Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 7: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

I. MỤC TIÊU

Sau bài học HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của KV Tây Nam Á và KV Trung Á.

- Hiểu được các vấn đề chính của KV đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố.

2. kỹ năng

- SD Bản đồ các nước trên TG để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của KV Tây Nam Á và Trung Á.

- Đọc trên lược đồ Tây Nam Á, Trung Á để thấy vị trí các nước trong KV.

- Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định

- Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 7: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC (tiếp) Tiết 7 Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á Ngày soạn: Ngày giảng: I. MỤC TIÊU Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức - Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của KV Tây Nam Á và KV Trung Á. - Hiểu được các vấn đề chính của KV đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố. 2. kỹ năng - SD Bản đồ các nước trên TG để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của KV Tây Nam Á và Trung Á. - Đọc trên lược đồ Tây Nam Á, Trung Á để thấy vị trí các nước trong KV. - Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định - Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ các nước trên thế giới. - Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Á. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các nét chính về kinh tế của Mĩ La Tinh ? Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mĩ La Tinh phát triển không ổn định? 3. Bài mới ? Dựa vào hình 5.5 trong SGK cho biết 1 vài đặc điểm về vị trí địa lí và tài nguyên của KV Tây Nam Á? - Tây Nam Á tiếp giáp với nhiều biển, vịnh như: Địa Trung Hải, biển Đen (Hắc Hải), biển Caxpi, biển Đỏ (Hồng Hải), biển Arap, vịnh Pec-xich, vịnh Ôman - Tiếp giáp với nhiều KV: Trung Á, Nam Á, Châu Phi; Là ngã 3 giữa 3 châu lục: Á-Âu-Phi - Địa hình của Tây Nam Á chủ yếu là núi và sơn nguyên với 3 miền địa hình: + Phía Bắc là sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên Iran. + Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà + Phía Tây Nam là sơn nguyên A-ráp. => KL: Chính vì thế có thể nói Tây Nam Á có vị trí chíên lược quan trọng ? Dựa vào Bản đồ tự nhiên thế giới và hình 5.5 hãy cho biết vị trí địa lí có ảnh hưởng gì đến khí hậu và cảnh quan KV Tây Nam Á? - KV Tây Nam Á nằm từ vĩ độ 120B – 42030’B. Đường chí tuyến đi qua gần giữa KV, chạy ngang bán đảo A-ráp -> Làm cho KV chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến nóng khô. => Hình thành rất nhiều hoang mạc (Ru-en Kha-li, hoang mạc Muối lớn, Nê-put) - KV Tây Nam Á nằm kẹp giữa các phần lục địa Phi rộng lớn và lục địa Á-Âu. - Địa hình có nhiều núi bao bọc xung quanh. * Dầu mỏ tập trung chủ yếu ở 1 số nước như A-rập Xê-ut, Iran, Irắc, Cô-oét, các Tiểu vương quốc Arập thống nhất. - Miền ven biển Hắc Hải (biển Đen), Caxpi, Địa Trung Hải còn có nhiều gỗ quý, có nhiều đồng bằng nhỏ phát triển nông nghiệp, trồng cây CN, cây ăn quả: Cam, chanh, chuối, mía, dứa, Ô-liu, chà làTrên các cao nguyên còn có các đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi (Bò, dê, cừu) GV: Với nguồn tài nguyên quan trọng này, Tây Nam Á càng nổi bật vị trí chiến lược trên trường quốc tế. * Đó chính là nền văn minh Lưỡng Hà nổi tiếng với kì quan Vườn treo Babilon và những truyền thuyết A-rập cổ đại (Nghìn lẻ 1 đêm) * Dân cư phần lớn theo đạo Hồi (trừ Ixraen có 80% theo đạo Do thái, 1 số ít theo các tôn giáo khác) ? Dựa vào hình 5.7 nêu một vài đặc điểm khái quát về KV Trung Á? - Bao gồm 6 QG: Mông Cổ, Cadắctan, Udơbêkitxtan, Tuôcmênixtan, Tatgikixtan, Cưrơgưxtan. - Khí hậu: Lục địa sâu sắc do ảnh hưởng của vị trí địa lí KV nằm sâu trong nội địa lại có núi bao bọc. => Hình thành nhiều hoang mạc: Gôbi, Cara cum GV: Với điều kiện trên giúp Nam Á có thuận lợi để trồng bông và chăn nuôi gia súc (nếu giải quyết tốt về vấn đề nước tưới) * Tài nguyên khoáng sản - Sắt, khí tự nhiên: Cadăctan - Vàng, KL hiếm: Mông Cổ, Cadăctan, Tatgikitxtan - Muối mỏ: Tuôcmênixtan - Đồng: Mông Cổ - Uranium: Cadăctan, Tatgikitxtan * KV có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú * Mật độ dân số khoảng 10,9 người/km2 * Nguyên nhân do ảnh hưởng lịch sử phát triển KT- XH của KV Trung Á từng có “con đường tơ lụa” đi qua (từ Trung Quốc -> Địa Trung Hải) nên