh tế biển: GTVT, XD cảng biển, nghề cá
4. Tài nguyên khoáng sản
Nhật Bản là 1 nước nghèo khoáng sản, đáng kể chỉ có than đá.
II. Dân cư
- Dân số năm 2005 là 127,7 triệu người
- Tỉ lệ gia tăng dân số (năm 2005) là 0,1 %
- Tỉ lệ người già trong dân cư lớn
* Thuận lợi: Chi phí ít cho giáo dục
* Khó khăn: Thiếu lao động trong tương lai và vấn đề phúc lợi cho người cao tuổi
- Mật độ dân số là 342,2 người/km2, 90 % dân số tập trung ở các thành phố và đồng bằng ven biển
- Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, mức sống của người dân tăng nhanh.
- Nhật Bản rất chú trọng cho GD
- Người dân có truyền thống làm việc cần cù, tích cực, tự giác, sáng tạo và trách nhiệm cao.
III. Tình hình phát triển kinh tế
- Năm 1952 nền kinh tế Nhật Bản đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh
* GĐ 1950-1973: Là thời gian tăng trưởng “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản. GDP tăng TB trên 10 % năm
* Nguyên nhân
- Chú trọng đầu tư HĐH công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng KT mới
- Tập trung phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn
- Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng: Vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sx nhỏ, thủ công
* GĐ 1973 trở đi
- Từ 1973-1990: mức tăng trưởng thấp 2,6 -> 5,3 % năm
- Từ 1990-2001: mức tăng trưởng thấp và xu hướng giảm nhanh.
- Gần đây, kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng cao hơn
- Hiện nay, Nhật Bản vẫn là QG đứng thứ 2 TG về kinh tế, KHKT và tài chính
IV. CỦNG CỐ
1. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và ĐKTN của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế?
2. CM sự già hóa của dân cư Nhật Bản?
File đính kèm:
- Tiet 21 - TN, DC va tinh hinh ptrien KT Nhat Ban.doc