Bài soạn môn Địa lý 12 - Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu được cơ cấu ngành CN nước ta với sự đa dạng của nó, cùng 1 số ngành CN trọng điểm, sự chuyển dịch cơ cấu trong từng GĐ và các hướng hoàn thiện.

- Hiểu được sự phân hoá lãnh thổ CN và giải thích được sự phân hoá đó.

- Phân tích được cơ cấu CN theo thành phần kinh tế cũng như sự thay đổi của nó và và vai trò của mỗi thành phần.

2. Kỹ năng

- Phân tích biểu đồ chuyển dịch cơ cấu CN.

- Xác định trên bản đồ CN chung (Atlat địa lí VN) các KV tập trung CN chủ yếu của nước ta và các trung tâm CN chính cùng với cơ cấu ngành của chúng trong mỗi KV.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ CN chung VN.

- Atlat địa lí VN.

- Bảng số liệu, sơ đồ, biểu đồ các loại.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 12 - Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp Tiết 30 Bài 26 Cơ cấu ngành công nghiệp Ngày soạn:14/02/2011 Ngày giảng: 16/02/2011 I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được cơ cấu ngành CN nước ta với sự đa dạng của nó, cùng 1 số ngành CN trọng điểm, sự chuyển dịch cơ cấu trong từng GĐ và các hướng hoàn thiện. - Hiểu được sự phân hoá lãnh thổ CN và giải thích được sự phân hoá đó. - Phân tích được cơ cấu CN theo thành phần kinh tế cũng như sự thay đổi của nó và và vai trò của mỗi thành phần. 2. Kỹ năng - Phân tích biểu đồ chuyển dịch cơ cấu CN. - Xác định trên bản đồ CN chung (Atlat địa lí VN) các KV tập trung CN chủ yếu của nước ta và các trung tâm CN chính cùng với cơ cấu ngành của chúng trong mỗi KV. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ CN chung VN. - Atlat địa lí VN. - Bảng số liệu, sơ đồ, biểu đồ các loại. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Lấy VD chứng minh các ĐKTN và TNTN tạo ra nền chung cho sự phân hoá lãnh thổ NN, còn các nhân tố KT-XH làm phong phú và biến đổi sự phân hoá đó? ? Nêu những thay đổi trong TCLTNN nước ta? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS ND chính ? Cơ cấu ngành CN là gì? Cơ cấu ngành CN nước ta có đặc điểm gì? KN: Cơ cấu ngành CN (cơ cấu CN theo ngành) là những bộ phận hợp thành của nền sx CN và mối liên hệ sx giữa các bộ phận đó. => Cơ cấu ngành CN được hình thành phù hợp với các ĐK cụ thể ở trong và nước trong mỗi GĐ nhất định. * Phân loại cơ cấu ngành CN: Gồm 3 nhóm (29 ngành) - CN khai thác (4 ngành): KT than; Dầu thô-khí tự nhiên; Quặng KL; Đá và mỏ khác. - CN chế biến (23 ngành): TP’-đồ uống; Dệt; sx trang phục; SP’ gỗ – lâm sản; sx kim loại; sx giấy và sp’ bằng giấy; Hoá chất – sp’ hoá chất; sx máy móc thiết bị; Thiết bị văn phòng-máy tính; Thiết bị điện; ... - Nhóm ngành CN sx, phân phối điện, khí đốt và nước (2 ngành): SX phân phối điện-ga; SX phân phối nước. GV: Sự đa dạng này có được đó là kết quả của quá trình CNH đã và đang diễn ra ở nước ta. * Ngành trọng điểm: Là những ngành có thế mạnh về TNTN, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. VD: CN năng lượng, chế biến LT-TP’, dệt may, hoá chất-phân bón-cao su; VLXD, cơ khí-điện tử... => Là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về KT-XH và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác. GV: Tuy nhiên, trong