I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTNN ở nước ta.
- Hiểu được các đặc trưng chủ yếu của các vùng NN ở nước ta.
- Biết được các xu hướng chính trong thay đổi TCLTNN theo các vùng.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện và củng cố kỹ năng so sánh.
- Kỹ năng chuyển các thông tin -> báo cáo.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ nông – lâm – thuỷ sản VN.
- Bản đồ kinh tế chung VN.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển ngành thuỷ sản?
? Nêu sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản?
? Nêu hiện trạng phát triển trồng rừng ở nước ta?
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 12 - Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29 Bài 25
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Ngày soạn:13/02/2011
Ngày giảng:15/02/2011
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTNN ở nước ta.
- Hiểu được các đặc trưng chủ yếu của các vùng NN ở nước ta.
- Biết được các xu hướng chính trong thay đổi TCLTNN theo các vùng.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện và củng cố kỹ năng so sánh.
- Kỹ năng chuyển các thông tin -> báo cáo.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ nông – lâm – thuỷ sản VN.
- Bản đồ kinh tế chung VN.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển ngành thuỷ sản?
? Nêu sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản?
? Nêu hiện trạng phát triển trồng rừng ở nước ta?
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Dân cư là nguồn lực quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta.
Hoạt động của GV và HS
ND chính
GV: Cho HS thấy sự khác biệt về
* Sự phân hoá lãnh thổ NN: Chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên.
* TCLTNN: Gồm cả hành động của con người nhằm SD tốt hơn sự khác biệt giữa các vùng, thế mạnh riêng từng vùng.
? Lấy VD chứng minh các ĐKTN và TNTN tạo ra nền chung cho sự phân hoá lãnh thổ NN?
- SX nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, đặc biệt là đất, khí hậu, nguồn nước...
- Nền NN của nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển, sự phụ thuộc vào ĐKTN còn lớn.
VD:
- Nước ta có 2 nhóm đất chính: Feralit ở miền núi, phù sa ở đồng bằng => Là cơ sở hình thành nên các vùng chuyên canh cây CN ở miền núi, cây LT-TP’ ở đồng bằng.
- Khí hậu phân hoá đa dạng -> sự đa dạng về cơ cấu cây trồng và có sự khác biệt về hướng chuyên môn hoá giữa các vùng.
+ TDMNBB: Phát triển các SP’ nông nghiệp có nguồn gốc ôn đới, cận nhiệt: chè, quế, đậu tương, thuốc lá, rau ôn đới, trâu, bò...
+ Tây Nguyên: SP’ nguồn gốc nhiệt đới (cà phê, cao su, dâu tằm, bò thịt...)
GV: Trên cái nền chung ấy, các nhân tố KT-XH, kỹ thuật,...có tác động khác nhau => Làm phong phú thêm và làm biến đổi phân hoá lãnh thổ NN.
- Trong ĐK nền NN tự cấp tự túc thì sự phân hoá lãnh thổ người bị chi phối chủ yếu bởi các ĐKTN.
- Nền NN trở thành nền sx hàng hoá -> Các nhân tố KT-XH tác động mạnh, làm cho TCLTNN chuyển biến.
=> Các nhân tố như dân cư, nguồn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách, thị trường đóng vai trò quyết định việc hình thành và phát triển vùng NN.
GV: Cho HS đọc bảng thống kê, so sánh những nét khái quát các vùng này về ĐK sinh thái, ĐK KT-XH, trình độ thâm canh, sự chuyên môn hoá sx.
? Dựa vào bảng 25.1, đối chiếu với bản đồ ĐLTNVN, bản đồ nông – lâm – thuỷ sản (Atlat địa lí VN) hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của 1 vùng NN?
VD: Đồng bằng sông Hồng
* Điều kiện sinh thái NN: Đồng bằng châu thổ, nhiều ô trũng, đất phù sa s.Hồng, Thái Bình, có 1 mùa đông lạnh.
* ĐK KT-XH: Mật độ dân số cao nhất cả nước, người dân có trình độ thâm canh, mạng lưới đô thị dày đặc, các thành phố lớn tập trung CNCB, quá trình CNH và ĐTH đang được đẩy mạnh.
* Trình độ thâm canh: Lúa cao sản chất lượng cao, cây TP’ (rau đậu), cây ăn quả cao cấp, nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ, nuôi gia súc, gia cầm.
