I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
- Phân tích được sự chuyển cơ cấu kinh tế của KV thông qua phân tích biểu đồ.
- Nêu được đặc điểm cơ bản của nền NN nhiệt đới của KV gồm 3 thành phần chủ đạo: SX lúa nước , trồng cây CN, chăn nuôi – khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.
- Giải thích được tại sao lúa nước, cây CN lại trồng nhiều ở Đông Nam Á.
- Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển CN và dịch vụ ở Đông Nam Á.
2. kỹ năng
- Đọc, phân tích biểu đồ, bản đồ => đưa ra các nhận định.
- So sánh qua các biểu đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên châu Á.
- Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á.
- Các biểu đồ, lược đồ trong SGK (phóng to nếu có thể)
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 29: Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (tiếp)
Tiết 29
Kinh tế
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
- Phân tích được sự chuyển cơ cấu kinh tế của KV thông qua phân tích biểu đồ.
- Nêu được đặc điểm cơ bản của nền NN nhiệt đới của KV gồm 3 thành phần chủ đạo: SX lúa nước , trồng cây CN, chăn nuôi – khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.
- Giải thích được tại sao lúa nước, cây CN lại trồng nhiều ở Đông Nam Á.
- Nêu được hiện trạng và xu hướng phát triển CN và dịch vụ ở Đông Nam Á.
2. kỹ năng
- Đọc, phân tích biểu đồ, bản đồ => đưa ra các nhận định.
- So sánh qua các biểu đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên châu Á.
- Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á.
- Các biểu đồ, lược đồ trong SGK (phóng to nếu có thể)
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu những nét chính về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á => Rút ra những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của KV?
? Nêu đặc điểm về dân cư và XH của Đông Nam Á => Rút ra những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của KV?
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Bức tranh kinh tế ĐNÁ đang có sự thay đổi nhanh chóng. Từ 1 KV có nền kinh tế lạc hậu và phụ thuộc vào nước ngoài. Giờ đây ĐNÁ được coi là 1 KV phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao của TG. Để rõ hơn vấn đề này chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay.
? Dựa vào hình 11.5, hãy cho biết cơ cấu GDP của 1 số QG ở Đông Nam Á có sự thay đổi ntn trong GĐ từ 1991-2004?
HĐ1: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS từ biểu đồ rút ra nhận xét
* So năm 2004 với 1991, tất cả các nước đều có:
- Tỉ trọng KV I giảm rõ rệt:
+ VN: từ 40,5 % xuống 21,8 %
+ CPC: từ 49,9 % xuống 36 %...
- Tỉ trọng KV II-III tăng nhanh:
* Mỗi nước có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác nhau
* VN là QG khá tiêu biểu về sự chuyển dịch trong cơ cấu GDP ở cả 3 KV
Chuyển ý: Chúng ta vừa tìm hiểu về sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế của các QG. Vậy, các ngành kinh tế của ĐNÁ có đặc điểm ntn? Chúng ta sang phần II.
? Dựa vào ND trong SGK cho biết CN ở ĐNÁ phát triển theo hướng nào?
GV: Sự phát triển theo hướng này nhằm tích luỹ vốn cho quá trình CNH-HĐH của mỗi QG trong giai đoạn tiếp theo.
*Mở rộng:
- Từ sau 1945 -> đầu thập niên 70: sx CN tuy được quan tâm phát triển hơn song tốc độ còn chậm, chiếm tỉ trọng còn ít trong nền kinh tế của từng nước.
- Trong cơ cấu CN, ngành khai khoáng, sơ chế khoáng sản và sơ chế nông sản đóng vai trò quan trọng.
