Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 25: Kinh tế

I. MỤC TIÊU

Sau bài học HS cần:

1. Kiến thức

- Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố 1 số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành HĐH đất nước.

- Nắm được 1 số diễn biến chính trong các giai đoạn phát triển kinh tế của Trung Quốc; 1 vài đặc điểm tiêu biểu của các GĐ trước đó.

2. kỹ năng

- Nhận xet, phân tích tư liệu, bảng số liệu, bản đồ, lược đồ để có hiểu biết sơ lược về các GĐ phát triển kinh tế của Trung Quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ tự nhiên Trung Quốc.

- Bản đồ kinh tế chung Trung Quốc.

- Tư liệu, biểu đồ, lược đồ trong SGK

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 25: Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10 CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (Tiếp) Tiết 25 Kinh tế Ngày soạn: Ngày giảng: I. MỤC TIÊU Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức - Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố 1 số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành HĐH đất nước. - Nắm được 1 số diễn biến chính trong các giai đoạn phát triển kinh tế của Trung Quốc; 1 vài đặc điểm tiêu biểu của các GĐ trước đó. 2. kỹ năng - Nhận xet, phân tích tư liệu, bảng số liệu, bản đồ, lược đồ để có hiểu biết sơ lược về các GĐ phát triển kinh tế của Trung Quốc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ tự nhiên Trung Quốc. - Bản đồ kinh tế chung Trung Quốc. - Tư liệu, biểu đồ, lược đồ trong SGK III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm về tự nhiên giữa miền Đông và Tây Trung Quốc? ? Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển các ngành NN và CN Trung Quốc? ? Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc? 3. Bài mới GV: Tổng quan nền kinh tế Trung Quốc từ khi thành lập (1949-1978) * GĐ từ 1949-1978 CHND Trung Hoa thành lập ngày 1.10.1949. Ngay sau khi thành lập đã tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh, với 1 số cải cách: Ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp tư bản trong và ngoài nước. Trong đó, nổi bật nhất là cuộc “Đại CM văn hóa vô sản” vào năm 1965 => Tuy nhiên, làm cho Trung Quốc lùi lại so với lịch sử hàng nửa thế kỉ. * ND: - Vứt bỏ cái cũ, cái lạc hậu, tiến nhanh lên CNXH - Thành lập đội “Hồng vệ binh” phần lớn từ 15-16 tuổi, chúng đi tới đâu đập phá tới đó, giết người không gớm tay, những công trình văn hóa, đền đàibị phá hủy. - Cuộc “Đại CM văn hóa vô sản” đã giết đi hàng chục triệu người (trong đó có cả các lãnh tụ), trường học bị đóng cửa => làm thiệt hại rất nhiều về vật chất của nhân dân => Nền kinh tế ngày càng đi xuống, mâu thuẫn XH trở nên sâu sắc. - GĐ này Trung Quốc gần như bế quan tỏa cảng, trình độ KHKT không phát triển, các chỉ tiêu kinh tế giảm sút. - Địa vị lao động bị đảo lộn: Những cán bộ KHKT bị coi là những người phi lao động, buộc phải về nông thôn cải tạo; Nhiều xã viên NN không có trình độ lại trở thành cán bộ lãnh đạo. * GĐ từ 1978 đến nay - Trung Quốc thực hiện đường lối 4 hiện đại hóa: CN, NN, KHKT và quốc phòng - Vận hành nền kinh tế thị trường, phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo điều kiện để thu hút vốn nước ngoài. - Tăng cường đầu tư, HĐH trang thiết bị - Vay vốn nước ngoài để nhập công nghệ và thiết bị - Phát triển kinh tế biển, vùng biên, thành lập các đặc khu kinh tế, đẩy mạnh hoạt động xuất-nhập khẩu GV: Với công cuộc HĐH đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. * GDP năm 2004 đứng thứ 7 TG (sau Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Italia) * Giá trị hàng hóa xuất khẩu đứng thứ 3 TG (sau Hoa Kì và Đức) * Năm 