A.MỤC TIÊU: Sau bài này, HS cần phải:
1.Về kiến thức:
-Hiểu được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau
-Hiểu rõ một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản
2.Về kĩ năng:
-Quan sát , nhận xét, phân biệt một số mạng lưới kinh, vĩ tuyếnkhác nhau của bản đồ; từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nào.
-Qua phép chiếu hình bản đồ, biết được khu vực nào à khu vực tương đối chính xáccủa bản đồ, khu vực nào kém chính xác hơn.
3.Về thái độ, hành vi:
-Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập, đời sống.
B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
78 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Nguyễn Thị Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐIẠ LÍ TỰ NHIÊN
CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ
Bài1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN
Tiết:1 NS: / /
Tuần: 1
A.MỤC TIÊU: Sau bài này, HS cần phải:
1.Về kiến thức:
-Hiểu được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau
-Hiểu rõ một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản
2.Về kĩ năng:
-Quan sát , nhận xét, phân biệt một số mạng lưới kinh, vĩ tuyếnkhác nhau của bản đồ; từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nào.
-Qua phép chiếu hình bản đồ, biết được khu vực nào à khu vực tương đối chính xáccủa bản đồ, khu vực nào kém chính xác hơn.
3.Về thái độ, hành vi:
-Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập, đời sống.
B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV ( 1 )
Hoạt động của HS ( 2 )
Nội dung cơ bản ( 3 )
1.Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
*HĐ1: Cá nhân ( 10 phút )
-GV yêu cầu HS quan sát 3 bản đồ: Bản đồ thế giới, bản đồ vùng cực Bắc, bản đồ Châu Âu.
®Bản đồ là gì? ( Khái niệm)
-GV cho HS quan sát quả cầu và bản đồ thế giới, đặt vấn đề về cách thức chuyển hệ thống kinh, vĩ tuyến từ quả cầu lên mặt phẳng.
-Nêu khái niệm phép chiếu bản đồ?
®GV tổng kết.
*HĐ2: Cả lớp ( 30 phút )
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 đồng thời sử dụng tấm bìa thay mặt chiếu : giữ nguyên là mặt phẳng hoặc cuộn lại thành hình nón hay hình trụ ® các phép chiếu hình bản đồ cơ bản.
-GV cho HS làm việc về 3 phép chiếu cơ bản.
+ khái niệm
+ Phân loại
+Loại cơ bản từng phép chiếu.
+ So sánh giữa 3 phép chiếu
-GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của từng nhóm ® Tổng kết kiến thức.
3.Củng cố: ( 3 phút )
GV yêu cầu HS quan sát lại 3 bản đồ ® Mỗi bản đồ dùng phép chiếu nào?
4.HD về nhà: ( 2 phút )
-GV yêu cầu HS vẽ ba hình 1.3b, 1.5b, 1.7b vào vở.
-Làm bài tập 1, học bài, và chuẩn bị bài mới.
-HS quan sát và rút ra khái bản đồ.
-HS nêu khái niệm phép chiếu bản đồ.
-HS quan sát 3 bản đồ và nhận xét về hệ thống kinh, vĩ tuyến ở 3 bản đồ?
-HS suy nghĩ tại sao hệ thống kinh,vĩ tuyến ở 3 bản đồ lại khác nhau?
® Rút ra các phép chiếu bản đồ cơ bản.
-Cả lớp làm việc trong 15 phút, làm việc từng cặp ở 1 bàn.
+ Tổ 1: Phép chiếu phương vị
+ Tổ 2: Phép chiếu hình nón
+ Tổ 3: Phép chiếu hình trụ
+ Tổ 4: So Sánh giữa các phép chiếu.
-Từng tổ trình bày , các tổ khác bổ sung, nhận xét.
-HS quan sát 3 bản đồ kết hợp kiến thức đã học trả lời
I. PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ:
1. Khái niệm:
Phép chiếu bản đồ là cách biêủ thị mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng.
2. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản:
2.1 Phép chiếu phương vị:
+ Khái niệm: ( Sgk )
+ Phép chiếu phương vị đứng:
-Mặt phẳng vuông góc với trục địa cầu.
-Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng qui ở cực, vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực
-Thường dùng để vẽ bản đồ khu vực quanh cực.
2.2 phép chiếu hình nón:
+ Khái niệm: ( Sgk )
+ Phép chiếu hình nón đứng:
-Trục của hình nón trùng với trục địa cầu.
-Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng qui ở đỉnh hình nón, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón.
-Dùng để vẽ bản đồ khu vực vĩ độ trung bình và kéo dài theo vĩ tuyến.
2.3 Phép chiếu hình trụ:
+ Khái niêm: ( Sgk )
+ Phép chiếu hình trụ đứng:
- Trục hình trụ trùng với trục địa cầu
- Kinh, vĩ tuyến là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau
- Dùng để vẽ bản đồ thế giới hoặc khu vực gần xích đạo.
C.RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
Tiết: 2 NS: / /
Tuần:1
A.MỤC TIÊU: Sau bài này, HS cần:
1.Về kiến thức:
_ Hiểu được 4 phương pháp và hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được một số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó .
_ Biết đựoc khi đọc bản đồ địa lí trước hết phải tìm hiểu bảng chú giải của bản đồ.
2.Về kĩ năng:
_ Qua quan sát các đặc điểm kí hiệu bản đồ, HS có thể nhận biết được một số phương pháp thể hiện các đối tượng địa í trên bản đồ.
3.Về thái độ, hành vi:
_ Có thể giáo dục tính thẩm mỹ cho HS qua hệ thống kí hiệu bản đồ.
B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
(1)
(2)
(3)
1.Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: ( 7 phút )
-Làm bài tập 1 trên bảng
- Phép chiếu hình bản đồ là gì? Có các phép chiếu nào? Khái niệm từng phép chiếu?
2.Bài mới: ( 36 phút )
*Vào bài mới: ( 1 phút )
-Nhìn vào bản đồ, chúng ta hiểu được nó là nhờ cái gì?
- Ở lớp 6, các em đã được học các kí hiệu khác nhau của bản đồ. Vậy chúng được phân loại, thể hiện trên bản đồ như thế nào? ® Tìm hiểu bài mới để hiểu rõ hơn.
*HĐ1: ( 35 phút )
+ GV chia lớp thành 4 nhóm ( theo 4 tổ ), giao nhiệm vụ cho từng nhóm
+ GV yêu cầu HS quan sát các bản đồ trong sgk, để:
- Trả lời các câu hỏi trong sgk
-Nhận xét và phân tích về: Đối tượng biểu hiện và khả năng biểu hiện của từng phương pháp
+ GV yêu cầu đại diện nhóm ( hoặc chỉ định bất kỳ ) trình bày những điều đã quan sát và nhận xét.
+ GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của HS.
+ GV chuẩn kiến thức
3.Củng cố: ( 1 phút )
+ Nhắc lại 4 phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?
+ Ngoài 4 phương pháp trên, còn có phương pháp nào khác nữa?
4.HD về nhà: ( 1 phút )
+ GV nhắc nhỡ HS học bài cũ, làm bài tập 1 sgk, và chuẩn bị bài mới
- 1 HS lên bảng làm bài tập 1
-1 HS trả lời câu hỏi của GV
-Các HS khác yên lặng, theo dõi.
- HS quan sát bản đồ trên bảng kết hợp với kiến thức đã học ở cấp 2 để trả lời.
+ 2 HS 1 bàn thảo luận với nhau, sau đó thống nhất ý kiến trong từng nhóm.
