I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của thương mại và tình hình hoạt động nội thương của nước ta.
- Biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu và các thị trường chủ yếu của VN.
- Biết được các loại tài nguyên du lịch chính ở nước ta.
- Trình bày tình hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng
2. Kỹ năng
- Xác định trên bản đồ các thị trường xuất khẩu chủ yếu; Các loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), các trung tâm có ý nghĩa QG và vùng của nước ta.
- Phân tích số liệu, biểu đồ các loại liên quan đến thương mại.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ du lịch VN
- Atlat địa lí VN.
- Bảng số liệu, biểu đồ các loại.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 12 - Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36 Bài 31
Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được cơ cấu phân theo ngành của thương mại và tình hình hoạt động nội thương của nước ta.
- Biết được tình hình, cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu và các thị trường chủ yếu của VN.
- Biết được các loại tài nguyên du lịch chính ở nước ta.
- Trình bày tình hình phát triển và các trung tâm du lịch quan trọng
2. Kỹ năng
- Xác định trên bản đồ các thị trường xuất khẩu chủ yếu; Các loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), các trung tâm có ý nghĩa QG và vùng của nước ta.
- Phân tích số liệu, biểu đồ các loại liên quan đến thương mại.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ du lịch VN
- Atlat địa lí VN.
- Bảng số liệu, biểu đồ các loại.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu những nét chính về các loại hình GTVT ở nước ta?
? Nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành viễn thông ở nước ta?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
ND chính
GV: Hoạt động thương mại gồm 2 nhánh chính: Nội thương và ngoại thương.
* Nội thương:
-> Sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới -> Hình thành thị trường thống nhất.
-> Đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
GV: Trước thời kì đổi mới hàng hoá đều do nhà nước quản lí và phân phối.
Nhưng sau thời kì đổi mới, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, tập thể, tư nhân, các thể, KV có vốn đầu tư nước ngoài tham gia mạnh mẽ vào hoạt động nội thương -> Thay đổi bộ mặt nội thương của nước ta.
? Dựa vào hình 31.1. Hãy nhận xét cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo ngành kinh tế ở nước ta?
- Có sự khác nhau về cơ cấu giữa các KV và có sự thay đổi theo hướng tích cực.
- Từ năm 1995->2005, KV nhà nước giảm (22,6% xuống 12,9%), KV ngoài nhà nước tăng mạnh (tăng từ 76,9%-> 83,3%), KV có vốn đầu tư nước ngoài tăng (0,5 -> 3,8%).
? Dựa vào Atlat địa lí VN (thương mại) cho biết những vùng nào có hoạt động nội thương phát triển?
-> Các vùng có nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng là vùng có hoạt động nội thương diễn ra tấp nập như ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL.
GV: Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, hoạt động ngoại thương có những chuyển biến cơ bản. Đặc biệt là từ khi VN trở thành thành viên của WTO (1/2007) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên TG.
? Dựa vào hình 31.2, hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu xuất – nhập khẩu của nước ta trong GĐ 1990-2005?
- Năm 1992: Cán cân xuất – nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối (50,4% và 49,6%)
- Từ 1993 -> nay, nước ta tiếp tục nhập siêu nhưng bản chất khác xa so với GĐ trước.
? Dựa vào hình 31.3, nhận xét và giải thích tình xuất – nhập khẩu nước ta GĐ 1990-2005?
* Xuất khẩu:
-> Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 tăng hơn 13 lần so với 1990 (từ 2,4 tỉ USD -> 32,4 tỉ USD)
Nguyên nhân: Do sự thay đổi trong cơ chế quản lí (mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp và các địa phương, xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp...)
VD: Đến 2006, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD/ 1 mặt hàng (trong đó có 9 mặt hàng đạt trên 1 tỉ USD -> đến 2007, có 10 mặt hàng). Đó là: Dầu thô (8,4 tỉ USD); Dệt may (7,78 tỉ USD); Giày dép (3,96 tỉ USD); Thuỷ sản (3,79 tỉ USD); SP’ gỗ (2,36 tỉ USD); Điện tử – máy tính (2,17 tỉ USD); Cà phê (1,85 tỉ USD); Gạo (1,45 tỉ USD); Cao su (1,4 tỉ USD); Than đá (1,02 tỉ USD).
-> Tuy nhiên tỉ trọng hàng XK đã qua chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm.
VD: Hàng gia công dệt may tới 90-95%; Giày dép 60% nguyên liệu nhập ngoại.
? Dựa vào hình 31.3, nhận xét tình hùnh nhập khẩu của nước ta trong GĐ từ 1990-2005?
-> Kim ngạch NK tăng từ 2,8 tỉ USD -> 36,8 tỉ USD.
-> Phản ánh sự phục hồi và phát triển của sx, nhu cầu tiêu dùng cũng như đáp ứng yêu cầu XK.
- Tư liệu sx: Máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên liệu, vật liệu...
- Trong cơ cấu thị trường: Thị phần Châu á chiếm tới 80% kim ngạch NK (mục tiêu giảm xuống 55%).
GV: Giá trị NK tăng là kết quả tất yếu của việc tăng cường XK. Tuy vậy, tốc độ cao của nhóm nguyên, nhiên, vật liệu chứng tỏ sự phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu ngoại nhập của các mặt hàng XK.