1985, thu nhập bình quân đầu người là 276 USD/người; Đến năm 2004 là 1269 USD/người (hơn 4,6 lần trong 19 năm) GV: Với chương trình 4 HĐH, các ngành kinh tế có những chuyển biến tích cực Mục tiêu hàng đầu của công cuộc phát triển kinh tế chính là phát triển CN nhằm sx hàng hóa đáp ứng thị trường đông đảo trên 1,3 tỉ dân và phục vụ cho xuất khẩu. ? Trung Quốc đã thực hiện chiến lược gì để phát triển CN? Các nhà máy, xí nghiệp được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sx và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. * Năm 2004, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Trung Quốc đứng đầu TG đạt 60,6 tỉ USD. Trọng điểm đầu tư CN được điều chỉnh trong từng GĐ của quá trình CN hóa - GĐ đầu: Ưu tiên phát triển CN nhẹ, sx hàng tiêu dùng, chế biến LT-TP’. Ưu thế: + Không đòi hỏi nhiều vốn, kỹ thuật không phức tạp. + Tận dụng được nguồn nhân công + Thu hồi vốn nhanh + Đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu - GĐ sau: Ưu tiên phát triển các ngành CN cơ bản (khai thác, LK, chế tạo máy, hóa chất) => Đảm bảo cho việc XD vững chắc nhất nền CN. Dựa trên lợi thế: + Nguồn TN khoáng sản giàu có + Thị trường rộng lớn + Lao động dồi dào - Năm 1994: Trung Quốc thực hiện chính sách CN mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành, chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sx ô tô và xây dựng (Đây là các ngành có thể tăng năng suất, sinh lãi cao và đón trước được những nhu cầu của người dân khi mức sống được cải thiện) GV: Việc phát triển CN ở nông thôn nhằm SD nguồn lao động dồi dào và nguồn nguyên liệu sẵn có ở nông thôn như các ngành: VLXD, đồ gốm sứ, dệt may, sx các mặt hàng tiêu dùng ? Dựa vào bảng 10.1, nhận xét về sự tăng trưởng 1 số sản phẩm CN của Trung Quốc GĐ 1985-2004? So với năm 1985 thì sản lượng năm 2004 tăng: - Than tăng 170 % - Điện tăng 706,4 % - Thép tăng 580,4 % - Xi măng tăng 664,4 % - Phân đạm tăng 216,2 % * Chế tạo vũ khí: phát triển hệ thống tên lửa đánh chặn có SD vũ khí hạt nhân => Trở thành 1 trong 5 nước sở hữu vũ khí hạt nhân. * Hàng không vũ trụ: Năm 1970, phóng thành công vệ tinh nhân tạo Đông Phương Hồng I vào không gian (quốc gia thứ 5 phóng được vệ tinh) - Tháng 11.1999, tàu Thần Châu I (không người lái) phóng thành công - 15.10.2003, Thần Châu V đưa người vào vũ trụ và quay về an toàn (nước thứ 3 đưa người vào không gian) ? Dựa vào hình 10.8, nêu sự phân bố ngành CN của Trung Quốc? Giải thích tại sao lại có sự phân bố như vậy? - Chủ yếu ở phía Đông - ĐK thuận lợi: Tài nguyên phong phú, địa hình bằng phẳng, GT thuận lợi, dân cư đông và có chất lượng cao, lịch sử phát triển lâu đời. * Các trung tâm CN tập trung nhiều ngành với đa dạng các sản phẩm: Luyện kim: Đen, màu, Điện tử - viễn thông, Cơ khí, dệt may, hóa chất, chế tạo máy bay, đóng tàu, hóa dầu, sx ô tô Chuyển ý Là QG đông dân trên TG, chính vì vậy LT-TP’ là việc hết sức quan trọng để đảm bảo cuộc sống cho > 1,3 tỉ dân * Nông nghiệp của Trung Quốc phải chịu 1 sức ép lớn: Chỉ có 7 % đất canh tác của TG (100 triệu ha) song phải nuôi sống số dân bằng 1/5 thế giới ? Trung Quốc đã có những chính sách, biện pháp gì để phát triển nông nghiệp? - Trung Quốc đã SD nhiều biện pháp cải cách kinh tế, kỹ thuật trong NN => Tạo ĐK để khai thác tốt tiềm năng về tài nguyên, tiềm năng về lao động, tạo ra nhiều sản phẩm - Số người lao động trong NN chiếm 63 % dân số Trồng trọt ưu thế hơn chăn nuôi: Tỉ lệ tương ứng trồng trọt 50 % và chăn nuôi 36 % (Còn lại là nghề rừng và nghề cá) * Sản phẩm nông nghiệp chính: lương thực, bông, ngô, khoai tây.lợn, bò GV: Tuy nhiên do dân số quá đông nên bình quân lương thực đầu người vẫn