Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Nguyễn Viết Hương

Mục tiu :

1/Kiến thức :

- Nêu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ

- Hiểu rõ một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản

2/ Kỹ năng :

- Phân biệt được một số điểm chiếu kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ

- Dự đoán được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác, ít chính xác hơn.

3/ Thái độ :

- Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập .

B – TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Ổn định lớp : Dành 2 phút làm quen với lớp , nêu yêu cầu học tập bộ môn , các sách,

 vở , vở bài tập cần có .

Tổ chức dạy –học :

Vào bài mới : Giáo viên cho học sinh quan sát một số bản đồ có hệ thống kinh vĩ tuyến khác nhau và nêu vấn đề tại sao có sự khác nhau đó ? Sau khi một vài HS trả lời ( có thể sai ) GV dẫn dắt vào mục tiêu của bài dạy là tìm hiểu các phép chiếu đồ cơ bản .

 

doc116 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Nguyễn Viết Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT TIỂU LA, HUYỆN THĂNG BÌNH ----™{¯{˜---- Giáo viên: Nguyễn Viết Hương Thăng Bình, ngày 20 tháng 8 năm 2008 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 10 – BAN CƠ BẢN Ngày soạn : 1/9/2006 Ngày dạy: 5/9/06 PHẦN I: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Chương I : BẢN ĐỒ Tiết 1 Bài 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ Mục tiêu : 1/Kiến thức : - Nêu rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ - Hiểu rõ một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản 2/ Kỹ năng : - Phân biệt được một số điểm chiếu kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ - Dự đoán được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác, ít chính xác hơn. 3/ Thái độ : - Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập . B – TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Ổn định lớp : Dành 2 phút làm quen với lớp , nêu yêu cầu học tập bộ môn , các sách, vởû , vở bài tập cần có . Tổ chức dạy –học : Vào bài mới : Giáo viên cho học sinh quan sát một số bản đồ có hệ thống kinh vĩ tuyến khác nhau và nêu vấn đề tại sao có sự khác nhau đó ? Sau khi một vài HS trả lời ( có thể sai ) GV dẫn dắt vào mục tiêu của bài dạy là tìm hiểu các phép chiếu đồ cơ bản . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nộidung cơ bản Hoạt động 1 (10 phút ) cá nhân Gv cho hs quan sát hình 1.1 và đọc nội dung SGK (trang 4)và trả lời các câu hỏi : ? Thế nào là phép chiếu hình bản đồ ? GV chuẩn kiến thức ? Có những phép chiếu hình cơ bản nào ? Gv : chuẩn kiến thức Gv : Trong mỗi phép chiếu hình có 3 tư thế đứng , ngang, nghiêng tuỳ thuộc vào mặt tiếp xúc giữa địa cầu với bản đồ . Chúng ta chỉ đi sâu vào tìm hiểu các phép chiếu ở tư thế đứng . Hoạt động 2 ( 20phút ) Nhóm GV chia lớp ra 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm : - Nhóm1,4 :PC phương vị đứng - Nhóm2,5 : PC hình nón đứng - Nhóm3,6 : PC hình trụ đứng Gv hướng dẫn cho các nhóm trả lời các nội dung trong từng phiếu GV chuẩn kiến thức bằng phiếu phản hồi thông tin . Họat động3 : 6 phút cả lớp G v yêu cầu Hs xem hình 11.3,hình 13.2 cho biết đây là kết quả của phép chiếu gì ? Quan sát các hình vẽ SGK , Trả lời câu hỏi Sau đó lần lược các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Hs kết hợp các hình vẽ 1.2 , 1.3a,b ( nhóm 1,4) 1.4 , 