I.Thiết lập công thức:
-Xét các địa điểm A múi giờ a,B múi giờ b,cần xét thêm điều kiện: .
Ta có công thức tính giờ của địa điểm B theo giờ của địa điểm A như sau:
Giờ B =Giờ A + múi gi
Chú thích: múi giờ = b - a (nhớ điều kiện)
Bảng chuyển đổi từ múi giờ từ 13 đến 23 ra múi giờ âm:
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Công thức tính giờ trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG THỨC TÍNH GIỜ TRÊN TRÁI ĐẤT
**********
I.Thiết lập công thức:
-Xét các địa điểm Amúi giờ a,Bmúi giờ b,cần xét thêm điều kiện:.
Ta có công thức tính giờ của địa điểm B theo giờ của địa điểm A như sau:
Giờ B =Giờ A + múi giờ
Chú thích:múi giờ = b - a (nhớ điều kiện)
Bảng chuyển đổi từ múi giờ từ 13 đến 23 ra múi giờ âm:
Múi giờ
Đổi
13
-11
14
-10
15
-9
16
-8
17
-7
18
-6
19
-5
20
-4
21
-3
22
-2
23
-1
Lưu ý: Trái đất được định vị bằng kinh tuyến và vĩ tuyến.
-Kinh tuyến là các đường cung từ Bắc xuống Nam. Hãy tưởng tượng có 360 kinh tuyến ( tương ứng với quả cầu 360 độ ). Chúng ta cũng biết 1 ngày có 24giờ và trái đất tự quay một vòng là đúng 1 ngày.
Như vậy một múi giờ là : 360:24=15 độ ( kinh tuyến )
Việt Nam ta có kinh độ là 105Đ thì 105:15 = 7
Điều này có nghĩa là nếu Việt Nam là 7 giờ thì ở múi giờ đầu tiên ( từ kinh tuyến 0 đến 15 ) là 0giờ.
Theo quy ước kinh tuyến 0 nằm gần đài thiên văn nước Anh ở Greenwich nên người ta lấy giờ nơi đó làm mốc. Do đó mới có từ giờ quốc tế là GMT ( Greenwich Mean Time ).
Tuy nhiên người ta không đặt kinh tuyến từ 0 - 360 mà chia làm kinh độ Đông và kinh độ Tây. Như Việt Nam ở kinh độ Đông còn Bắc Mỹ ở kinh độ Tây.
Cho một địa điểm nằm ở Bán cầu Tây thì để tìm kinh độ của nó theo thang 360 thì ta áp dụng công thức sau:
Kinh độ theo thang 360 = 360 - kinh độ Tây
Vậy :Nếu biết được kinh độ của một nơi thì ta cứ lấy kinh độ làm phép chia với 15 là tìm ra múi giờ của địa phương đó.
Múi giờ = Kinh độ :15 (làm tròn số)
Cũng theo cách tính như trên ta suy ra 1 kinh tuyến tương ứng với:
86 400” : 360 = 240”.
Như vậy ta lại có công thức:
Thời gian chênh lệch so với Kinh tuyến gốc = Kinh độ .240”
Trong công thức trên thời gian chênh lệch so với kinh tuyến gốc tính bằng giây và luôn luôn dương .Kinh độ tính theo thang 180(có cả độ Tây) .
II.Ví dụ:
Ví dụ 1:Thành phố Los Angerlet thuộc múi giờ số 16,thành phố Tô-ki-ô (Nhật Bản) thuộc múi giờ số 9.Hỏi :
a)Khi ở Los Angerlet là 21 giờ ngày 31-12 thì ở Tô-ki-ô là mấy giờ?
b)Khi ở Tô-ki-ô là 8 giờ 30 phút sáng ngày 1-1 thì ở Los Angerlet là mấy giờ?
BÀI LÀM
a) Ta lưu ý:Đề cho thành phố Los Angerlet ở múi giờ số 16,ta phải đưa nó về dạng đúng điều kiện bằng cách lấy 24-16=8,và ta phải để ý ,các múi giờ từ 13 đến 23,khi lấy hiệu giữa 24 và chúng ,ta phải đặt thêm dấu trừ vào kết quả thu được,để ra múi giờ mà nó thuộc.
Do đó:
Áp dụng công thức tính giờ ,ta có:
Giờ Tô-ki-ô =Giờ Los Angerlet +múi giờ =21+ = 21giờ ngày 31-12 +3giờ +14 giờ=14 giờ ngày 1-1
b)Giờ Los Angerlet = Giờ Tô-ki-ô +múi giờ = 8giờ 30phút + =15giờ 30 phút ngày 31-12 .
Ví dụ 2:Một trân đấu bóng đá diễn ra ở Prê-tô nhi-a (thủ đô của Nam Phi) kinh độ 2632’Đ vào lúc 16h30’ ngày 5-9-2010.Hỏi ta có thể xem trực tiếp trận đầu ấy vào lúc mấy giờ ở Hà Nội và Niu-Yoóc?
BÀI LÀM
Ta biết:Hà nội nằm ở múi giờ số 7.Niu Yoóc nằm ở múi giờ số -5
Ta có:2632’ = 26,53
Prê-tô-ni-a ở múi giờ số:26,53 :15 2.Do đó:Prê-tô-ni-a ở múi giờ số 2.
Áp dụng công thức tính giờ ta có:
-Giờ Hà Nội = Giờ Prê-tô-ni-a + múi giờ = 16h30’ ngày 5-9-2010 + (7-2) = 21h30’ ngày 5-9-2010.
-Giờ Niu-Yoóc = Giờ Prê-tô-ni-a + múi giờ = 16h30’ ngày 5-9-2010 + (-5-2) = 9h30’ngày 5-9-2010
---------------Hết--------------
File đính kèm:
- giao an tu chon 10 phan tinh gio.doc