thấp ? Dựa vào hình 10.9, nhận xét sự phân bố NN của Trung Quốc? Vì sao lại có sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây ? - Miền Đông: Đồng bằng các châu thổ rộng lớn, núi thấp, lượng mưa lớn, vùng biển rộng lớn + Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc: Lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường + Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: Lúa gạo, mía, chè, lạc, bông - Miền Tây: Nhiều núi, cao nguyên, các đồng cỏ, bồn địa GV: - Việt Nam là láng giềng về phía Nam của Trung Quốc với đường biên giới đất liền khoảng 1350 km với nhiều cửa khẩu và đường mòn qua lại. Ngoài ra, 2 nước còn có đường biên giới trên biển. - Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ lâu đời (trong nhiều giai đoạn có sự khúc mắc, tranh chấp)tuy nhiên đều được thương lượng ổn thỏa. - Phương châm trong quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam gồm 16 chữ được 2 nước thực hiện từ năm 1999 - 2 nước có sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực: Thương mại, khoa học GV: - VN xuất khẩu sang Trung Quốc > 100 mặt hàng: Than đá, dầu thô, quặng sắt, dược liệu, cao su, lương thực, nông sản, thủy hải sản - Nhập khẩu từ Trung Quốc: Thiết bị toàn bộ, máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị y tế - hóa chất, dệt may I. Khái quát - Tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất TG, TB đạt trên 8 % năm. - Năm 2004, tổng GDP đạt 1649,3 tỉ USD - Giá trị hàng xuất khẩu đạt 593,4 tỉ USD - Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. Năm 2004 đạt 1269 USD/người. II. Các ngành kinh tế 1. Công nghiệp a. Chiến lược phát triển công nghiệp - Thực hiện chính sách kinh tế thị trường - Thực hiện chính sách mở cửa + Tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường TG + Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài + Cho các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, quản lí tại các khu chế xuất. - HĐH trang thiết bị và ứng dụng cao cho các ngành CN - Chủ động đầu tư có trọng điểm - Chú trọng phát triển CN nông thôn: + Thu hút trên 100 triệu lao động + Cung cấp trên 20 % giá trị hàng hóa nông thôn b. Thành tựu 1 số ngành CN Trung Quốc - Sản lượng 1 số sản phẩm CN tăng nhanh và có thứ bậc cao trên TG (than, thép, xi măng, điện) - Các ngành CN kỹ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự độngđạt nhiều thành tựu lớn. c. Phân bố CN - Chủ yếu ở phía Đông nơi có các điều kiện thuận lợi. - Một số trung tâm CN chính: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh 2. Nông nghiệp a. Chiến lược phát triển - Giao đất, khoán sản phẩm cho người lao động - Phát triển cơ sở hạ tầng GT, thủy lợi. - Đưa kỹ thuật và giống mới vào sx - Miễn thuế nông nghiệp b. Các ngành và sản phẩm nông nghiệp - Trồng trọt chiếm ưu thế hơn chăn nuôi. Trong đó cây lương thực có vai trò quan trọng nhất - 1 số sản phẩm đứng đầu TG: Lương thực, bông, lợn c. Phân bố nông nghiệp - Miền Đông: phát triển trồng trọt, chăn nuôi bò lợn, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. - Miền Tây: Chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc lớn (cừu, lạc đà, ngựa) III. Mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam - Phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” - Kim ngạch thương mại ngày càng tăng. Năm 2005 đạt 8739,9 triệu USD. - Các mặt hàng trao đổi ngày càng đa dạng IV. CỦNG CỐ 1. Nêu những thành tựu mà CN Trung Quốc đạt được? Phân tích những nguyên nhân đưa đến những thành tựu đó? 2. Nhận xét và giải thích sự phân bố NN của Trung Quốc? Vì sao sx NN chỉ tập trung ở miền Đông?

File đính kèm:

  • docTiet 25 - Kinh te Trung Quoc.doc