1.5a,b ( nhóm 2,5) 1.6 , 1.7a,b ( nhóm 3,6) Các nhóm thảo luận trả lời các yêu cầu phiếu học tập số1 . Trình bày của các nhóm Hs quan sát và trả lời I/ Phép chiếu hình bản đồ : Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu hiện mặt cong của trái đất lên mặt phẳng của bản đồ. II/ Các phép chiếu hình cơ bản: Có 3 phép chiếu cơ bản : Phương vị, hình nón và hình trụ. (nội dung ghi nhớ là thông tin phản hồi phiếu học tập số 1 sau khi GV chuẩn kiến thức ) 4- Đánh giá : So sánh hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ của 3 phép chiếu hình cơ bản Bản đồ nước ta thường được vẽ bởi phép chiếu nào ? 5- Hoạt động nối tiếp : Làm bài tập sốâ1 trang 8-SGK Sưu tầm và Photo mỗi phép chiếu đã học một bản đồ (có hệ thống kinh vĩ tuyến ) C- Phụ lục : Phiếu học tập số 1 : ( Thông tin phản hồi ) Phép chiếu Vịtrí tiếp xúc Khu vực thể hiện trên bản đồ Thể hiện lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ Khu vực của bản đồ chính xác Phương vị đứng Địa cực Vùng cực Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy Khu vực trung tâm bản đồ Hình nón đứng Trục hình nón qua tâm địa cầu .Tiếp xúc ở các vĩ tuyến trung bình Vùng có vĩ độ trung bình (ôn đới ) lãnh thỗ kéo dài theo vĩ tuyến (Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc ) Dạng hình quạt .Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy Khu vực tiếp xúc hình hón Hình Trụ Đứng Trục hình trụ qua tâm địa cầu , song song với trục địa cầu .Mặt tiếp xúc là xích đạo Vẽ bản đồ thế giới hoặc các vùng gần xích đạo Xích đạo giữ nguyên , các vĩ tuyến khác dãn dài ra; kinh tuyến là những đường thẳng song song Khu vực xích đạo Dự kiến tình huống : Các bản đồ hình 14.1 , 16.4 , 19.1 , 19.2 sử dụng phép chiếu phương vị ngang D- RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn : 1/9/2006 Tiết 2 Bài 2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HỈIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ A – MỤC TIÊU 1 – Kiến thức : Hiểu rõ mỗi một đối tượng khi được biểu hiện lên bản đồ cần một phương pháp nhất định. Phải hiểu bảng chú giải mới đọc được nội dung bản đồ . 2 – Kĩ năng ; Qua các ký hiệu bản đồ, HS nhận biết được các đối tượng địa lí đã được thể hiện qua từng phương pháp. B – PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC Các hình vẽ SGK. Bản đồ tự nhiên VN C – TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1 – Ổn định lớp : 2- Kiểm tra bài cũ - Trình bày vị trí tiếp xúc, đặc điểm Kinh –Vĩ tuyến của 3 phép chiếu ? 3 – Tổ chức dạy – học : Đặt vấn đề vào bài : Bản đồ không có biểu hiện nội dung thường gọi là bản đồ gì ? (bản đồ câm ) Các ký hiệu thể hiện trên bản đồ được gọi là ngôn ngữ của bản đồ . Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý lên trên bản đồ như thế nào sẽ được giải đáp trong bài học hôm nay . Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nộidung cơ bản Hoạt động1 : 8 phút - Cá nhân GV cho HS quan sát các hình vẽ 2.1 (SGK) kết hợp với bản đồ treo bảng yêu cầu trả lời được các câu hỏi sau đây : - Phương pháp kí hiệu dùng để biểu hiện nhữõng đối tượng địa lý nào ? Gv chuẩn kiến thức (ghi bảng ) - Dạng kí hiệu được sử dụng ở hình 2.1 ? Gv chuẩn kiến thức (ghi bảng ) Trên bản đồ tự nhiên VN (treo bảng ) cùng một dạng ký hiệu nhưng độ lớn khác nhau, màu sắc khác nhau sẽ thể hiện nội dung gì của đối tượng ? Gv gợi ý Than ở Quảng Ninh và các nơi khác được thể hiện