Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Lê Nguyên Nam

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

–Trình bày và giải thích được tình hình phát triển KT của Nga.

– Phân tích tình hình phát triển của một số ngành KT chủ chốt và sự phân bố của CN LB Nga.

– Nêu đặc trưng một số vùng KT của LB Nga: vùng TW, Trung tâm đất đen, Ural, Viễn Đông.

– Hiểu được quan hệ đa dạng giữa LB Nga và VN

 

doc14 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Lê Nguyên Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày giảng: Người giảng: Lê Nguyên Nam BÀI 8: LIÊN BANG NGA (Tiết 2: Kinh tế) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức –Trình bày và giải thích được tình hình phát triển KT của Nga. – Phân tích tình hình phát triển của một số ngành KT chủ chốt và sự phân bố của CN LB Nga. – Nêu đặc trưng một số vùng KT của LB Nga: vùng TW, Trung tâm đất đen, Ural, Viễn Đông. – Hiểu được quan hệ đa dạng giữa LB Nga và VN 2. Kĩ năng – Sử dụng BĐ để nhận biết và phân tích đặc điểm một số ngành KT và vùng KT của LB Nga. – Phân tích số liệu, tư liệu và biểu đồ về tình hình phát triển KT của LB Nga. 3. Thái độ – Khâm phục tinh thần lao động sáng tạo và sự đóng góp của LB Nga cho nền KT của các nước XHCN trước đây trong đó có VN và cho nền hòa bình TG. Tăng cường tinh thần, hợp tác với LB Nga. – Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị Việt – Nga trong thời đại mới. II. CHUẨN BỊ CỦA GV& HS 1. Chẩn bị của GV – Giáo án, SGK, phiếu học tập, thông tin phản hồi, thước kẻ, nam châm. Bản đồ kinh tế LB Nga. – Lược đồ công nghiệp LB Nga. 2. Chuẩn bị của HS – SGK,vở ghi,đồ dùng học tập. – Tập bản đồ Thế giới. – Tài liệu về mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-LB Nga. – Học bài cũ và đọc bài mới trước ở nhà. III. TRỌNG TÂM BÀI – Chiến lược KT mới và thành tựu đạt được sau năm 2000. – Các ngành KT và các vùng KT quan trọng của LB Nga. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài cũ lồng trong hoạt động dạy 2. Nội dung bài mới Đặt vấn đề: (1’) GV: Tại sao vào những năm 90 dân cư LB nga di cư ồ ạt ra nước ngoài? HS: Do khủng hoảng kinh tế chính trị. Có thể nói quá trình triển kinh tế của LB Nga giống như môt sơ đồ hình sin với những bước thăng trầm nhất định. Vậy quá trình đó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Hoạt động: Tìm hiểu quá trình phát triển kinh tế của Liên Bang Nga (Hình thức cả lớp) Hoạt động của GV & HS Nội dung cơ bản GV GV HS GV HS GV GV GV HS GV HS GV GV HS GV HS GV GV HS GV HS Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành liên bang Xô Viết: Cuộc CM tháng 10 Nga (1917) do giai cấp vô sản lãnh đạo, đã đập tan ách áp bức bóc lột của bọn TS và chế độ PK tồn tại lâu đời bên trong nước Nga,giải phóng đất nước rộng lớn (chiếm 1/6 diện tích TG), đưa người lao động lên nắm chính quyền,xây dựng chế độ mới (chế độ XHCN). Sau khi CM tháng 10 Nga thành công, LB Xô Viết thành lập (ngày 30/12/1922) . Nga là một thành viên và là trụ cột của LB Xô Viết lúc bấy giờ. vậy vai trò trụ cột của Nga được thể hiện như thế nào Đặt câu hỏi Quan sát bảng bảng 8.3 SGK trang 67 chứng minh vai trò trụ cột của Nga? Trả lời Có nhiều sản phẩm chiếm tỉ trọng cao: Than đá 56%, dầu mỏ 87,2%,... Đặt câu hỏi Tại sao Nga