Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 24: Tự nhiên, dân cư và xã hội

I. MỤC TIÊU

Sau bài học HS cần:

1. Kiến thức

Biết và hiểu được đặc điểm quan trọng của tự nhiên và dân cư Trung Quốc, những thuận lợi, khó khăn do các đặc điểm gây ra đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc.

2. kỹ năng

SD bản đồ (lược đồ), tư liệu trong bài, liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư Trung Quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ tự nhiên Châu Á (bản đồ các nước châu Á)

- Tập bản đồ TG và các châu lục

- Một số tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên tiêu biểu của Trung Quốc

- 1 số tranh ảnh về con người và đô thị của Trung Quốc.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 24: Tự nhiên, dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10 CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Tiết 24 Tự nhiên, dân cư và xã hội Ngày soạn: Ngày giảng: I. MỤC TIÊU Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức Biết và hiểu được đặc điểm quan trọng của tự nhiên và dân cư Trung Quốc, những thuận lợi, khó khăn do các đặc điểm gây ra đối với sự phát triển đất nước Trung Quốc. 2. kỹ năng SD bản đồ (lược đồ), tư liệu trong bài, liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư Trung Quốc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ tự nhiên Châu Á (bản đồ các nước châu Á) - Tập bản đồ TG và các châu lục - Một số tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên tiêu biểu của Trung Quốc - 1 số tranh ảnh về con người và đô thị của Trung Quốc. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới ? Dựa vào ND trong SGK và bản đồ TN châu Á, hãy nêu 1 số nét chính về vị trí địa lí và lãnh thổ của Trung Quốc? - Giáp 14 nước: Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Mianma, Ấn Độ, Butan, Nêpan, Apganixtan, Tatgikitxtan, Cưrơgưxtan, Cadăctan, LBN, Mông Cổ, Pakitxtan (Khu vực này chủ yếu là núi cao) - Diện tích: 9572,8 nghìn km2, đứng thứ 4 TG sau LBN (17,1 triệu km2); Canađa (9,97 triệu km2); Hoa Kì (9,63 triệu km2). Với diện tích này gấp khoảng 29 lần diện tích Việt Nam. => Thuận lợi: Cho hoạt động kinh tế biển, cho giao lưu kinh tế, phát triển khoa học, công nghệ, và văn hóa. GV: Biển Trung Quốc còn có 1 số đảo lớn: Hải Nam (34.000 km2); Đài Loan (36000 km2) và nhóm đảo Hồng Công. Mở rộng - Nước CHND Trung Hoa được thành lập ngày 1.1.1949 - Bao gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương. - 2 đặc khu chính là Hồng Công và Ma Cao (Là phần đất nhượng cho Anh và BĐN được Trung Quốc thu hồi cuối thập niên 90 của thế kỉ XX) Riêng Đài Loan, 1 phần lãnh thổ của Trung Quốc đã tách khỏi nước này tà năm 1949 (Tuy nhiên đảo này vẫn được coi là 1 bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc) GV: Với đặc điểm về vị trí địa lí như vậy, diện tích đất nước rộng, kéo dài từ B-N (3650 km) và Đ-tượng(5700 km) => Làm cho đặc điểm khí hậu của Trung Quốc có sự phân hóa từ B-N, từ Đ-T. Từ đó hình thành các cảnh quan khác nhau (ôn đới, cận nhiệt, giữa vùng ven biển và nội địa) GV: Lãnh thổ rộng lớn đã tạo nên sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc, rõc rệt nhất là sự phân hóa lãnh thổ giữa miền Đông và miền Tây mà ranh giới là kinh tuyến 1050 