trên bản đồ ; trung tâm nhiệt điện , thuỷ điện Hình 2.2 thể hiện những nội dung nào của công nghiệp điện VN ? GV gợi ý : Các ngành sản xuất điện ? Các trạm có điện thế khác nhau ? Kết luận : Phương pháp kí hiệu thể hiện đựoc những nội dung gì của một đối tượng địa lí ? Hoạt động 2 : 8 phút cá nhân GV cho HS quan sát các hình vẽ 2.3 (SGK) kết hợp với bản đồ treo bảng yêu cầu trả lời được các câu hỏi sau đây : - Phương pháp kí hiệu đường chuyển động dùng để biểu hiện nhữõng đối tượng địa lý nào ? cụ thể trong địa lý tự nhiên ? kinh tế- xã hội ? Trên bản đồ gió và bão ở VN (SGK) hình 2.3 cùng một dạng ký hiệu nhưng độ lớn khác nhau, màu sắc khác nhau , dày, mãnh khác nhau sẽ thể hiện nội dung gì của gió và bão ở nước ta ? Gv gợi ý Hướng đi, tần suất của bão ,hướng gió mùa đông , mùa hạ Kết luận : Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện đựoc những nội dung gì của một đối tượng địa lí ? Hoạt động 3 : (8 phút) cá nhân GV cho HS quan sát các hình vẽ 2.4 (SGK) trả lời được các câu hỏi sau đây : - Phương pháp chấm điểm dùng để biểu hiện nhữõng đối tượng địa lý nào ? (phân bố dân cư trên lãnh thổ ) Các đô thị từ 5 – 8 triệu và trên 8 triệu dân được thể hiện bằng phương pháp nào ? ( kí hiệu ) Hoạt động 4 : (6 phút) cá nhân GV cho HS quan sát các hình vẽ 2.5 (SGK) trả lời được các câu hỏi sau đây : - Phương pháp bản đồ- biểu đồ dùng để biểu hiện nhữõng đối tượng địa lý nào ? (Diện tích sản lượng , tỉ lệ ngành kinh tế .. ) Các biểu đồ hình 2.4 thể hiện nội dung gì ? ( Diện tích và sản lượng lúa) GV chuẩn kiến thức (ghi bảng ) GV cho hs đọc đoạn kênh chữ trang 14 (SGK) để nói thêm về các phương pháp khác Hs quan sát hình vẽ , làm việc với bản đồ tự nhiên VN (treo bảng ) 2 Hs trả lời 2 Hs trả lời Dành 3 phút cho Hs nghiên cứu nội dung trả lời. HS chỉ tìm nội dung trả lời ở các kí hiệu về điện trả lời các câu hỏi . Hs quan sát hình vẽ 2.3 3-4 Hs trả lời Dành 3 phút cho Hs nghiên cứu nội dung trả lời. HS trả lời Hs quan sát hình vẽ 2.4 3-4 Hs trả lời Hs quan sát hình vẽ 2.5 1-2 Hs trả lời 1 – Phương pháp kí hiệu : - Biểu hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể :điểm dân cư, Trung tâm công nghiệp, mỏ khoáng sản, hải cảng - Những kí hiệu đó đặc chính xác vào đúng vị trí của đối tượng trên bản đồ. - Có 3 dạng kí hiệu : + Hình học + Chữ + Tượng hình Phương pháp ký hiệu nêu được tên , vị trí , độ lớn và chất lựong của đối tượng. 2 – Phương pháp kí hiệu đường chuyển động :- Biểu hiện lên bản đồ sự di chuyển của các hiện tượng địa lí trên lãnh thổ như :hướng gió,dòng biển , các luồng di dân, sự trao đổi hàng hoá - Kích thước , độ dày, mảnh , màu sắc của các mũi tên thể hiện được hướng , tốc độ, khối lượng các đối tượng. 3 Phương pháp chấm điểm : Biểu hiện sự phân bố không đều của các đối tượng địa lí bằng các điểm chấm trên bản đồ ( phân bố dân cư, phân bố gia súc, cây trồng) Mỗi điểm chấm có một giá trị theo qui ước. 4 – Phương pháp bản đồ - biểu đồ Biểu hiện độ lớn, cơ cấu của một hiện tượng địa lí trên bản đồ. Các biểu đồ thể hiện được đặt đúng vị trí đối tượng ( đơn vị hành chính ). 