lại có được vai trò nay? Trả Lời là một nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi củng cố Dựa vào lợi thế về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, Nga đã nhanh chóng trở thành trụ cột của LB Xô Viết. Chúng ta thấy những ngày chiếm tỉ trọng cao của Nga hầu hết là những ngành có nguồn tài nguyên giàu có như than, điện, dầu khí,... Chuyển ý Vai trò trụ cột của LB nga mất dần vào những năm 80 đặc biệt từ sau khi LB Xô viết tan dã vào năm 1991 thì nền kinh tế của nga lâm vào thời kì đầy khó khăn. Vậy thì nguyên nhân nào dẫn tới sự khủng hoảng nảy? biểu hiện của nó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo. Đặt câu hỏi Căn cứ vào nội dung trong SGK em hãy cho biết biểu hiện của kinh tế Nga trong thời kì này? Trả lời Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm, sản lượng các ngàng kinh tế giảm, Đặt câu hỏi Tại sao LB Nga lại lâm vào khủng hoảng? Trả lời Cơ chế cũ bộc lộ nhiều yếu kém Củng cố Do cơ chế quản lí quan liêu bao cấp, chính sách đóng của chính phủ làm cho nền kinh tế của Nga lac hậu rất nhiều so với các nước TB nhất là sau cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 đã làm nền kinh tế Nga có dấu hiệu suy thoái,phải đối mặt với nhiều khó. Tình trạng này càng trở lên nghiêm trọng từ sau năm 1991: - Năm 1992 tốc độ tăng trưởng kinh tế của LB Nga là -18,5%, - Tỉ lệ lạm phát năm 1996 là 48,7% - Nợ nước ngoài năm 1999 là 158,4 tỉ USD (chiếm 90% GDP) - Các tệ nạn xã hội: trộm cắp,buôn bán ma túy thường xuyên diễn ra.Làm cho tình hình chính trị bất ổn định. Chuyển ý Trong tình hình đó chính phủ Nga đã có những chín sách phù hợp từng bước đưa nền kinh tế Nga dần thoát khỏi khủng hoảng. Đó là những chính sách gì, hiệu quả của nó ra sao chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo Đặt câu hỏi: Dựa và SGK và những hiểu biết của bản thân em hãy cho biết chiến lược phát triển kinh tế mới của LB Nga? Trả lời Đặt câu hỏi Theo em để thực hiện được những chiến lược trên LB Nga cần có những giải pháp gì? Trả lời Mở cửa thị trường cải tổ bộ máy nhà nước, Củng cố CP Nga đã cóp nhiều giải pháp trong đó phải kể đến “Biện pháp sốc” với 3 hướng chủ yếu: tự do hóa kinh tế, tư nhân hóa, hạn chế tối đa vai trò của nhà nước nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường. Đồng thời chủ trương xây dựng bộ máy nhà nước làm việc có hiệu quả,hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng quyền tự chủ về kinh tế cho các địa phương và doanh nghiệp. Đặt câu hỏi Quan sát hình 8.6 nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của LB Nga giai đoạn 1990 – 2005? Trả lời Chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ 1990 đến 1998 tốc độ tăng trưởng luôn âm từ 1999 dến 2005 tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao, thậm chí có năm đạt mức hai con số: năm 2000 là 10% Để đạt được mức tăng trưởng trên, nền kinh tế LB Nga đã đạt được những thành tựu gì? Trả lời I. Qúa trình phát triển kinh tế LB Nga đóng góp tỉ trọng lớn trong nền kinh tế LB Xô Viết 2. Thời kì đầy khó khăn biến động (thập niên 90 của thế kỉ XX) Biểu hiện: Tốc độ tăng trưởng GDP âm Sản lượng các ngành kinh tế giảm Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, xã hội bất ổn, vị thế suy giảm. Nguyên nhân: Cơ chế cũ lạc hậu, bộc lộ nhiều yếu kém 3. Nền kinh tế đang phục hồi lại vị trí cường quốc - Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng - Xây dựng nền kinh tế thị trường - Khôi phục vị trị cường quốc b. Những thành tựu đạt được sau năm 2000 : Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế cao, dự trữ vàng lớn Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành kinh tế (Hoạt động nhóm) Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu nội dung trong sgk hoàn thành phiếu học tập. Các nhóm thảo luận trong vòng 5 phút sau đó đưa ra câu trả lời. Nhóm 1: dựa vào thông tin trong SGK, bảng 8.4, hình 8.7, 8.8 hoàn thành phiếu học tập sau Ngành công nghiệp Nguồn lực Vai trò Các ngành công nghiệp Phân bố Nhóm 2: Tìm hiểu ngành nông nghiệp Ngành nông nghiệp Điều kiện phát triển Thành tựu đạt được Nhóm 3: Tìm hiểu ngành dịch vụ Ngành dịch vụ Giao thông vận tải Kinh tế đối ngoại Các trung tâm dịch vụ Thông tin phản hồi Ngành Đặc điểm Công nghiệp - Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú để phát triển - Là ngành sương sống của nền kinh tế LB Nga - Cơ cấu ngành: đa dạng, bao gồm tất cả các ngành CN truyền thống và hiện đại +Các ngành CN truyền thống: luyện kim,sản xuất giấy,bột xenlulô,năng lượng + Các ngành CN hiện đại: tin học,điện tử,hàng không -Các trung tâm công nghiệp: tập trung ở Tây và Tây Nam LB Nga (Matxcơva,Nidơni Nôgôt,Ecatêrinbua) Nông nghiệp - Sản lượng nông sản tăng nhanh (năm 2005 75 tr.tấn) - Sản phẩm nông nghiệp đa dạng: lúa mì,lúa mạch,củ cải đường,lợn,bò,cừu.. - Phân bố: tập trung ở khu vục phía tây ĐB Đông Âu và 1 phần ĐB Tây Xibia Dịch vụ - Giao thông: phát triển đầy đủ các loại hình GTVT. - Ngoại thương: Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh(năm 2005 xuất siêu đạt 120 tỉ USD) - Các trung tâm dịch vụ chính: Matxcowva,Xanh Pêtecbua Hoạt động 3: tìm iểu một số vùng kinh tế quan trọng của LB Nga. (Hình thức cả lớp) GV HS GV HS GV GV HS GV GV HS GV GV HS GV GV Treo lược đồ kinh tế LB Nga. Đặt câu hỏi: Quan sát lược đồ em hãy cho biết LB Nga có mấy vùng kinh tế ?Đó là những vùng nào? Trả lời Có 4 vùng gồm: vùng Trung ương,vùng Uran,vùng Viễn Đông,vùng Trung tâm đất đen. Xác định vị trí của 4 vùng kinh tế trên bản đồ. Đặt câu hỏi: Em hãy nêu những đặc điểm nổi bật của vùng Trung ương? Trả lời: Củng cố: - Một số trung tâm CN lớn của vùng Trung ương: Matxcơva, Xanh Pêtecbua,Đônu - Có đầy đủ các ngành CN Đặt câu hỏi: Quan sát lược đồ kinh tế LB Nga em hãy kể tên các ngành công nghiệp chính của vùng trung tâm đất đen? Trả lời: chế biến gỗ giấy,thực phẩm Củng cố: - CN chế biến nông sản phát triển: chế biến gỗ giấy,thực phẩm - Vùng Trung tâm đất đen: có diện tích lúa mì lớn nhất cả nước,ngoài ra vùng còn trồng các cây ăn quả ôn đới,chăn nuôi gia súc. Đặt câu hỏi: Vùng Uran có những đặc điểm gì? Trả lời: Củng cố: - Vùng Uran:Một số trung tâm CN chính: Manhitơgóc, Êcaterninbua - Các ngành CN chủ yếu: luyện kim,cơ khí,hóa chất,khai khóang... Đặt câu hỏi: Theo em trong tương lai kinh tế vùng Viễn Đông sẽ hội nhập vào khu vực nào ? Trả lời: Củng cố: - Vùng Viễn Đông: có nhiều khoáng sản quý (vàng, kim cương). Các trung tâm CN chính: Mangađan, Khabaốp, Vađivôtốc. Chuyển ý: Với xu thế toàn cầu hóa, tất cả các nước trên TG đều