Lưu ý:
Các vùng NN ở nước ta được xác định là vùng NN kết hợp CN chế biến => Trong điều kiện sx hàng hoá thì đầu ra của NN không thể là nông sản chưa qua chế biến => Chính sự phát triển của ngành CN chế biến, các ngành DV nông nghiệp...sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới các vùng NN.
* Thay đổi về hướng sx: Diễn ra mạnh ở Tây Nguyên, ĐNB, ĐBSCL là những vùng có nhiều tiềm năng để sx hàng hoá.
GV: Việc đẩy mạnh đa dạng hoá NN cho phép khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên, KT-XH.
- SD tốt hơn nguồn lao động.
- Tạo ra nhiều ra nhiều sp’ hàng hoá.
- Giảm thiểu rủi ro khi thị trường có biến động.
=> Tăng cường thêm sự phân hoá lãnh thổ NN.
Ngoài ra, còn phải kể tới sự thay đổi về cơ cấu sp’ NN.
VD:
- Tây Nguyên: Cà phê là chủ yếu -> mở rộng trồng bông, dâu tằm, đậu tương...
- ĐNB: Cao su, cà phê -> đang phát triển trồng điều...
? Dựa vào bảng 25.2 theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố sx lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt?
* Theo hàng ngang:
- Lúa gạo: Rất cao ở ĐBSCL, cao ở ĐBSH...
- Thuỷ sản nước ngọt: Rất cao ở ĐBSCL, cao ở ĐBSH...
* Theo cột dọc: Trình bày các SP’ chuyên môn hoá của ĐBSH và ĐBSCL, xu hướng biến đổi trong sx các sp’ các vùng này (Nêu sp’ từng vùng và xu hướng chung)
GV:
- Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình nhưng đã từng bước đưa NN nước ta thoát khỏi tình trạng tự cấp tự túc lên sx hàng hoá.
- Mặc dù kinh tế hộ được đã đem lại những thành tựu to lớn cho NN, nhưng do nguồn lực hạn chế nên kinh tế hộ khó có thể đưa NN nước ta tiến lên sx hàng hoá theo quy mô lớn.
=> Với kinh tế trang trại, khả năng huy động các nguồn lực lớn hơn, việc quy hoạch, kết hợp NN, CN chế biến, dịch vụ với NN ở trình độ cao hơn -> Thúc đẩy NN tiến mạnh lên sx hàng hoá.
HĐ: Cho HS phân tích bảng 25.3 để thấy rõ.
? Dựa vào hình 25 và kiến thức đã học hãy giải thích tại sao kinh tế trang trại lại rất phát triển ở đồng bằng SCL?
- Đất đai rộng, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn, tập trung; Diện tích rừng lớn (ngập mặn, rừng tràm trên đất phèn)...
- Chính sách phát triển, thị trường, kinh nghiệm sx hàng hoá của dân cư.
1. Các nhân tố tác động tới TCLTNN ở nước ta.
- Sự phân hoá nông nghiệp theo lãnh thổ chịu tác động của nhiều nhân tố: Tự nhiên, KT-XH, kỹ thuật, lịch sử khai thác...
- Sự phân hoá NN theo lãnh thổ là cơ sở để TCLTNN.
- Sự phân hoá các ĐKTN và TNTN tạo ra nền chung cho sự phân hoá lãnh thổ NN.
- Các nhân tố KT-XH làm phong phú và biến đổi sự phân hoá lãnh thổ NN đó.
2. Các vùng NN ở nước ta.
- TCLTNN ở nước ta gồm 7 vùng NN và CN chế biến.
- Mỗi vùng có sự khác biệt về ĐK sinh thái, ĐK KT-XH, trình độ thâm canh, sự chuyên môn hoá sx.
3. Những thay đổi trong TCLTNN ở nước ta.
a. TCLTNN của nước ta trong những năm qua thay đổi theo 2 hướng chính.
- Tăng cường chuyên môn hoá sx, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Đẩy mạnh đa dạng hoá NN nông thôn.
b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sx nông – lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sx hàng hoá.
Số lượng các trang trại không ngừng tăng lên, lớn nhất là ĐBSCL.
IV. Củng cố
1. Lấy VD chứng minh các ĐKTN và TNTN tạo ra nền chung cho sự phân hoá lãnh thổ NN, còn các nhân tố KT-XH làm phong phú và biến đổi sự phân hoá đó?
2. Nêu những thay đổi trong TCLTNN nước ta?
File đính kèm:
- Tiet 29 -Bai 25 - To chuc lanh tho nong nghiep.doc