4 – Đánh giá : Dựa vào bản đồ tự nhiên VN (treo bảng ) cho HS lên bảng xác định các phương pháp biểu hiện đã học. So sánh phương pháp kí hiệu và đường chuyển động 5 – Hoạt động nối tiếp : Tìm trong SGK những bản đồ đã thể hiện bằng phương pháp kí hiệu ,đường chuyển động, chấm điểm , bản đồ – biểu đồ ( Kí hiệu : hình 28.5 ( trang 111 ) , 29.3 ( trang 115) . Đường chuyển động : hình 16.1 ( trang 61) Chấm điểm : hình 2.4 ( trang 12 ) Bản đồ – biểu đồ : hình 32.5 ( trang 124 ) D - RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn : 4/9/2006 Tiết 3 Bài 3 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG A – MỤC TIÊU 1 – Kiến thức : -Sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống - Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng bản đồ và Atlat trong học tập 2 – Kĩ năng : Củng cố và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ và Atlat trong học tập 3 Thái độ : Có thói quen sử dụng bản đồ trong suốt quá trình học tập B – PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC - Bản đồ Việt Nam - Bản đồ Thế giới -Atlat Việt Nam C – TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1 – Ổn định lớp: Kiểm tra việc chuẩn bị bản đồ của HS 2 - Kiểm tra bài cũ : - Câu hỏi : So sánh phương pháp kí hiệu và đường chuyển động ? 2 - Mở bài Bản đồ là một khâu không thể thiếu trong học tập môn Địa lý và đời sống . Vậy cần sử dụng bản đồ như thế nào để đạt hiệu quả cao ? 3 – Tổ chức dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nộidung cơ bản HĐ1 : 10 phút – Nhóm Chia lớp thành 4 nhóm: GV sử dụng Phương pháp quy nạp , giao việc : Nhóm 1,2 Nêu những ứng dụng của bản đồ trong học tập bằng những ví dụ cụ thể Nhóm 3,4 Nêu những ứng dụng của bản đồ trong đời sống bằng những ví dụ cụ thể GV đánh giá kết quả các ví dụ tìm được của mỗi nhóm quy nạp kiến thức HĐ2 – 15 phút –cá nhân Hướng dẫn cho HS thực hành trên bản đồ TN Việt Nam , TN thế giới 1- Tỉ lệ 1/25 000 000 có nghĩa là gì ? ( 1cm trên bản đồ =250km trên thực địa ) HS làm việc theo sự phân công của nhóm trưởng , tập trung vào các ví dụ : xác định vị trí địa lý, xác định sự phân bố đường giao thông , các trung tâm công nghiệp , điểm quần cư tập trung vào các ví dụ : xác định vị trí đường di chuyển của một cơn bão , nghiên cứu thời tiết, khí hậu xây dựng phương án tác chiến . I/ Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống : Trong học tập : -Là phương tiện để học tập và rèn luyện kỹ năng địa lý. - Biết được sự phân bố đối tượng địa lý thông qua bản đồ. Trong đời sống : Là phương tiện sử dụng rộng rãi trong đời sống II/ Sử dụng bản đồ , Atlat trong học tập : 1/ Vấn đề cần lưu ý : Chọn bản đồ phù hợp Hiểu tỉ lệ và kí hiệu Xác định được phương hướng trên bản đồ Hiểu nội dung địa lý cần đọc 4 – Đánh giá : Để trình bày và giải thích chế độ nước một con sông cần phải dựa vào những bản đồ nào ? ( Địa hình, khí hậu , sông ngòi của khu vực liên quan ) Trên bản đồ 1/1.250.000 khoảng cách AvàB đo được 5cm thì trên thực tế khoảng cách Avà B là bao nhiêu ? 62,5km 5- Hoạt động nối tiếp : Tập tính khoảng cách thực tế của một số địa phương trên bản đồ Đọc nội dung bản đồ hình 2.2 , 2.3 ,2.4 D – RÚT KINH NGHIỆM : *** Ngày soạn : 9/9/2006 Tiết 4 Bài 4 THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ A – MỤC TIÊU 1 – Kiến thức Hiểu rõ các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và nắm được các đặc tính của các phương pháp biểu hiện. 2 – Kĩ năng Nhận biết, phân loại được các phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ. B – CHUẨN BỊ Phóng to các hình vẽ 2.2, 2.3, 2.4 và bản đồ Thế giới treo tường. C – TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1 – Ổn định lớp: Kiểm tra việc chuẩn bị bản đồ của HS 2 - Kiểm tra bài cũ : - Câu hỏi : Vai trò của bản đồ trong học tập môn Địa lý ? Cho 1 ví dụ về sử dụng bản đồ trong quân sự . 