tiến tới tăng cường sự liên kết, hợp tác với nhau về mọi mặt. Vậy hiện nay mối quan hệ hữu nghị Nga – Việt diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung cuối cùng của bài a,Vùng Trung ương: - Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. - Tập trung nhiều trung tâm CN. b.Vùng Trung tâm đất đen: - CN chế biến nông sản phát triển - Thuận lợi phát triển nông nghiệp. c, Vùng Uran: - Giàu TNTN - CN khai khoáng phát triển d, Vùng Viễn Đông: - Tương lai: sẽ hội nhập và KV kinh tế Châu Á-TBD. - Giàu khoáng sản. - CN khai khoáng phát triển. Hoạt động 4: tìm hiểu mối quan hệ Việt – Nga trong bối cảnh quốc tế mới (Hình thức cả lớp) Hoạt động của GV & HS Nội dung chính GV HS GV HS GV Đặt câu hỏi: Em hãy kể tên các công trình hợp tác hữu nghị giữa LB Nga và Việt Nam ? Trả lời Hợp tác trong khai thác dầu khí trên biển Đông. LB Nga (LB Xô Viết trước đây) đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,xây dựng đất nước.Bác Hồ đã có một khỏang thời gian dài hoạt động cách mạng ở LB Xô Viết.Một số công trình hợp tác giữa LB Nga- Việt Nam: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy nhiệt điện Phả Lại Đặt câu hỏi: Mối quan hệ Nga- Việt có gì đặc biệt ? Trả lời: Củng cố: - Hơn nửa thế kỉ trước,ngày 30/1/1950 Liên Xô là 1 trong những nước đầu tiên trên TG công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.Lịch sử cho thấy mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây và với LB Nga ngày nay luôn nồng ấm,tin cậy,vượt qua mọi thử thách và biến động của lịch sử. - Các nhà ngọai giao 2 nước thường xuyên có những cuộc thăm hỏi, gặp mặt rất thân mật. Sáng 29/1/2010 tại Hà Nội, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt - Nga tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga. - Các hợp tác kinh tế, thương mại 2 bên hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 3 tỷ USD vào năm 2012,10 tỷ USD vào năm 2020. IV. Quan hệ Nga –Việt trong bối cảnh mới: - Là mối quan hệ truyền thống,lâu đời. - Từ thập niên 90 đến nay Việt-Nga đẩy mạnh quan hệ về mọi mặt. V. CỦNG CỐ BÀI 1/ Những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay là: a.Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt b.Nợ nước ngoài ngày càng gia tăng c.Tốc độ tăng trưởng không ổn định d.Nạn chảy máu chất xám, phân hóa giàu nghèo 2/ Ngành CN mũi nhọn của Nga: a. Sản xuất giấy    b. Khai thác dầu khí     c. SX kim cương  d. Dệt may 3/ Thế mạnh vốn có của CN Nga là ngành: a. Dệt may   b. Da giày   c. Quốc phòng    d. Chế biến gỗ 4/ Hiện nay CN Nga tập trung vào các ngành: a. Hàng không, điện tử-tin học    b. Khai thác và chế biến dầu khí c. SX điện và giấy     d. Khai thác kim cương và vàng 5/ Khó khăn chủ yếu NN Nga là: a.Diện tích đất rộng, dân cư lại ít    c. Khí hậu quá lạnh b.Thiếu các ngành CN hỗ trợ     d. Chính phủ ít quan tâm đến phát triển NN 6/ Hệ thống giao thông có vai trò quan trọng để phát triển đông Xibia là:  a. Hệ thống xe điện ngầm    b. Đường hàng không c. Đường sắt BAM     d. Ô tô 7/ Trong những năm nay, kim ngạch ngoại thương Nga liên tục: Giảm và xuất siêu     b. Tăng và nhập siêu Giảm và nhập siêu     d. Tăng và xuất siêu VI. DẶN DÒ: Làm BT 2/72/SGK và chuẩn bị bài 8

File đính kèm:

  • doclien bang Nga.doc
Giáo án liên quan