* Du lịch:
- Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể SD nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch => Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn khách du lịch.
- Tài nguyên du lịch gồm 2 nhóm: TNTN và TN nhân văn.
? Căn cứ vào Atlat địa lí VN, hình 31.5 và sơ đồ trang 140, trình bày về tài nguyên du lịch nước ta?
* Tự nhiên:
- Địa hình: Có cả đồng bằng, đồi núi, biển, hải đảo -> tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. VD: Các dạng địa hình cacxtơ (vịnh Hạ Long, Phong Nha...), khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ dọc từ B->N.
+ Trong đó có 2 di sản đặc điểm công nhận là Di sản thiên nhiên TG: Vịnh Hạ Long (2/1994); Phong Nha – Kẻ Bảng (7/2004)
+ 200 hang động.
- Tài nguyên khí hậu: Sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa, độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu -> du lịch nghỉ dưỡng, tham quan...VD: Sa Pa, Đà Lạt...
- Tài nguyên nước: Nhiều vùng sông nước, hồ...nước khoáng.
- Tài nguyên sinh vật: phong phú với 30 vườn QG, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển...-> DL sinh thái.
* Tài nguyên nhân văn:
- Di tích: Có khoảng 4 vạn di tích VH- Lịch sử (2,6 nghìn di tích được xếp hạng). Trong đó có 3 di tích được công nhận di sản văn hoá TG: Cố đô Huế (12/1993), phố cổ Hội An (12/1999), Thánh địa Mỹ Sơn (12/1999).
- Lễ hội: Diễn ra khắp nơi và trong cả năm trên cả nước (Đền Hùng, Chùa Hương, Yên Tử, Tây Thiên,...)
- Ngoài ra, còn nhiều làng nghề (Gốm sứ – Bát Tràng; Vàng - Định Công; Giấy – Làng Bưởi; Chiếu cói – Nga Sơn...) các món ăn, ẩm thực (Cốm, phở...).
Bên cạnh đó còn phải kể đến các sản phẩm phi vật thể: Cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận. Các loại hình khác như hát trầu văn, hát chèo...
GV: Ngành du lịch nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Du lịch VN chỉ thực sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay nhờ chính sách đổi mới của nhà nước.
? Dựa vào hình 31.6, phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch ở nước ta GĐ 1991- 2005?
- Số khách du lịch tăng lên nhanh chóng:
+ Nội địa: Tăng từ 1,5 triệu lượt -> 16 triệu lượt (tăng 10,7 lần)
+ Quốc tế: Từ 0,3 triệu lượt -> 3,5 triệu lượt (tăng 11,7 lần).
- Doanh thu từ du lịch tăng nhanh: Từ 0,8 nghìn tỉ đồng -> 30,3 nghìn tỉ đồng (tăng 37,9 lần)
Nguyên nhân: Hoạt động dịch vụ cho du lịch ngày càng đa dạng, tổ chức các tuyến du lịch, nhiều loại hình du lịch mới được đưa vào khai thác...
GV: Về phương diện du lịch, nước ta chia thành 3 vùng.
- Vùng du lịch Bắc Bộ
- Vùng du lịch BTB
- Vùng du lịch Nam Bộ và NTB
Với 3 trung tâm du lịch:
- Hà Nội (phía Bắc)
- TPHCM (phía Nam)
- Huế - Đà Nẵng (miền Trung)
Ngoài ra, nước ta còn 1 số trung tâm khác: Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ...
1. Thương mại.
a. Nội thương
- Cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hoá phong phú, đa dạng.
- Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
- Biểu hiện rõ rệt qua tổng mức bán lẻ hàng hoá.
b. Ngoại thương.
* Mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá.
* Cán cân xuất – nhập khẩu có nhiều thay đổi:
- Kim ngạch XK liên tục tăng.
+ Các mặt hàng XK: Hàng CN nặng, khoáng sản, CN nhẹ, tiểu thủ CN, nông – lâm – thuỷ sản.
+ Tỉ lệ hàng gia công còn lớn hoặc phải nhập nguyên liệu.
+ Thị trường XK: Hoa kì, Nhật Bản, Trung Quốc.
- Kim ngạch NK tăng lên khá nhanh.
+ Mặt hàng NK: Nguyên liệu, TLSX và 1 phần nhỏ là hàng tiêu dùng.
+ Thị trường NK: KV Châu á TBD và Châu Âu.
2. Du lịch.
a. Tài nguyên du lịch.
- Tài nguyên du lịch nước ta phong phú và đa dạng về cả tự nhiên và nhân văn.
+ Tự nhiên: Địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.
+ Nhân văn: Di tích, lễ hội, TNkhác.
b. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu.
* Tình hình phát triển:
- Hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX và phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 -> nay.
- Số lượt khách và doanh thu từ du lịch tăng nhanh.
* Trung tâm du lịch:
3 trung tâm:
- Hà Nội (phía Bắc)
- TPHCM (phía Nam)
- Huế - Đà Nẵng (miền Trung)
IV. Củng cố
1. Dựa vào bảng số liệu (trang 143) vẽ biểu đồ miền.
2. CMR: Hoạt động xuất – nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây?
3. CMR: Tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng?
File đính kèm:
- Tiet 36 - Bai 31 - Van de ptr thuong mai va du lich.doc