3 – Tổ chức dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nộidung cơ bản Hoạt động 1 : 20 phút - nhóm Chia lớp ra 3 nhóm, mỗi nhóm nhận 1 nhiệm vụ : Quan sát nghiên cứu bản đồ : Nhóm 1 : hình 2.2 Nhóm 2 : hình 2.3 Nhóm 3 : hình 2.4 Thảo luận ở nhóm và ghi lại các nội dung sau : + Tên bản đồâ (lược đồ ) + Các PPBH trên bản đồ + Trình bày cụ thể từng PP : ` Tên PP ` Phương pháp biểu hiện những đối tượng nào ? ` Thông qua cách biểu hiện các đối tượng của PP nầy cho ta biết được những vấn đề gì? Sau khi HS trình bày , GV đánh giá kết quả làm việc Hoạt động 2 : 10 phút -cá nhân GV cho hs đọc nội dung tương tự HĐ1 trên hình 5.3 , 11.3 Hoạt động theo nhóm , trả lời các câu hỏi 4- Hoạt động nối tiếp : Trên cơ sở kiến thức đã học (ở lớp 6) , tìm hiểu hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời . Giả sử trái đất không tự quay thì điều gì sẽ xảy ra ? D- RÚT KINH NGHIỆM : Ngày soạn :11/9/2006 Chương II : VŨ TRỤ HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT Tiết 5 Bài 5 VŨÕ TRỤ . HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT HỆ QUẢ CỦA CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY CỦA TRÁI ĐẤT A – MỤC TIÊU 1 – Kiến thức - Biết được vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt Trời, trong đó có Trái Đất chỉ là một bộ phận rất nhỏ bé của vũ trụ. Hiểu và trình bày được khái quát về hệ mặt trời , các vận động của trái đất trong hệ mặt trời . 2 – Kĩ năng Giải thích được sự luân phiên ngày đêm trên trái đất , sự lệch hướng chuyển động của các vật thể ở trên bề mặt trái đất 3 – Thái độ, hành vi Nhận thức đúng đắn qui luật về sự hình thành và tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên . B – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Sử dụng tranh ảnh về hệ mặt trời - Hình ảnh phóng to về sự luân phiên ngày đêm, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. - Quả địa cầu C – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 – Bài mới Mở bàiø: Chúng ta thường nghe nói vũ trụ bao la , vậy vũ trụ là gì ? Trái đất chúng ta đang sống tồn tại như thế nào trog vũ trụ ? Đây là những vấn đề được giải đáp trong bài hoc . 2 – Tổ chức dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nộidung cơ bản HĐ 1 : 5 phút – cá nhân - GV cho HS quan sát các hình 5.1, 5.2 Nêu các khái niệm: Thiên hà : là tập hợp của rất nhiều thiên thể (ngôi sao , hành tinh, vệ tinh , sao chổi ) các bụi, khí, bức xạ điện từ . Dải ngân hà : là Thiên hà có chứa hệ mặt trời của chúng ta . Vũ trụ là tập hợp của rất nhiều hàng trăm tỉ thiên hà . Nêu các câu hỏi : - Vũ trụ là gì ? HĐ2 : 8 phút – Nhóm/ cặp Bước 1 Dựa vào hình 5.2 Cho các em tìm hiểu : - Kể tên các hành tinh trong hệ mặt trời ? - Hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời ? Bước 2: * GV cho HS làm việc với hình 5.2 và kênh chữ SGK ,trả lời câu hỏi - Xác định vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời ? ( thứ 3) - Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời ( 149,6 triệu Km ) GV nhắc thêm đây là khoảng cách TB . - Khoảng cách nầy có ý nghĩa gì đối với sự sống trên trái đất ? - Trong hệ mặt trời , trái đất có những vận động nào ? Sau khi HS trả lời GV chuyển ý Sang phần II HĐ3 : 15 phút Bước 1 : Cả lớp ( 5 phút ) Sử dụng