tiếp thu được nhiều giá trị văn hóa của cả phương Đông và phương Tây. ? Dựa vào hình 5.8 nhận xét về lượng dầu khai thác và tiêu dùng của Tây Nam Á và Trung Á so với các KV khác trên TG? - Tây Nam Á: Khai thác 21356,6 thùng/ngày; Tiêu dùng 6117,2 thùng/ngày. - Trung Á: Khai thác 1172,8 thùng/ngày; Tiêu dùng 503 thùng/ngày * Chỉ có Đông Âu có tình trạng tương tự (khai thác: 8413,2 thùng/ngày; Tiêu dùng: 4573,9 thùng/ngày) => Các KV khác mức tiêu thụ đều lớn hơn so với khai thác. + Tây Nam Á: Lượng dầu dư là 15239,4 thùng/ngày, gấp >1,8 lần sản lượng khai thác ở Đông Âu (KV khai thác lớn thứ 2) + Đông Âu: Lượng dầu khai thác gấp 1,8 lần lượng dầu tiêu dùng. + Trung Á: Khai thác gấp 2,3 lần tiêu dùng + Tây Nam Á: Khai thác gấp 3,5 lần tiêu dùng GV: Nhờ có nguồn dầu mỏ mà nhiều QG ở Tây Nam Á và Trung Á trở nên giàu có. GV: Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay do tình trạng thiếu hụt các nguồn năng lượng nên KV này trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc. Các tổ chức tôn giáo, chính trị cực đoan tăng cường hoạt động -> Tình trạng mất ổn định. * Nguyên nhân: Vị trí chiến lược, tài nguyên giàu có, nhiều tôn giáo -> Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo dễ bề lợi dụng và đưa lại nhiều hậu quả. - Điển hình là mâu thuẫn giữa Palextin và Ixraen - Nạn khủng bố, đánh bom liều chết => Giải pháp: Chống nạn khủng bố, tạo ra sự ổn định -> phát triển kinh tế. I. Đặc điểm của KV Tây Nam Á và KV Trung Á 1. Tây Nam Á - Diện tích khoảng 7 triệu km2, dân số năm 2005 là 313 triệu người. - Khí hậu nhìn chung rất khô hạn - Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ, khí đốtđặc biệt là dầu mỏ rất phong phú, chiếm hơn 50% trữ lượng TG, tập trung quanh vịnh Pec-xich. - Tây Nam Á gồm 20 QG và vùng lãnh thổ, có nền văn minh cổ đại sớm phát triển. - Dân cư phần lớn theo đạo Hồi 2. Trung Á - Diện tích khoảng 5,6 triệu km2 - Nằm ở trung tâm lục địa Á-Âu - Khí hậu lục địa sâu sắc - Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô và hoang mạc - Giàu tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, thủy điện, khoáng sản - Dân số năm 2005 khoảng 61,3 triệu người, chủ yêu theo đạo Hồi (trừ Mông Cổ) - Chịu ảnh hưởng của cả văn hóa phương Đông và phương Tây II. Một số vấn đề của KV Tây Nam Á và KV Trung Á 1.Vai trò cung cấp dầu mỏ - Tây Nam Á có sản lượng khai thác dầu đứng đầu TG - Tây Nam Á và Trung Á là 2 KV có sản lượng khai thác lớn hơn nhiều so với lượng dầu tiêu dùng. - 2 KV này có khả năng cung cấp gần 16.000 thùng dầu/ngày cho thị trường TG 2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố - Xung đột giữa người A-rập và người Do thái - Sự hoạt động của các tổ chức chính trị cực đoan; Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài và những lực lượng khủng bố * Hậu quả + Sự mất ổn định của KV + Gia tăng tình trạng đói nghèo IV. CỦNG CỐ 1. Trình bày 1 số đặc điểm về vị trí, tự nhiên của KV Tây Nam Á và Trung Á? Vai trò của KV Tây Nam Á và Trung Á trong việc cung cấp dầu mỏ - nhiên liệu chiến lược hiện nay? 2. Quan hệ giữa Ixraen và Palextin có ảnh hưởng ntn đến sự phát triển KT- XH của 2 quốc gia? Để cùng phát triển 2 nước phải làm gì? V.THÔNG TIN Sự mất ổn định trong KV xuất phát từ các mâu thuẫn về quyền lợi (đất đai, nguồn nước, dầu mỏ), các định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề thuộc về lịch sử, ngoài ra còn có sự can thiệp vụ lợi từ các thế lực bên ngoài. Cần phải giải quyết từ các nguyên nhân này cùng với việc giải quyết tình trạng nghèo đói sẽ là những việc làm đầu tiên để loại trừ nguy cơ xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố, tiến tới ổn định tình hình ở mỗi KV. Theo phát biểu của ông Nguyễn Lê Bách – nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập, I-xra-en, Cô-oét, Xi-rai, Pa-le-xtin trong bài “Một góc nhìn khác về cuộc khủng hoảng Trung Đông” – VietNamnet.vn “Trung Đông hiện nay tập trung hầu hết các loại mâu thuẫn trên TG giữa các QG với nhau, về dân tộc, địa lí, lịch sử, tôn giáo, văn hóa và cả nguồn nước ngọt. Vị trí của Trung Đông (Vi trí địa chính - trị chiến lược), ngã 3 của các châu lục, là “rốn” dầu mỏ của TG. Vì vậy, rõ ràng các cường quốc đều muốn có ảnh hưởng ở đây. Và mỗi cường quốc đều có 1 ý đồ riêng của mình. Trung Đông chính là 1 bàn cờ mà người đánh cờ là các cường quốc.

File đính kèm:

  • docTiet 7 - Mot so van de cua KV tay nam A và KV trung A.doc