cơ cấu ngành CN của nước ta còn bộc lộ 1 số tồn tại. - Tỉ trọng ngành CN khai thác còn quá lớn. - Tốc độ tăng trưởng của 1 số ngành CNCB còn quá chậm. - Nguyên liệu cho CNSX hàng tiêu dùng chưa ổn định nên chủ yếu làm gia công từ nguyên liệu nhập. - Công nghệ, thiết bị chậm đổi mới. => Hạn chế năng suất lao động, SP’ thiếu sức cạnh tranh do chất lượng kém, giá thành cao -> tạo điều kiện cho hàng hoá nước ngoài tràn vào. * Sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường KV và TG, phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2001-2010). ? Dựa vào hình 26.1, nhận xét cơ cấu giá trị sx CN theo giá thực tế phân theo nhóm ngành? - CN chế biến ngày càng tăng. - CN khai thác giảm - CN sx phâm phối điện, khí đốt, nước có xu hướng giảm chậm hơn. * Lưu ý: - Các ngành CN truyền thống (Chế biến TP’-đồ uống 22,5%; Dệt may-da giày 12,5%) duy trì được sự ổn định. - 1 số ngành đã nâng dần tỉ trọng (Khai thác dầu khí 9,4%; thép 3,1%; sx-lắp ráp điện tử 4,7%, phương tiện vận tải 5,1%) - Các ngành sx hàng tiêu dùng thiết yếu tăng nhanh-> Đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. - Các ngành sx tư liệu cho các ngành sx được chú ý: phục vụ cho NN, CN, dịch vụ điện nước... GV: Để ngành CN nước ta đáp ứng được những yêu cầu mới của đất nước, vấn đề đặt ra là tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành theo các hướng chủ yếu. * Nhằm thích nghi với cơ chế thị trường, với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của KV và TG. * CN khai thác và chế biến dầu khí: Ngày 22/2/2009 mẻ dầu đầu tiên của VN xuất xưởng tại khu CN Dung Quất – Quảng Ngãi. * Các ngành CN khai thác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. => Nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành SP’. GV: Ngành CN của nước ta có sự phân hoá rõ rệt về mặt lãnh thổ. ? Dựa vào hình 26.2 nhận xét về mức độ tập trung CN của các KV trong cả nước? Quá trình phát triển CN trong suốt mấy thập kỉ qua đã tạo ra những nét cơ bản cho 1 bức tranh phân bố với mảng sáng và những chỗ cần điều chỉnh. HĐ công nghiệp chỉ tập trung chủ yếu ở 1 số KV: * Đồng bằng và TD Bắc Bộ: ĐBSH và vùng phụ cận -> KV có mức độ tập trung CN vào loại cao nhất nước. 1 số trung tâm: Hà Nội (TT đa ngành lớn nhất miền Bắc), Việt Trì; Hạ Long-Cẩm Phả; Hải Phòng; Nam Định; Hải Dương; Thái Nguyên...(nêu các ngành CN chủ yếu của các TT) * Nam Bộ: TP Hồ Chí Minh (lớn nhất cả nước về giá trị sx CN); Biên Hoà; Vũng Tàu, Thủ Dầu Một (Bình Dương)... GV: 1 vài ngành CN tương đối non trẻ nhưng lại phát triển (Khai thác dầu khí, sx điện, phân đạm từ khí) * DH miền Trung: Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang. * KV miền núi: Thưa thớt, phân bố rời rạc. ? Dựa vào hình 26.2 hoặc Atlat địa lí VN, hãy trình bày sự phân hoá lãnh thổ CN nước ta? GV: Sự phân hoá lãnh thổ CN nước ta là do sự khác biệt về ĐKTN và KT-XH giữa các vùng. KV tập trung CN thường gắn liền với: - VTĐL thuận lợi. - TNTN phong phú. - Nguồn lao động đông, có tay nghề. - Thị trường rộng lớn. - Kết cấu hạ tầng tốt (GTVT, TTLL...) * Các KV hoạt động CN chưa phát triển vì sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên (đặc biệt GTVT kém