địa cầu và đèn pin ,làm dấu một điểm A trên xích đạo , chiếu sáng địa cầu đang tự quay ,nêu câu hỏi : -Tại sao có ngày và đêm ? ( Hình khối cầu – một nửa được chiếu sáng và một nửa bị che khuất) -Chúng ta thấy mặt trời mọc ở phương đông và lặn ở phương tây vậy trái đất tự quay theo chiều nào ? Gv giải thích chuyển động biểu kiến và kết luận chiều vận động - Trái đất tự quay liên tục thì hiện tượng ngày và đêm sẽ như thế nào ? ( liên tục ) - Khi điểm A chuyển động giáp 1 vòng là bao nhiêu ngày , đêm ? ( 1 ngày đêm = 24 giờ ) Bước 2 : Cả lớp ( 5 phút ) * GV vẫn sử dụng địa cầu cho HS quan sát khi điểm A ở vị trí sáng sớm ( mới nhìn thấy mặt trời ) thì các điểm khác (B,C,D) sẽ như thế nào ? ( trưa, chiều tối, nửa đêm ) Chính vì vậy người ta chia trái đất ra làm 24 phần bằng nhau ứng với 24 giờ của 1 ngày đêm để tiện sinh hoạt GV lấy ví dụ minh hoạ quả cam có 24 múi, tất cả các địa phương trong 1 múi thì có giờ giống nhau. Trong thực tế đường phân chia múi giờ thường theo ranh giưói quốc gia để thuận lợi , một số quốc gia có nhiều múi giờ ( Nga, Hoa Kỳ ) - Tại sao phía đông giờ sớm hơn phía tây? Bước 3 : 5 phút (thực hành ) GV cho Hs xác định đường đổi ngày trên địa cầu GV sử dụng hình 5.3 phóng to giải thích và cho HS thực hành tính giờ địa phương . Khi ở Luân Đôn 1 giờ ngày 1/1/2006 thì ở VN mấy giờ ? và ở Oa sinh tơn (Hoa Kỳ ) (-4 trên bản đồ ) là mấy giờ ? ( 3 phút ) GV sửa bài tập HĐ4 : 7 phút –Cá nhân GV cho HS quan sát hình 5.4 (phóng to ) Nguyên nhân gây nên lệch hướng chuyển động ? ( tự quay , vận tốc quay ở các võ tuyến khác nhau do độ dài các vĩ tuyến khác nhau ) - Lệch về phía nào của hướng chuyển động ? GV mở rộng : Những chuyển động nào ? ( gió, dòng biển, dòng sông , đường đạn bay, kể cả tàu hoả, ô tô ) - HS quan sát các hình 5.1, 5.2 Trả lời vũ trụ là gì ? HS làm việc với hình 5.2 : Ghi vài giấy thứ tự các hành tinh quanh mặt trời (ghi nhanh ) Nêu hướng chuyển động Làm việc bước 2 với hình 5.2 và SGK Tập trung trả lời câu hỏi về các vận động của trái đất trong hệ mặt trời . HS quan sát thí nghệm của GV * HS giải thích Quan sát và trả lời thời điểm tại các điểm B,C,D Phải trả lời đủ 2 ý : - hình cầu - tự quay theo chiều tây sang đông HS làm toán nhanh , thu kết quả 10 hs nhanh nhất . HS thực hành vẽ hướng chuyển động theo gợi ý của GV. I – Khái quát về vũ trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời. 1 – Vũ trụ Vũ trụ là không gian vô tận , chứa hàng trăm tỉ thiên hà 2 – Hệ Mặt Trời (Thái Dương Hệ ) Gồm có mặt trời là định tinh , nằm ở trung tâm, có 9 hành tinh quay quanh mặt trời : Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh, Diêm Vương Tinh. 3 – Trái Đất trong hệ Mặt Trời Trái đất quay quanh mặt trời với bán kính trung bình là 149,6 triệu km . II – Hệ quả của vận động tự quay của Trái Đất 1 – Sự luân phiên ngày đêm Trái đất hình khối cầu, tự quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông nên tạo ra ngày đêm liên tục trên địa cầu . Độ dài ngày đêm trên Trái Đất là 24h. 3 – Giờ trên Trái Đất- đường đổi ngày quốc tế Trên trái đất có 24 múi giờ. Mỗi múi cách nhau 150 kinh - Kinh tuyến Grin – uýt ( Anh ) làm kinh tuyến gốc (0 giờ ) phía đông giờ sớm hơn phía tây . - Qui định KT 180( múi giờ 12 ) làm đường đổi ngày quốc tế Đi qua đường đổi ngày nếu từ Đông sang Tây thì thêm 1 ngày và ngược lại từ Tây sang Đông thì lùi 1 ngày . 