-Nhóm1: Nghiên cứu hình 2.1; 2.2 và làm thêm phần: các dạng kí hiệu
- Nhóm2: Nghiên cứu hình 2.3
-Nhóm3: Nghiên cứu hình 2.4
-Nhóm4: Nghiên cứu hình 2.5
+ HS trình bày những vấn đề mình đã nghiên cứu, thảo luận được
+ HS khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh, lấy ví dụ cụ thể
+ HS nghiên cứu sgk để trả lời các phương pháp khác ngoài 4 phương pháp đã học
1.Phương pháp kí hiệu:
1.1Đối tượng biểu hiện: ( sgk )
1.2Các dạng kí hiệu:
-Kí hiệu hình học
- Kí hiệu chữ
- Kí hiệu tượng hình
1.3 Khả năng biểu hiện:
-Vị trí phân bố, loại hình của đối tượng
- Số lượng, chất lượng của đối tượng
- Động lực phát triển của đối tượng.
2.Phương pháp kí hiệu đường chuyển động:
2.1Đối tượng biểu hiện: ( sgk )
2.2Khả năng biểu hiện:
-Khối lượng, hướng di chuyển và tốc độ di chuyển của đối tượng địa lí.
3.Phương pháp chấm điểm:
3.1 Đối tượng biểu hiện: ( sgk )
3.2 Khả năng biếu hiện:
-Sự phân bố, khối lượng của đối tượng.
4.Phương pháp bản đồ - biểu đồ:
4.1Đối tượng biểu hiện: ( skg )
4.2Khả năng biểu hiện:
- Số lượng, chất lượng, cơ cấu của đối tượng.
C. RÚT KINH NGHIỆM:
GV có thể lập bảng so sánh các phương pháp để HS có thể phân biệt được các phương pháp rõ ràng hơn.
Bài 3: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
Tiết: 3 NS: / /
Tuần: 2
A. MỤC TIÊU: Sau bài này, HS cần:
1.Về kiến thức:
- Biết được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống.
- Nắm được một số điều cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập.
2. Về kĩ năng:
- Củng cố, rèn luyện, phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập.
3. Về thái độ, hành vi:
- Có thói quen sử dụng bản đồ trong suốt quá trình học tập.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
( 1 )
( 2 )
( 3 )
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: ( 6’)
So sánh phương pháp kí hiệu và phương pháp kí hiệu đường chuyển động? Cho ví dụ?
2. Bài mới:
* Vào bài mới: ( 1’)
GV đặt câu hỏi: Tại sao học địa lí cần phải có bản đồ?
*HĐ1: Cả lớp ( 10’)
- Vậy trong học tập bản đồ có vai trò thế nào? Lấy ví dụ?
- Trong đời sống, bản đồ có vai trò gì không? Lấy ví dụ cụ thể?
® GV tổng kết, chuẩn kiến thức.
*HĐ2: Cá nhân ( 24’)
- GV treo bản đồ và yêu cầu HS xác định vị trí của đối tượng, phân tích đặc điểm của đối tượng trên bản đồ
® Nhờ vào đâu mà em xác định được đối tượng địa lí đó? Nêu được đặc điểm của nó?
® Vậy, khi sử dụng bản đồ trong học tập, chúng ta cần lưu ý điều gì?
Þ GV lưu ý những vấn đề về bản đồ, giảng giải, tổng kết kiến thức cho cả lớp.
+ GV tiếp tục treo bản đồ khác để HS nắm rõ cách sử dụng, giới thiệu về atlat địa lí Việt Nam, atlat thế giới. Cách sử dụng cũng tương tự.
3. Củng cố: ( 3’)
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2,3 sgk
4. HD về nhà: ( 1’)
- Yêu cầu HS chuẩn bị và trình bày trước lớp về việc sử dụng bản đồ trong học tập của mình, chuẩn bị bài thực hành.
- Cả lớp trật tự, 1 HS trả bài cũ
- HS vận dụng kiến thức cũ, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- HS đọc sgk kết hợp kiến thức thực tế trả lời câu hỏi
- HS lên xác định vị trí của đối tượng trên bản đồ, nêu đặc điểm của đối tượng. Từ đó, trả lời câu hỏi của GV
- HS theo dõi sgk, kết hợp thực tế trả lời các điểm cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập
- HS tiếp tục làm việc với bản đồ
- HS trả lời câu hỏi
I. VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG:
1. Trong học tập:
- Là phương tiện, nguồn tri thức để HS học tập, rèn luyện kĩ năng địa lítai lớp, ở nhà và trong kiểm tra địa lí.