Đông. GV: Chỉ cho HS thấy ranh giới của miền Đông và miền Tây (kinh tuyến 1050 Đông) Cho HS dùng bút chì để kẻ đường kinh tuyến 1050 Đông vào SGK. ? Dựa vào SGK trong phần II.1 và II.2 (trang 87) hãy hoàn thành bảng theo những yêu cầu sau? - Địa hình - Tài nguyên - Khí hậu - Cảnh quan - Sông ngòi - Thuận lợi và khó khăn I. Vi trí địa lí và lãnh thổ - Nằm ở Trung và Đông Á, kéo dài từ 200B – 530B, tiếp giáp với 14 nước - Diện tích 9572,8 nghìn km2 (đứng thứ 4 TG) - Bờ biển dài khoảng 9000 km, mở rộng ra TBD với nhiều hải cảng - Gần các QG và KV có hoạt động kinh tế sôi động như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á II. Điều kiện tự nhiên ĐẶC ĐIỂM MIỀN ĐÔNG MIỀN TÂY Địa hình Thấp, chủ yếu là đằng bằng và đồi có độ cao 1 triệu km2) Cao, gồm núi, cao nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa (4/5 trên 1000 m; còn lại trên 3000m; chỉ có 0,3 % diện tích < 200m - bồn địa Tarim, Tuôc phan Khí hậu - Ôn đới gió mùa ở phía Bắc, cận nhiệt phía Nam - Mưa từ 750-1000 mm/năm Ôn đới lục địa khắc nghiệt, mưa ít dưới 300 mm/năm (có nơi < 100 mm/năm: sa mạc Gô bi, Alasan, Taclamacan) Sông ngòi Hạ lưu các con sông lớn, dồi dào nước: Hoàng Hà, Trường Giang (Dương Tử) Là nơi bắt nguồn của các con sông lớn, nhưng lượng nước nhỏ hơn. Tài nguyên - Đất đai màu mỡ (Hoàng thổ) - Khoáng sản: + Quặng sắt: Khoảng 40 tỉ tấn (Đông Bắc, Nội Mông) + KL màu: Phía Nam + Than: 1500 tỉ tấn than đá; 325 tỉ tấn than nâu (Bắc, Đông Bắc) + Dầu mỏ: 3 ỉ tấn (Bắc, ĐB, TB) + Khí đốt: 200 tỉ m3 - Giàu khoáng sản - Tiềm năng thủy điện lớn (trữ lượng 380 triệu KW) - Rừng Cảnh quan Rừng và các KV đã được khai thác cho nông nghiệp Rừng, đồng cỏ xen nhiều vùng hoang mạc và bán hoang mạc Thuận lợi - Đồng bằng phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú, khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía Bắc, cây cận nhiệt ở phía Nam. - Khoáng sản thuận lợi cho phát triển CN - Đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc; khoáng sản thuận lợi cho phát triển CN; thủy năng lớn cho CN điện lực Khó khăn Nhiều bão lụt (Nhất là ở đồng bằng Hoa Nam) => ảnh hưởng lớn đến đời sống và hoạt động kinh tế của con người - Diện tích khô hạn lớn - Địa hình hiểm trở khó đi lại (khó khăn cho GTVT) ? Dựa vào đồ thị hình 10.3 – Dân số Trung Quốc GĐ 1949 – 2005, em có nhận xét gì về sự gia tăng dân số của Trung Quốc? - Đường đồ thị dốc: Sự gia tăng dân số rất nhanh của Trung Quốc (56 năm) + Năm 1949 chỉ có trên 500 triệu người + Năm 2005 là 1303,7 triệu người * Dân tộc: Khoảng 56 dân tộc, đông nhất là người Hán. Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Choang, Ui-gua (Duy Ngô Nhĩ), Tạng, Hồi, Mông Cổ cư trú tại các vùng núi, biên giới và các khu tự trị. GV: Trước CM (1949), Trung Quốc là 1 trong những nước có mức sinh cao, đồng thời mức tử cũng cao. Vào những năm 50, gia tăng tự nhiên từ 2-2,5 % (TB vào giai đoạn đó dân số Trung Quốc tăng TB 13-14 triệu người), riêng năm 1990 tăng 16 triệu người. Với mức gia tăng như hiện nay (0,6 %), mỗi năm Trung Quốc có khoảng 8 triệu người được sinh ra. GV: Dân số tăng quá nhanh trong khi nền kinh tế chưa phát triển là 1 thách thức to lớn, buộc Trung Quốc phải có những biện pháp - Từ năm 1980: Chính phủ đưa ra chính sách dân số rất nghiêm ngặt, quy