4 – Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể - Lực làm lệch hướng chuyển động các vật thể là lực Côriôlit. Bắc bán cầu : lệch sang tay phải hướng chuyển động Nam bán cầu : lệch sang tay trái hướng chuyển động 3 – Đánh giá : Tại sao có ngày đêm liên tiếp trên địa cầu ? ( 2 HS trả lời ) ( Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập ) Làm 1 bài tập về tính giờ địa phương Vẽ hướng chuyển động tại điểm A, B trên hình vẽ (địa cầu ) Hoặc : Ơ chữ : 1 T H I E N H A 2 L I E N T U C 3 M U I G I O 4 N G A Y D E M 5 V U T R U 6 T A N G 7 T R U C 8 C O R I O L I T 9 G R I N U Y T 1/ 7 ơ Là tập hợp của nhiều thên thể , bụi khí 2/7 ơ Trái đất tự quay sẽ làm cho ngày đêm 3/ 6 ơ Những địa phương nằm trong. sẽ cĩ giờ giống nhau 4/ 6 ơ Vì trái đất cĩ hình khối cầu nên cĩ hiện tượng nầy 5/ 5 ơ Là khoảng khơng gian vơ tận 6/ 4 ơ Nếu vượt qua đường đổi ngày theo chiều kim đồng hồ thì sẽ 1 ngày 7/ 4 ơ Trái đất tự quay quanh .. 8/ 8 ơ Lực làm lệch hướng chuuyển động các vật thể trên mặt đất 9/ 7 ơ Đây là kinh tuyến gốc 5 – Hoạt động nối tiếp : Ra một đề bài tập tính giờ địa phương . Trả lời giả định “ Nếu trái đất không tự quay thì điều gì sẽ xảy ra ? *** RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn : 14/9/2006 Tiết 6 Bài 6 HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CHUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT A – MỤC TIÊU 1 – Kiến thức Giải thích được các hệ quả chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời . Giải thích về các mùa , hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các mùa trong năm . 2 – Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng xác định đường chuyển động biểu kiến của mặt trời trong một năm . Tính được góc nhập xạ của mặt trời tại các vĩ tuyến đặc biệt trong các ngày xuân phân , hạ chí, thu phân , đông chí . 3 – Thái độ Nhận thức đúng các qui luật tự nhiên B – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Quả địa cầu - Các hình vẽ SGK - Mô hình chuyển động của TĐ quanh MT. C - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nộidung cơ bản HĐ1 : Cá nhân – 5 phút GV cho hs quan sát hình 6.2 , hình 6.1 và kênh chữ i để trả lời các câu hỏi sau : ? Khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời , trục trái đất như thế nào ? ( nghiêng và ít thay đổi ) GV vẽ hình trái đất nghiêng trên bảng , ghi góc nghiêng 66033’ (lưu ý thêm về ngóc nghiêng giữa xích đạo với quỹ đạo là 23027’) ? Xem hình 6.1 ta thấy mặt trời qua thiên đỉnh trong phạm vi nào , thời gian nào ? GV sử dụng mô hình địa cầu trong hệ mặt trời để cho Hs thấy sự chuyển động vàkết luận đó là hiện tượng chuyển động biểu kiến của mặt trời do khi chuyển động trục trái đất nghiêng . Cho Hs vẽ hình 6.1 vào vỡ giải thích thêm : Vùng nội chí tuyến ( giữa 2 chí tuyến CTB và CTN ) mật năm có 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh ) HĐ2: Nhóm / cặp 10 phút GV cho hs quan sát hình 6.2 ? mùa nóng (hạ ) từ ngày nào đến ngày nào ? Tại sao gọi là mùa nóng (mùa hạ )? ? mùa lạnh (đôngï ) từ ngày nào đến ngày nào ? Tại sao gọi là mùa lạnh (mùa đôngï )? Thực tế có 4 mùa : Xuân ,ha,ï thu ,đông HĐ3 : Nhóm 15 phút Chia lớp thành 4 nhóm Quan sát hình 6.2 , 6.3 và mô hình hệ mặt trời trả lời các nội dung vào phiếu học tập GV sử dụng mô hình động để hướng dẫn các nhóm thảo luận , tập trung phân tích hình 6.3 Sau kh

File đính kèm:

  • docgiao an dia li 10 ban co ban(2).doc