2. Trong đời sống:
- Bảng chỉ đường
- Phục vụ các ngành sản xuất
- Phục vụ cho quân sự.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, ATLAT TRONG HỌC TẬP:
1. Chọn bản đồ phù hợp với nội dung học tập
2. Đọc bản đồ phải biết tên bản đồ, tỉ lệ bản đồ và kí hiệu trên bản đồ
3. Xác định phương hướng trên bản đồ
4. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ.
C. RÚT KINH NGHIỆM
GV cần động viên, cho HS tiếp cận với bản đồ nhiều hơn.
Bài 4: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ
Tiết: 4 NS: / /
Tuần: 2
A. MỤC TIÊU: Sau bài này, HS phải:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
- Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ.
2. Về kĩ năng:
- Phân biệt được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản dồ khác nhau.
3. Về thái độ, hành vi:
- Có những nhận biết trên cơ sở khoa học về bản đồ.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: ( 5’)
Chứng minh rằng bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày?
2. Bài mới:
* Vào bài mới: ( 1’)
Ở bài 2, chúng ta đã học một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Hôm nay, ở bài thực hành này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn.
* HĐ1: Nhóm ( 28’)
+ Bước1:
-GV nêu mục đích, yêu cầu tiết thực hành
-Yêu cầu HS nhắc lại 4 phương pháp biểu hiện cơ bản đã học
- GV treo bản đồ trên bảng, làm mẫu trên bản đồ, sau đó giao nhiệm vụ cho từng tổ là một hình vẽ trong sgk
- HS trao đổi với nhau theo từng bàn.
+ Bước 2: Hướng dẫn nội dung trình bày ở từng dãy bàn HS theo trình tự
- Tên bản đồ
- Phương pháp biểu hiện: . Tên
. Đối tượng biểu hiện
. Khả năng biểu hiện
+ Bước 3: - HS làm việc, Gv quan sát, hướng dẫn
- HS ở mỗi dãy trình bày theo nhiệm vụ đã được phân công
- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung
+ Bước 4: GV nhận xét, tổng kết.
3. Củng cố: ( 10’)
* GV tiếp tục treo 2 bản đồ để HS làm việc theo các bước tương tự.
4. HD về nhà: ( 1’)
- Nhắc nhỡ HS chuẩn bị bài mới ở chương mới.
] Tổng kết bài thực hành:
Hình
Tên bản đồ
Phương pháp biểu hiện
Tên
Đối tượng biểu hiện
Khả năng biểu hiện
Hình 2.2
( trang 10 sgk )
1. Công nghiệp điện Việt Nam
- Phương pháp kí hiệu
- Các nhà máy điện, các đường dây, trạm điện
- Tên,vị trí, loại hình, qui mô, chất lượng của đối tượng
Hình 2.3
( trang 11 sgk )
2. Gió và bão ở Việt Nam
- Phương pháp hí hiệu đường chuyển động
- Hướng và tần suất của gió và bão ở Việt Nam
-Hướng, tốc độ và khối lượng di chuyển của đối tượng
Hình 2.4
( trang 12 sgk )
3. Phân bố dân cư Châu Á
- Phương pháp chấm điểm
- Phương pháp kí hiệu
- Các điểm đô thị Châu Á
- Vị trí, qui mô dân số của các điểm đô thị
C. RÚT KINH NGHIỆM:
CHƯƠNG II: VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
Bài 5: VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
Tiết: 5 Ns: / /
Tuần: 3
A. MỤC TIÊU: Sau bài này, HS cần:
1.Về kiến thức:
-Biết được vũ trụ vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt Trời, trong đó có Trái Đấtchỉ là một bộ phận nhỏ bé trong vũ trụ
- Hiểu khái quát về Hệ mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
-Giải thích các hiện tượng: Sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động cáu các vật thể
2. Về kĩ năng:
-Xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
-Xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt Trái Đất
3. Về thái độ, hành vi:
- Nhận thức đúng đắn về vũ trụ, Hệ Mặt Trời
B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
( 1 )
( 2 )
( 3 )
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: ( 2’)
2. Bài mới:
* Vào bài mới: ( 1’)
GV đặt vấn đề: chúng ta hay nghe nói về vũ trụ, Trái Đất à Ở chương II, ta sẽ tìm hiểu à Bài 5
*HĐ1: Cả lớp ( 17’)
GV yêu cầu HS đọc skg , quan sát các kênh hình phần I, trả lời:
-Vũ trụ là gì?