định các cặp vợ chồng chỉ có 1 con (nếu sinh con thứ 2 chồng sẽ mất việc, sinh con thứ 3 thì sẽ không được nhận vào học) => Tuy nhiên, chính sách đó đã gây ra rất nhiều tiêu cực: Sự thiếu hụt phụ nữ (Do các gia đình chỉ thích sinh con trai, tập tục lạc hậu) => dẫn tới sự mất cân đối trong cơ cấu dân số, ảnh hưởng đến nguồn lao động - Sự chênh lệch giữa nam/nữ khoảng 170/100 (Việt Nam chỉ khoảng 106/100) => Có khoảng 30 triệu đàn ông Trung Quốc không lấy được vợ (tiêu cực: Buôn bán phụ nữ) => chính phủ lại phải đưa ra chính sách khác: Nếu gia đình nào đã sinh con gái thì có thể sinh thêm 1 con. GV: Hiện nay Trung Quốc vẫn thực hiện nhiều biện pháp tích cực như: - Tiếp tục thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình - Lựa chọn mô hình kinh tế dựa trên nguồn lao động dồi dào - Xuất khẩu lao động - Phát triển CN nông thôn, giải quyết việc làm ? Dựa vào hình 10.4- phân bố dân cư của Trung Quốc. Hãy nhận xét và giải thích về sự phân bố dân cư Trung Quốc? - Dân cư tập trung chủ yếu ở miền Đông: Là nơi phân bố nhiều đồng bằng trù phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi và có nền kinh tế phát triển lâu đời, sầm uất; Có đường bờ biển dài, thuận lợi cho giao thương và phát triển tổng hợp kinh tế biển. Nơi tập trung nhiều thành phố lớn: Bắc Kinh (12 triệu dân), Thượng Hải (17 triệu) và nhiều thành phố khác (Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu) - Miền Tây: Nơi địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn, nhiều hoang mạc * Mật độ dân số TB` là 132 người/km2, phân bố không đều: + Tây Tạng: 1,5 người/km2 + Đồng bằng miền Đông: 400-600 người/km2 + Hạ lưu các con sông lớn lên tới 1000-1500 người/km2 GV: Đặc điểm nữa của dân cư Trung Quốc là số Hoa Kiều ở nước ngoài rất lớn (25-30 triệu người) ? Dựa vào SGK cho biết: Về mặt KT- XH Trung Quốc có những đặc điểm gì nổi bật? - Trung Quốc đã đóng góp cho nhân loại nhiều phát minh lớn: Lụa tơ tằm, chữ viết, la bàn, giấy, kỹ thuật in, làm sứ, thuốc súng Ngoài ra còn để lại nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp - Nhằm nâng cao tố chất của người lao động= > Trung Quốc chú trọng đầu tư cho GD. Năm 2005, tỉ lệ người biết chữ của Trung Quốc từ 15 tuổi trở lên đạt gần 90 % III. Dân cư và xã hội 1. Dân cư - Dân số năm 2005 là 1303,7 triệu người, chiếm 1/5 (hay 22 %) dân số TG - Có khoảng > 50 dân tộc, đông nhất là người Hán (90 % dân số) - Gia tăng dân số: Tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm, chỉ còn 0,6 % - Gia tăng dân số đô thị nhanh hơn so với nông thôn. - Năm 2005: + Tỉ lệ dân thành thị là 37 % + Tỉ lệ dân nông thôn 63 % - Dân cư tập trung chủ yếu ở miền Đông (khoảng 50 % diện tích nhưng chiếm tới 90 % dân số cả nước) 2. Xã hội - Có nền văn minh cổ đại phát triển - Chú trọng đầu tư cho phát triển GD - Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, nguồn lao động dồi dào ngày càng có chất lượng là thuận lợi lớn cho sự phát triển KT- XH của Trung Quốc. IV. CỦNG CỐ 1. Nêu đặc điểm về tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc? 2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển các ngành NN và CN Trung Quốc? 3. Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc?

File đính kèm:

  • docTiet 24 - TN, DC và XH Trung Quoc.doc