phát triển). GV: Từ năm 2000 -> nay, cơ cấu CN theo vùng lãnh thổ không có nhiều thay đổi. Năm 2005: ĐNB chiếm 55,6% tỉ trọng giá trị sx CN; ĐBSH 19,7%; ĐBSCL 8,8%; DHNTB 4,7%; TDMNBB 4,6%; BTB 2,4%; Tây Nguyên 0,7%; không xác định 3,5%. GV: Trong những năm gần đây, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động CN đã được mở rộng nhằm phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển sx. * KV nhà nước: Giảm từ 41,8% -> 25,1%, số doanh nhgiệp giảm dần, thu hẹp phạm vi hoạt động trong 1 số ngành -> Nhưng vẫn giữ vai trò quyết định đối với những ngành then chốt. * KV ngoài nhà nước: Phát triển nhanh cho chính sách khuyến khích các loại hình kinh tế tư nhân. Hàng năm cả nước có thêm hàng nghìn doanh nghiệp mới; Tỉ trọng năm 2005 là 31,2%, nhiều SP’ của KV này có tỉ trọng cao. VD: Năm 2005, xay xát lương thực chiếm 96%, gốm sứ dân dụng 92%, sx nước mắm 89%... * KV có vốnn ngoài: Chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sx của CN (năm 2005 là 43,7%) với nhiều ngành công nghệ cao phần lớn do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm giữ: Khai thác dầu khí, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử, thiết bị văn phòng, máy tính... 1. Cơ cấu CN theo ngành. - Biểu hiện ở tỉ trọng giá trị sx của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành CN. - Cơ cấu ngành CN nước ta tương đối đa dạng. Gồm 3 nhóm: + CN khai thác (4 ngành) + CN chế biến ( 23 ngành) + Nhóm ngành CN sx, phân phối điện, khí đốt và nước (2 ngành). - Trong cơ cấu ngành CN đang nổi lên 1 số ngành trọng điểm (Là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về KT-XH và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác). - Cơ cấu ngành CN nước ta đang chuyển dịch rõ rệt theo hướng tích cực. - Phương hướng: + XD cơ cấu tương đối linh hoạt. + Đẩy mạnh CN chế biến nông – lâm – thuỷ sản; CN sx hàng tiêu dùng; CN khai thác và chế biến dầu khí; CN điện lực đi trước 1 bước. + Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị. 2. Cơ cấu CN theo lãnh thổ. - Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở 1 số KV: + ĐBSH và vùng phụ cận là KV có mức độ tập trung CN vào loại cao nhất cả nước. + Nam Bộ: Hình thành 1 dải CN với nhiều trung tâm CN hàng đầu cả nước, hướng chuyên môn rất đa dạng. + Dải DH miền Trung rải rác 1 số trung tâm. + KV khác, CN phát triển chậm, phân bố rời rạc, phân tán. - Sự phân hoá lãnh thổ CN phụ thuộc vào nhiều nhân tố: VTĐL, TNTN, lao động, thị trường... - Hiện nay, ĐNB dẫn đầu cả nước về giá trị sx CN (Năm 2005 chiếm trên1/2 – 55,6%), sau đó là ĐBSH và ĐBSCL. 3. Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế. - Có những thay đổi mạnh mẽ từ khi tiến hành công cuộc đổi mới theo hướng nhiều thành phần. - Xu hướng: + Giảm tỉ trọng của KV nhà nước. + Tăng tỉ trọng KV ngoài nhà nước, đặc biệt KV có vốn đầu tư nước ngoài. IV. Củng cố 1. CMR: cơ cấu ngành CN nước ta tương đối đa dạng? 2. Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu CN theo ngành? 3. CMR: cơ cấu CN nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Tại sao có sự phân hoá đó?

File đính kèm:

  • docTiet 30 - Bai 26 - Co cau nganh cong nghiep.doc
Giáo án liên quan