- Nhìn chung các cơ sở sx thiết bị còn lạc hậu, sự phân bố là không hợp lí (hầu hết ở 1 số QG)
- Chỉ từ những năm 70 trở đi, các nước đẩy nhanh quá trình CNH => Nền kinh tế của 1 số nước đạt được thành tựu đáng kể (Xingapo, Thái Lan, Malaixia)
- Cơ cấu CN theo hướng đa ngành, đa dạng hóa sản phẩm, xu hướng mở rộng và tăng cường phát triển các ngành CN chế biến: LK, cơ khí chế tạo, hóa chất, dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, sx hàng tiêu dùng
* Mở rộng:
- Giai đoạn đầu CNH: thực hiện thay thế hàng nhập khẩu, phát triển CN chế biến, ưu tiên ngành SD nhiều nguyên liệu, thu hút nhiều lao động, vốn ít, yêu cầu công nghệ thấp, SP’ tiêu thụ trong nội địa
- GĐ sau: Thực hiện chiến lược hướng ra xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng lao độngSX những mặt hàng chất lượng cao, được TG ưa chuộng (dệt may, da giày, hàng điện tử, thiết bị điện, LK)
- Từ cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX, 1 số nước như Xingapo, Malaixia chú trọng công nghệ sinh học, sx máy tính điện tử, thiết bị viễn thông, chế tạo ô tô=> Xigapo trở thành nước CN mới Nics.
- Dầu mỏ 130 triệu tấn/năm (3 % TG)
- CN điện: Khá phát triển, sản lượng điện năm 2003 của KV là 439 tỉ kwh. Tuy nhiên lượng điện tiêu thụ BQ đầu người còn thấp 744 kwh/người/năm = 1/3 bình quân TG.
* GTVT: Các nước có hệ thống GTVT phát triển như Xigapo, Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia, philipin.
- Các nước như VN, Lào, CPC, Mianma có hệ thống GTVT kém phát triển, hạn chế về cả số lượng và chất lượng.
- Ở KV đã xây được các tuyến đường liên vận (xuyên Á) để tăng cường liên kết trong KV. Tuy nhiên, việc phát triển GT đường bộ (đặc biệt ở các nước Đông Nam Á lục địa) gặp nhiều trở ngại như phải làm nhiều cầu, hầm đường bộ để vượt sông, núi (hướng núi chủ yếu là B-N và TB-ĐN). Nhưng việc phát triển GT là rất cần thiết => Tạo ra thuận lợi cho thông thương, hợp tác cùng phát triển.
- Đường sắt ngắn, tốc độ còn chậm
- Hệ thống đường sông có ở nhiều nước, song vai trò ít quan trọng
- Hàng hải còn hạn chế (trừ Xigapo)
GV: Thời gian vừa qua hầu hết các nước đang đầu tư phát triển cho dịch vụ nhiều hơn so với công nghiệp.
- Dựa trên lợi thế về ĐKTN, Đông Nam Á phát triển được 1 nền NN nhiệt đới, có vai trò quan trọng trong việc nuôi sống trên nửa tỉ dân của KV.
- Các ngành chính trong sx NN ở Đông Nam Á là: Trồng lúa nước, trồng cây CN và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
* Lương thực
- Năm 1985: sản lượng là 103 triệu tấn
- Năm 2004: là 161 triệu tấn (lớn nhất là Inđônêxia 53,1 triệu tấn, VN khoảng 35,8 triệu tấn)
- Thái Lan và Việt Nam là 2 nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu TG
+ Thái Lan khoảng 7,8 triệu tấn/năm (2004)
+ Việt Nam khoảng > 4 triệu tấn (2004)
? Dựa vào hình 11.6, xác định các vùng trồng lúa nước chủ yếu của Đông Nam Á?
- Tập trung chủ yếu ở các đồng bằng phù sa của các con sông lớn (tập trung chủ yếu ở các nước Đông Nam Á lục địa)
- Ở Đông Nam Á biển đảo: tập trung chủ yếu ở 1 số đảo lớn thuộc Inđônêxia và Philipin
* Cây CN: Nhiều SP’ nổi tiếng: Cao su, cà phê, hồ tiêu, (có thứ hạng cao trên TG)
? Dựa vào hình 11.7, hãy tính và nhận xét tỉ trọng sản lượng cao su, cà phê của Đông Nam Á so với TG?
? Em hãy kể tên 1 số sản phẩm cây ăn quả được trồng ở Đông Nam Á?
Cây ăn quả nhiệt đới: Dừa, chuối, xoài, bưởi, cam, đu đủ, míatrồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, Inđônêxia
? Dựa vào hình 11.7, hãy tính và nhận xét tỉ trọng sản lượng cao su, cà phê của Đông Nam Á so với TG?