-Thiên hà, Dải Ngân Hà là gì? Phân biệt?
-Hệ Mặt Trời là gì? Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời? Hình dạng quỹ đạo chuyển động của các hành tinh?
-Trái Đất là hành tinh thứ mấy trong Hệ Mặt Trời?Vị trí đó có ý nghĩa gì đối với sự sống của con người?
® GV tổng kết, chuẩn kiến thức.
*Chuyển ý: Vậy, Trái Đất có mấy chuyển động? Đó là gì?
-Chuyển động tự quay quanh trục đã tạo nên các hệ quả nào? à Mục II
*HĐ2: Cá nhân ( 21’ )
GV quay Quả địa cầu 1 vòng, dẫn dắt cho HS biết hệ quả 1: Sự luân phiên ngày đêm à Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
GV đặt vấn đề:
-Giờ địa phương ( giờ mặt trời ) là gì?
-Giờ múi là gì? Trái Đất được chia làm bao nhiêu múi giờ? Liên hệ ở Việt Nam
-Giờ quốc tế ( giờ GMT ) là gì?
-Lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên Trái Đất gọi là lực gì?
-Lệch cụ thể thế nào?
à GV tổng kết, chuẩn kiến thức
3. Củng cố: ( 3’ )
1.Nhắc lại 3 hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
2. Chọn đáp án đúng
A. Do tác động của lực Criôlit nên ở bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về:
a. Hướng Đông b. Hướng tây
c. Bên phải theo hướng chuyển động
d. Bên trái theo hướng chuyển động
B. Vận tốc dài của các địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau không bằng nhau là do Trái Đất
a. Có hình khối cầu
b. Tự quay với vận tốc lớn
c. Vừa tự quay vừa chuyển động quanh Mặt trời
d. Chuyển động theo hướng từ Tây sang Đông
4.HD về nhà: ( 1’)
Học bài cũ, vẽ và chú thích hình 5.4, làm BT3
-HS đọc sgk phần I, quan sát các hình 5.1, 5.2 và có thể trao đổi theo bàn trả lời các câu hỏi GV đã nêu ra.
HS đọc sgk, quan sát hình 5.3 trả lời các câu hỏi của GV
HS đọc sgk, quan sát hình 5.4 trả lời
I. KHÁI QUÁT VỀ VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI. TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI:
1.Vũ trụ:
-Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.
2.Hệ Mặt Trời:
-Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà
-Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh: Thuỷ, Kim, Trái Đất, Hoả , Mộc, Thổ, Thiên vương, Hải Vương
3.Trái Đất trong Hệ Mặt Trời:
-Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong Hệ Mặt Trời
-Trái Đất là nơi duy nhất tồn tại sự sống của con người
II.HỆ QỦ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT:
1.Sự luân phiên ngày, đêm:
Do Trái Đất có dạng khối cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày, đêm.
2.Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:
Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hình cầu của nó làm cho giời ở các kinh tuyến trong một ngày không có nơi nào trùng nhau. Từ đó con người chia ra: giờ, phút, giây; chia ra các giờ địa phương, giờ quốc tế và giờ khu vực theo kinh tuyến.
