Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 28: Tự nhiên, dân cư và xã hội

I. MỤC TIÊU

Sau bài học HS cần:

1. Kiến thức

- Mô tả được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ rất đặc thù của KV.

- Phân tích được tính thống nhất về đặc điểm tự nhiên của KV Đông Nam Á cũng như nét độc đáo của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.

- Phân tích các đặc điểm KT- XH, dân cư và ảnh hưởng của các đặc điểm đó đến sự phát triển kinh tế của KV.

- Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, TNTN, các điều kiện XH tới sự phát triển kinh tế KV Đông Nam Á.

2. kỹ năng

- Đọc, phân tích lược đồ, bản đồ Đông Nam Á

- Phân tích được 2 biểu đồ đặc trưng cho mỗi đới khí hậu (khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo)

- Đọc và phân tích được bảng số liệu thống kê, đưa ra được nhận định về xu hướng phát triển dân số của KV Đông Nam Á.

- Lập các sơ đồ logic kiến thức.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 28: Tự nhiên, dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11 KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 28 Tự nhiên, dân cư và xã hội Ngày soạn: Ngày giảng: I. MỤC TIÊU Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức - Mô tả được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ rất đặc thù của KV. - Phân tích được tính thống nhất về đặc điểm tự nhiên của KV Đông Nam Á cũng như nét độc đáo của Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo. - Phân tích các đặc điểm KT- XH, dân cư và ảnh hưởng của các đặc điểm đó đến sự phát triển kinh tế của KV. - Đánh giá được ảnh hưởng của vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên, TNTN, các điều kiện XH tới sự phát triển kinh tế KV Đông Nam Á. 2. kỹ năng - Đọc, phân tích lược đồ, bản đồ Đông Nam Á - Phân tích được 2 biểu đồ đặc trưng cho mỗi đới khí hậu (khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo) - Đọc và phân tích được bảng số liệu thống kê, đưa ra được nhận định về xu hướng phát triển dân số của KV Đông Nam Á. - Lập các sơ đồ logic kiến thức. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ tự nhiên châu Á. - Bản đồ tự nhiên KV Đông Nam Á. - Các biểu đồ, lược đồ trong SGK. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài mới Giới thiệu bài: KV Đông Nam Á có diện tích đất đai chỉ chiếm khoảng 4,5 triệu km2 nhưng lại có cả không gian gồm đất liền và hải đảo. HĐ1: GV xác định lãnh thổ của từng nước, sau đó xác định lãnh thổ của toàn KV. ? Xác định vị trí địa lí và lãnh thổ của Đông Nam Á, cho biết Đông Nam Á bao gồm những bộ phận nào? - Đông Nam Á là 1 KV bao gồm những nước ở phía Đông Nam lục địa châu Á (gồm 11 QG). Tổng diện tích toàn KV khoảng 4,5 triệu km2. * Toạ độ địa lí: - Đông Nam Á trải dài khoảng từ 28030’B -> 10030’N (Từ phía Bắc Mianma-> đảo Timo) và từ 920Đ-1420Đ (Tây Mianma -> Niu Ghinê) - Đông Nam Á gồm 11 QG, chia làm 2 bộ phận: + Các nước thuộc “Bán đảo Trung Ấn”: Xuất phát từ vị trí KV nằm giữa 2 nước Trung Quốc và Ấn Độ. + Quần đảo Mã Lai: Có nhiều người Mã Lai cư trú, có nhiều đảo lớn như Calimantan, Xumatơra, Xulavêdi, Luxôn Ngoài ra, còn có QG bao gồm cả 2 bộ phận: Malaixia (thường đưa vào Đông Nam Á biển đảo) ? Dựa vào hình 11.1 (bản đồ tự nhiên châu Á) cho biết: ĐNÁ tiếp giáp với biển và đại dương nào? Tiếp giáp những nước lớn và nền văn minh cổ đại nào? Ý nghĩa của vị trí địa lí đó đối với sự phát triển KT-XH của KV? - Giáp 2 đại dương lớn: TBD và AĐD - Các biển: Biển Đông, Xu lu, Ađaman, Xulavêdi, Java, Ban đa, Mô lúc, Ba li, Araphura, Phloret GV: Là nơi giao thoa giữa các nền văn minh: Ấn Độ, Trung Quốc, châu Á, Châu Đại Dương=> Đông Nam Á đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa TBD và Ấn Độ DươngNói cách khác, Đông Nam Á nằm trên ngã tư đường giao lưu giữa 2 châu lục và 2 đại dương. => Như vậy: Có thể thấy biển và đại dương có vai trò quan trọng sự phát triển KT- XH của KV; đặc biệt cho việc giao lưu, phát triển tổng hợp kinh tế biển (trừ Lào): Du lịch, dịch vụ, khai thác khoáng sản * Giàu tài nguyên: - Khoáng sản: Dầu khí, than, sắt - Đất: Phổ biến là đất Feralit và Phù sa (ngoài ra còn có đất đỏ badan): Thuận lợi cho trồng cây LT và cây CN. - Biển: Hầu hết các QG đều có biển (trừ Lào), với nhiều vũng vịnh, bãi biển đẹpthuận lợi cho phát triển kinh tế biển - Rừng * Hiện nay Đông Nam Á là KV phát triển rất năng động của TG, có vị trí ngày càng cao. Nhiều nước và lãnh thổ đến KV để đầu tư sx và trao đổi hàng hóa. Mở rộng: Ngay từ đầu thế kỉ XVI, hầu hết các nước ở Đông Nam Á đã bị các cường quốc phương Tây xâm chiếm làm thuộc địa (mục đích vơ vét tài nguyên phục vụ cho cuộc CM công nghiệp ở Châu Âu; Ngoài ra, các nước thực dân có cơ hội kiểm soát được con đường thương mại chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc qua eo Malăcca) HĐ2: GV cho HS kẻ bảng theo mẫu, tìm hiểu về các đặc điểm: - Địa hình - Khí hậu - Sông ngòi I. Tự nhiên 1. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Nằm ở ĐN châu Á, tiếp giáp TBD và Ấn Độ Dương - Diện tích khoảng 4,5 triệu km2, gồm 2 bộ phận (hành chính): + Bán đảo Trung Ấn: VN, Lào, CPC, Thái Lan, Mianma. + Quần đảo Mã Lai: Inđônêxia, Xingapo, Brunây, Đông Timo và Malaixia. Gồm hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp. => Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng: Cầu nối giữa châu Á và châu Đại Dương, giữa Ấn Độ Dương và TBD. - KV giàu có về tài nguyên thiên nhiên và lao động. => KV mà các cường quốc thường cạnh tranh. 2. Đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á gồm 2 bộ phận (tự nhiên): - Đông Nam Á lục địa (bán đảo Trung Ấn) - Đông Nam Á biển đảo (quần đảo Mã Lai) Đặc điểm tự nhiên Đông Nam Á lục địa Đông Nam Á biển đảo Địa hình - Địa hình chia cắt mạnh: nhiều dãy núi theo hướng B-N, TB-ĐN như H.L.Sơn, Trường Sơn (VN), Aracan (Mianma) - Nhiều cao nguyên: Cò Rạt (Thái Lan), Hủa Phan, Xiêng Khoảng (Lào), Lâm viên (VN) - Nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ: đồng bằng s. Mê Công; đồng bằng s. Mê Nam (Thái Lan), S. Iraoađi (Mianma), S.Hồng (VN) ở ven biển - Xen giữa các núi là thung lũng rộng => Địa hình ổn định, ít có núi lửa, không có núi lửa hoạt động, ít có động đất. - Ít đồng bằng, nhiều đồi núi, núi lửa, động đất. Hướng núi không rõ rệt. - Núi có độ cao TB` < 3000 m. - Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, nhưng rất màu mỡ. Tập trung ở các đảo Calimantan, Niu Ghinê, Xumatơra => KV bất ổn của vỏ Trái đất Khí hậu - Phần lớn diện tích có khí hậu nhiệt đới gió mùa (trừ phần Bắc Việt Nam, Mianma ảnh hưởng gió mùa ĐB lạnh và bộ phận phía Nam bán đảo Malăcca (Malaixia) có khí hậu xích đạo. - Nhiệt độ quanh năm cao, song có dao động khá lớn - Mưa theo mùa: 1 mùa mưa nhiều và 1 mùa mưa ít (TB` 1000- 2000mm/năm) - Chủ yếu có khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều và điều hòa quanh năm (Riêng quần đảo Philipin - từ phía Bắc đảo Minđanao trở lên có khí hậu nhiệt đới gió mùa) - Mưa TB` từ 1000-2000 mm/năm Sông ngòi Nhiều sông lớn: Mê Công, Iraoađi, s.Hồng, Mê Nambắt nguồn từ miền TN Trung Quốc (có nhiều nước vào mùa mưa) Sông ngắn dốc (nhiều nước vào mùa mưa) * Khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo nóng ẩm * Đất Feralit, đỏ bandan, phù sa * Sông ngòi khá nhiều: Mê công, sông Hồng, Mê Nam (Thái Lan), Iraoađi, Xaluen (Mianma) * Hầu hết các QG đều có biển (trừ Lào) nên dễ dàng cho việc thông thương, giao lưu kinh tế bằng đường biển. Đồng thời có nhiều bãi biển đẹp, vũng vịnh, ngư trường lớn cho việc phát triển kinh tế biển. - Do nằm trong vành đai sinh khoáng TBD nên giàu khoáng sản, thềm lục địa nhiều dầu khí, tiềm năng thủy điện lớn - Do nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới và xích đạo => Thực vật phát triển quanh năm, rừng cây rậm rạp, nhiều tầng tán, nhiều loại gỗ và lâm sản quý, nhiều cây dược liệu * Do nằm gần vành đai lửa TBD và có sự hoạt động của các áp thấp nhiệt đới * Biện pháp Cần tích cực phòng chống, khắc phục thiên tai; khai thác và SD hợp lí nguồn tài nguyên ? Dựa vào ND trong SGK hãy cho biết những đặc điểm chính về dân cư của Đông Nam Á? - So với mật độ TB` của TG là 48 người/km2. GV: Nơi tập trung đông dân là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, vùng ven biển và 1 số vùng đất đỏ badan. Đảo Gia va là KV tập trung đông dân với 100 triệu người trong tổng số 242 triệu người của Inđônêxia. - Dân số trong độ tuổi lao động chiếm > 50 % trong tổng số dân - Gia tăng dân số hiện nay đang có chiều hướng giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao (trừ Thái Lan và Xigapo là 0,8 %) VD: Các nước Lào, Campuchia, Mianma (2 %), mức chung của KV năm 2004 là 1,6 %, so với TG là 1,3 % GV: Dân số đông, gia tăng tự nhiên còn cao trong khi điều kiện KT- XH còn ở mức thấp đã tạo ra nhiều sức ép về việc làm, môi trường, việc nâng cao chất lượng cuộc sống - Một số dân tộc phân bố rộng rãi không theo biên giới QG -> khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị XH ở mỗi nước. - Các QG từ lâu đã có sự hòa huyết, sống đan xen. Tính ra, Đông Nam Á có trên 200 dân tộc khác nhau, đại diện cho cả 3 chủng tộc lớn + Môn-gô-lô-it phương Nam: VN, Thái Lan, Mianma + Inđônêdiêng (châu Đại Dương): chủ yếu là người Mã Lai (Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Tây Nguyên – VN, Lào, CPC) + Người da đen châu Đai Dương - Số lượng Hoa Kiều lớn (trên 10 triệu người) VD: + Malaixia > 50 % dân số (có những thành phố 80-90% là người Hoa) + Xingapo: 80 % dân số Người Hoa góp phần quan trọng trong nền kinh tế nhiều QG: 75 % thu nhập của Malaixia, 90 % giá trị tài sản của Xigapo * Hiện nay 10/11 QG (trừ Đông Timo) có mối quan hệ trong khối ASEAN - Trong sx và đời sống: đều trồng lúa nước, lương thực chính là lúa gạo - Các nước trên quần đảo đều SD tiếng Anh hoặc tiếng Hoa trong giao tiếp. * Nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Châu Âu, Châu Mĩ * Nhiều tồn giáo: + Phật giáo: Lào, CPC, Thái Lan, VN + Thiên chúa giáo: Hầu khắp các nước, nhất là Philipin (80 % dân số) + Hồi giáo: Malaixia, Brunây, Inđônêxia (80 % dân số các nước này) GV: Ngoài ra, về đặc điểm dân cư – XH Đông Nam Á còn phải kể tới: - GDP đầu người thấp: Năm 2003 ở Campuchia 310 USD, Mianma là 179 USD, Lào 362 USD, Việt Nam 400 USD. - Tỉ lệ người nhiễm HIV rất lớn (Thái Lan và CPC) - Mâu thuẫn tôn giáo: Inđônêxia, Thái Lan, Philipin - Buôn bán và SD ma túy (tam giác vàng: ) 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á a. Thuận lợi - Phát triển nông nghiệp nhiệt đới nhờ khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào. - Giao lưu thương mại và phát triển các ngành kinh tế biển (trừ Lào). - Phát triển công nghiệp dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản. - Lâm nghiệp phát triển với rừng mưa nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm ướt quanh năm. b. Khó khăn - Nhiều thiên tai như bão, lũ, động đất, sóng thần - Rừng đang có nguy cơ bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng. II. Dân cư và xã hội 1. Dân cư - Dân số đông: Năm 2005 là 556,2 triệu người. - Mật độ dân số cao 124 người/km2 (2005). - Cơ cấu dân số trẻ, gia tăng dân số còn cao. - Nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên trình độ tay nghề và chuyên môn chưa cao. 2. Xã hội - Các QG đều có nhiều dân tộc. - Đông Nam Á có lịch sử tương đồng, người dân có phong tục tập quán rất gần nhau tạo thuận lợi cho sự hợp tác phát triển. - Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên TG - Có nhiều tôn giáo - Các vấn đề khác: GDP đầu người thấp, tỉ lệ nhiễm HIV lớn, mâu thuẫn tôn giáo, buôn bán ma túy IV. CỦNG CỐ 1. Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển KT- XH của KV Đông Nam Á? 2. Đặc điểm về dân cư và XH của Đông Nam Á? Những đặc điểm đó ảnh hưởng ntn đến việc phát triển KT- XH của các nước Đông Nam Á?

File đính kèm:

  • docTiet 28 - TN, DC và XH KV Dong Nam A.doc