I. Mục tiêu bài học
1- Về kiến thức
+ Hiểu và trình bày được khái niệm địa hình.
+ Phân tích được tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
2- Về kỹ năng
+ Nhận biết một số dạng địa hình qua tranh ảnh, trong thực tế và vận dụng kiến thức để giải thích nguyên nhân hình thành.
II. Thiết bị dạy học
+ Tranh ảnh về một số dạng địa hình.
III. Hoạt động dạy học
+ Mở bài: Địa hình bề mặt trái đất là kết quả tác động đồng thời của nhiều nhân tố trong bài này chúng ta sẽ làm rõ hơn các quá trình đó.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Chủ đề 1: Địa hình bề mặt Trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 25 tháng 1 năm 2007 Lê Văn Đỉnh
Tự chọn bám sát chương trình nâng cao
Chủ đề 1 Địa hình bề mặt Trái đất ( 3 tiết )
I. Mục tiêu bài học
1- Về kiến thức
+ Hiểu và trình bày được khái niệm địa hình.
+ Phân tích được tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
2- Về kỹ năng
+ Nhận biết một số dạng địa hình qua tranh ảnh, trong thực tế và vận dụng kiến thức để giải thích nguyên nhân hình thành.
II. Thiết bị dạy học
+ Tranh ảnh về một số dạng địa hình.
III. Hoạt động dạy học
+ Mở bài: Địa hình bề mặt trái đất là kết quả tác động đồng thời của nhiều nhân tố trong bài này chúng ta sẽ làm rõ hơn các quá trình đó.
Nội dung bài học
1. Khái niệm địa hình
+ Địa hình là toàn bộ các hình dạng lồi lõm trên bề mặt trái đất nói chung hay một khu vực nói riêng. Những chỗ lồi lõm ấy được gọi là các dạng địa hình.
2.Tác động của Nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất.
* Tất cả những quá trình làm thay đổi hình dạng bề mặt trái đất được gọi là các quá trình hình thành địa hình .Dựa vào nguồn gốc năng lượng , những quá trình đó được chia thành : các quá trình nội sinh (nội lực) và các quá trình ngoại sinh (ngoại lực).
* Các quá trình nội sinh là các quá trình hình thành địa hình có liên quan đến hiện tượng xảy ra ở dưới sâu , như sự phân huỷ chất các phóng xạ kèm theo sự toả một lượng nhiệt lớn ,sự sắp sếp lại các vật chất cấu tạo nên trái đất theo quy luật của trọng lực vv... Các quá trình xảy ra ở dưới sâu đã làm thay đổi vị trí các lớp đá của vỏ trái đất và do đó dẫn tới việc hình thành địa hình .Các quá trình nội sinh bao gồm các quá trình tạo núi , tạo lục , hoạt động núi lửa và động đất .
* Các quá trình ngoại sinh là các quá trình xảy ra ở trên bề mặt của trái đất hay ở những nơi không sâu dưới mặt đất với nguồn năng lượng chủ yếu là bức xạ mặt trời đó là quá trình phá huỷ đất đá ở chỗ này, bồi tụ ở chỗ kia do nước chảy, sóng biển, gió và tác động của động thực vật.
* Quá trình nội sinh và ngoại sinh xãy ra đồng thời, địa hình chính là kết quả của tác động qua lại giữa hai quá trình đó.
- Quá trình nội lực: Làm tăng tính gồ ghề của bề mặt đất
- Quá trình ngoại lực: San bằng những chỗ gồ ghề đó.
3. Tác động của Nội lực và Ngoại lực đến sự hình thành một số dạng địa hình trên trái đất.
a/ Địa hình kiến tạo: Là địa hình mà trong quá trình hình thành nó, các vận động kiến tạo đóng vai trò chủ yếu.
+ Miền núi.
+ Sơn nguyên.
+ Miền đồng bằng.
+ Miền đồi. ( Miền trung du)
b/ Địa hình bóc mòn – Bồi tụ : Là những dạng địa hình do các quá trình ngoại lực hình thành là chính. Chúng phát triển trên các dạng địa hình kiến tạo và đã đem lại cho những dạng địa hình kiến tạo ấy những dáng vẻ riêng.
+ Tác nhân ngoại lực chủ yếu: Các yếu tố của khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển như: T0, Gió, Sông, Biển, Băng tuyết, Sinh vật......
+ Quá trình ngoại lực bao gồm:
- Phong hoá ( Trong 4 quá trình trên thì chỉ có bóc mòn và
- Bóc mòn bồi tụ là tạo thành các dạng địa hình)
- Vận chuyển
- Bồi tụ.
+ Quá trình bóc mòn – bồi tụ hướng tới việc hình thành những bề mặt san bằng đay là những bề mặt tương đối bằng phẳng, kết quả của sự hạ thấp các vùng núi cao và bồi tụ các vùng thấp nhờ hoạt động của sông, biển,băng hà, gió và trọng lực.
IV. Hoạt động nối tiếp
Cho học sinh thảo luận theo nhóm các vấn đề sau:
1/ Địa hình là gì ? Phân tích tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất.
2/ Căn cứ vào quá trình hình thành chủ yếu, địa hình bề mặt trái đất được chia thành mấy loại ? Cho một số ví dụ để minh hoạ.
File đính kèm:
- Chu de 1.doc