3.Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
-Lực làm lệch hướng là lực Côriôlit
-Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam vật chuyển động bị lệch về bên trái theo chiều chuyển động
C.RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
Tiết: 6 Ns: / /
Tuần: 3
A. MỤC TIÊU: Sau bài này, HS cần:
1.Về kiến thức:
-Trình bày và giải thích đượccác hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời; các mùa; ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
2. Về kĩ năng:
-Xác định đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm
-Xác định góc chiếu sáng của tia Mặt Trời trong các ngày: 21/3,22/6,23/9 và 22/12 lúc 12h trưa
3. Về thái độ, hành vi:
- Nhận thức đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên
B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
( 1 )
( 2 )
( 3 )
1.Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: ( 2’)
-Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời? Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
2. Bài mới:
* Vào bài mới: ( 1’)
GV yêu cầu HS nhắc lại các chuyển động của Trái Đất, trình bày 3 hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. à Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất gây ra những hệ quả nào? à Bài 6
*HĐ1: Cả lớp ( 17’)
GVgợi ý: Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời là chuyển động thế nào? Liên hệ thực tế để HS hiểu được
GV yêu cầu HS đọc skg , quan sát các hình 6.1 và trả lời câu hỏi dưới hình 6.1
-Việt Nam có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh không? Mấy lần trong năm?
® GV tổng kết, chuẩn kiến thức.
*Chuyển ý: Vậy, Trái Đất có mấy chuyển động? Đó là gì?
-Chuyển động tự quay quanh trục đã tạo nên các hệ quả nào? à Mục II
*HĐ2: Cá nhân ( 21’ )
GV đặt vấn đề:
-Một năm có mấy mùa? thời tiết từng mùa thế nào? à Vậy, mùa là gì?
-Diễn biến mùa ở hai bán cầu có giống nhau không?
-Nguyên nhân gây ra hiện tượng mùa?
-Dụa vào hình 6.2 giải thích tại sao: Mùa hạ nóng nực, mùa đông lạnh lẽo?
à GV tổng kết, chuẩn kiến thức
*HĐ3:
GV yêu cầu HS quan sát hình 6.3, trả lời:
-So sánh diện tích được chiếu sáng với diện tích trong bóng tối của bán cầu Bắc vào các ngày 22/6 và 22/12
-Từ nhận xét trên, rút kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa? Những ngày nào khắp nơi trên Trái Đất có hiện tượng ngày dài bằng đêm?
-Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ như thế nào?
à GV tổng kết, chuẩn kiến thức, giảng giải thêm
3. Củng cố: ( 3’ )
1.Nhắc lại 3 hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
2. Giải thích câu ca dao Việt Nam:
"Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối"
4.HD về nhà: ( 1’)
Học bài cũ, làm BT1,3
-HS nhắc lại các kiến thức cũ theo yêu cầu của GV.
-HS đọc sgk phần I, quan sát các hình 6.1,và có thể trao đổi theo bàn trả lời các câu hỏi GV đã nêu ra.
HS đọc sgk, kiến thức thực tế, trả lời các câu hỏi của GVquan sát hình 5.4
-HS dựa vào kiến thức thực tế, đọc sgk và quan sát hình 6.3 trả lời theo các gợi ý của GV
I. CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HÀNG NĂM CỦA MẶT TRỜI:
-Là chuyển đông không có thực của Mặt Trời hàng năm giữa hai chí tuyến.
II.CÁC MÙA TRONG NĂM:
-Mùa: Là một phần thời gian của năm, có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu
-Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Ở bán cầu Nam, 4 mùa diễn ra ngược với ở bán cầu Bắc.
-Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời gây ra hiện tượng mùa.
III.NGÀY, ĐÊM DÀI , NGẮN THEO MÙA VÀ THEO VĨ ĐỘ:
+Theo mùa:
-Mùa Xuân và Hạ: Ngày dài, đêm ngắn. Riêng ngày 21/3, ngày dài bằng đêm.
-Mùa Thu và Đông: Ngày ngắn, đêm dài. Riêng ngày 23/9, ngày dài bằng đêm.
C.RÚT KINH NGHIỆM:
CHƯƠNG III: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ.