GV: Ở các nước Đông Nam Á, việc chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp chưa nhiều.
* Chăn nuôi gia súc lớn ở đây chủ yếu là cung cấp sức kéo và phân bón cho NN. Chăn nuôi lợn để cung cấp thực phẩm và phát triển nhiều ở các nước (trừ những nước có nhiều người theo đạo Hồi) như Malaixia, Brunây
* Chăn nuôi gia cầm ở các nước Đông Nam Á phát triển, tuy nhiên trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, đàn gia cầm chết nhiều do dịch bệnh, thời tiết thay đổi (H5N1)
1 số nước còn phát triển chăn nuôi tằm, tuy nhiên sản lượng không lớn (VN, Thái Lan)
GV: Tuy có nhiều lợi thế về biển, nhưng việc khai thác tài nguyên này so với các KV khác là chưa nhiều. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do phương tiện đánh bắt còn lạc hậu: Tàu thuyền, thiết bị đánh bắt (lưới, phương tiện bảo quản, thiết bị thông tin) và năng lực chế biến tại chỗ còn thô sơ, lạc hậu.
- Hình thức đánh bắt chủ yếu là gần bờ, ít có tàu lớn để đánh bắt xa bờ, ở các đại dương
Trong đó, nhiều nhất là Inđônêxia với 4,7 triệu tấn, Thái Lan: 2,8 tr Tấn, Philipin: 2,2 tr Tấn, VN 1,8 tr Tấn, Malaixia: 1,3 tr Tấn.
- Một số nước như Việt Nam, Thái Lan, Inđônêxia còn phát triển nuôi trồng thủy sản, cá sấu
- Nhiều sản phẩm nuôi trồng và đánh bắt nổi tiếng: Cá Tra, Basa, nuôi trai lấy ngọc
I. Cơ cấu kinh tế
Đang có sự chuyển dịch theo hướng từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ
II. Công nghiệp
- Phát triển theo hướng liên doanh, liên kết với nước ngoài; HĐH thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kỹ thuật cho người lao động; Chú trọng sx các mặt hàng xuất khẩu.
- Các ngành chính:
+ Lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử (Xingapo, Malaixia, Thái Lan, VN, Inđônêxia)
+ Khai thác dầu khí (Brunây, Inđônêxia, VN, Malaixia)
+ Khai thác than, khoáng sản KL, dệt may, giầy da
+ Các ngành tiểu thủ CN
+ Chế biến thực phẩm
+ CN điện lực
III. Dịch vụ
- Cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc đang được cải thiện và nâng cấp.
- Hệ thống ngân hàng, tín dụng được phát triển
IV. Nông nghiệp
1. Trồng trọt
a. Trồng lúa nước
- Là cây LT truyền thống và quan trọng nhất
- Sản lượng không ngừng tăng
-> Đã giải quyết cơ bản nhu cầu về lương thực
- Thái Lan và Việt Nam trở thành những nước đứng đầu về xuất khẩu lúa gạo.
b. Trồng cây công nghiệp
- Nhiều sản phẩm cây CN nổi tiếng
+ Cao su: Thái Lan, VN, Inđônêxia, Malaixia.
+ Cà phê, hồ tiêu: VN, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan.
+ Các cây lấy dầu, sợi (dừa, lạc, vừng, cói, đay, bông)
- Sản phẩm cây CN chủ yếu để xuất khẩu.
c. Cây ăn quả
Gồm nhiều loại, được trồng ở hầu hết các nước
2. Chăn nuôi
* Chăn nuôi chưa trở thành ngàng chính. Các sản phẩm:
- Trâu bò: Mianma, Inđônêxia, Thái Lan, VN
- Lợn: VN, philipin, Thái Lan, Inđônêxia.
- Gia cầm: hầu hết các nước
3. Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản
Là ngành truyền thống và đang phát triển ở ĐNÁ.
Sản lượng không ngừng tăng. Năm 2003, sản lượng cá khai thác là 14,5 triệu tấn.
IV. CỦNG CỐ
1. Trình bày những nét chính về công nghiệp của Đông Nam Á?
2. Trình bày sự phát triển nông nghiệp của KV Đông Nam Á?
File đính kèm:
- Tiet 29 - Kinh te Dong Nam A.doc