Bài 7: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH QUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG.
Tiết: 7 Ns: / /
Tuần: 4
A. MỤC TIÊU: Sau bài này, HS cần:
1.Về kiến thức:
-Mô tả được cấu trúc của Trái Đất, trình bày được đặc điểm của các lớp bên trong Trái Đất. Biết khái niệm Thạch quyển, phân biệt được Vỏ Trái Đất và Thạch quyển.
-Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng.
2. Về kĩ năng:
-Quan sát, nhận xét cấu trúc của Trái Đất, các mảng kiến tạo và các cách tiếp xúc của cấcmngr kiến tạo qua tranh ảnh trong sgk.
3. Về thái độ, hành vi:
- Biết được các nghiên cứu của các nhà khoa học để tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất và giải thích các sự vật, hiện tượng có liên quan.
B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
( 1 )
( 2 )
( 3 )
1.Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: ( 2’)
- Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?
2. Bài mới:
* Vào bài mới: ( 1’)
Trái Đất có dạng khối cầuà Vậy, cấu trúc bên trong của nó thế nào?à Chương mới, Bài 7, mục I.
*HĐ1: Cả lớp ( 17’)
GVgợi ý: Làm thế nào để các nhà khoa học biết được cấu trúc của Trái Đất?
GV yêu cầu 1 HS đọc to skg phần I trang 25
à Kết luận gì về cấu trúc của Trái Đất? Nó đồng nhất không?
GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu từng lớp của Trái Đất theo nhóm, tổ.
-Lớp vỏ Trái Đất: Đặc điểm? Độ dày? Cấu tạo bởi đá gì? Có những kiểu chính nào?
-Lớp Manti: Đặc điểm? Cấu trúc? Thạch quyển là gì?
-Lớp nhân: Đặc điểm? Cấu trúc?
à GV tổng kết, chuẩn kiến thức và giảng giải thêm cho HS.
*Chuyển ý: Vậy, Thạch quyển được hình thành thế nào? Có nhiều thuyết nói về vấn đề này, trong đó có thuyết kiến tạo mảng. à Mục II
*HĐ2: Cá nhân ( 21’ )
GV giới thiệu khái quát về thuyết kiến tạo mảng. Sau đó, hỏi:
-Quan sát hình 7.3, cho biết có mấy mảng kiến tạo lớn? Nêu tên?
-Các mảng kiến tạo đứng yên hay dịch chuyển? Nguyên nhân?
-Quan sát hình 7.4, cho biết các mảng kiến tạo có những kiểu tiếp xúc nào? Tại nơi tiếp xúc có đặc điểm gì?
à GV tổng kết, chuẩn kiến thức
3. Củng cố: ( 3’ )
1. Trình bày nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng
2. Hoàn thành sơ đồ trong sách giáo viên trang 28.
4.HD về nhà: ( 1’)
Học bài cũ, làm BT1.
-HS trả bài cũ
-HS đọc sgk phần I, quan sát các hình 7.1 và 7.2, trao đổi theo bàn nhiệm vụ GV giao ( 4’ )
-Tổ 1, 2: Lớp vỏ Trái Đất
-Tổ 3: Lớp Manti
-Tổ 4: nhân Trái Đất
HS trình bày từng ý theo chỉ định của GV.
-HS dựa vào kiến thức thực tế, đọc sgk và quan sát hình 7.3 và 7.4, trả lời theo các gợi ý của GV
I. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT:
-Trái Đất có cấu tạo không đồng nhất, gồm 3 lớp chính: Vỏ Trái Đất, Manti và nhân Trái Đất
1.Lớp vỏ Trái Đất:
-Là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km đến 70km.
-Cấu tạo gồm 3 tầng đá: Trầm tích, granit, badan.
-Được phân thành 2 kiểu chính: Vỏ lục địa và vỏ đại dương.
2. Lớp Manti:
-Chiếm 80% thể tích và 68,5 % khối lượng Trái Đất
-Chia thành 2 tầng: Manti trên ở trạng thái quánh dẻo, Manti dưới ở trạng thái rắn.
*Thạch quyển: Là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ Trái Đất và lớp Manti trên.
3. Nhân Trái Đất:
-Là lớp trong cùng của Trái Đất
-Gồm: Nhân ngoài ở trạng thái lỏng và nhân trong ở trạng thái rắn.
II.THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG:
-Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo
-các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển
-Nguyên nhân: Do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên
-Khi dịch chuyển , các mảng kiến tạo có các cách tiếp xúc khác nhau
-Tại vùng tiếp xúc là vùng bất ổn của vỏ Trái Đất, thường có động đất, núi lửa
C.RÚT KINH NGHIỆM:
Bài 8: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.
Tiết: 8 Ns: / /
Tuần: 4
A. MỤC TIÊU: Sau bài này, HS cần:
1.Về kiến thức:
-Hiểu khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực
-Phân tích được tác động của vận động theo phương thẳng đứng, vận động theo phương nằm ngangđến địa hình bề mặt Trái Đất.
2. Về kĩ năng:
-Quan sát, phân tích, nhận xét được các tranh ảnh về các vân động kiến tạo đến địa hình bề mặt Trái Đất
3. Về thái độ, hành vi:
- Nhận thức đúng đắn theo quan điểm duy vật về các sự vật, hiện tượng tự nhiên
B.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
( 1 )
( 2 )
( 3 )
1.Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: ( 2’)
-Kiểm tra 15’
2. Bài mới:
* Vào bài mới: ( 1’)
Trái Đất có dạng khối cầuà Bề mặt của nó thế nào?à Nguyên nhân? à Do nội lực à Bài 7
*HĐ1: Cả lớp ( 17’)
-Nội lực là gì?
-Nguồn năng lượng nào sinh ra nội lực?
à GV tổng kết, chuẩn kiến thức và giảng giải thêm cho HS.
*Chuyển ý: Nội lực tác động qua những vận động nào? Gây hệ quả thế nào đến địa hình bề mặt Trái Đất à Mục II
*HĐ2: Cá nhân ( 21’ )
GV yêu cầu HS cho biết: Biểu hiện, đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng? Cho ví dụ minh họa.
-Biểu hiện của vận động theo phương nằm ngang?
GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu hai hiện tượng uốn nếp và đứt gãy, về: Biểu hiện? Xảy ra ở vùng đá như thế nào? Hệ quả? Liên hệ thực tế?
GV phân nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho HS
GV theo dõi, gợi ý HS làm việc
à GV hỏi thêm những câu hỏi phụ cho HS hiểu bài hơn, sau đó tổng kết, chuẩn kiến thức cho HS
3. Củng cố: ( 3’ )
Câu hỏi cuối phần II, câu hỏi cuối bài
4.HD về nhà: ( 1’)
Học bài cũ, chuẩn bị bài 9
-HS làm bài 15’
-HS đọc sgk phần I trả lời theo gợi ý của GV.
-Nhóm 1, 3: Hiện tượng uốn nếp, quan sát hình 8.1 và 8.2
-Nhóm 2, 4: Hiện tượng đứt gãy, quan sát hình 8.3, 8.4 và 8.5
HS trình bày từng ý theo chỉ định của GV.
I. NỘI LỰC:
-Nội lực là lực phát sinh ở bên trong Trái Đất
-Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng đất
II.TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC:
Thông qua các vận động kiến tạo
1.Vận động theo phương thẳng đứng:
-Là vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất
-Xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn
-Sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái
2.Vận động theo phương nằm ngang:
-Là vận động làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép, tách dãn gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
2.1 Hiện tượng uốn nếp:
-Là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp
-Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao
-Tạo thành các nếp uốn, miền núi uốn nếp
2.2 Hiện tượng đứt gãy:
-Là hiện tượng các lớp đá bị đứt, gãy ra và dịch chuyển
File đính kèm:
- giao an dia li 10 tich hop gd ki nang song.doc