Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +16oC là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC v.v.
"Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính".
Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3oC. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5oC vào năm 2050.
65 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Tiết 1 đến tiết 23, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Tiết: 1
Ngày soạn:
CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ.
§ 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS biết rõ vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau.
- Hiểu rõ 1 số phép chiếu hình bản đồ cơ bản.
2. Kĩ năng:
- HS phân biệt được 1 số dạng lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau của bản đồ, từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến đó của phép chiếu hình bản đồ nào.
- Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của bản đồ, khu vực nào kém chính xác hơn.
3. Thái độ:
- HS thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- GV cần: Bản đồ thế giới.
Quả địa cầu.
Tấm bìa giấy khổ A3.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sỉ số lớp.(5 phút)
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Trong thực tế chúng ta đã gặp những bản đồ có các lưới chiếu kinh, vĩ tuyến khác nhau như: ở bản đồ thế giới có các đường kinh, vĩ tuyến là đường thẳng còn tất cả đều là đường cong. Vì sao 2 bản đồ có 2 kinh, vĩ tuyến khác nhau? Bài học hôm nay chúng ta sẽ rõ hơn vấn đề này.
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung lưu bảng
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Tìm hiểu về khái niệm bản đồ, phép chiếu hình bản đồ.
Phương pháp trực quan , phát vấn.
GV treo bản đồ thế giới.
GV yêu cầu HS quan sát bản đồ thế giới, hãy nêu khái niệm bản đồ?
GV nhấn mạnh:
Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu, học tập, đời sống. Dựa trên bản đồ chúng ta biết nhiều thông tin: vị trí, đặc điểm, sự phân bố các đối tượng địa lí và mối quan hệ giữa chúng.
Phương pháp đặt vấn đề.
GV: Trong thực tế chúng ta gặp những bản đồ có mạng lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau (như đã giới thiệu ở bài đầu). Vì sao có sự khác nhau như vậy?
GV? Vì sao phải dùng các phép chiếu khác nhau.
Chuyển ý:
Vậy phép chiếu hình bản đồ có những dạng nào? đặc điểm của từng dạng ra sao?
HS nhìn vào bản đồ thế giới kết hợp với SGK nêu khái niệm bản đồ.
HS dựa vào SGK và hiểu biết của mình trả lời:
Do các phép chiếu hình bản đồ.
HS trình bày định nghĩa.
HS dựa vào kênh hình 1.1 SGK trả lời:
Do Trái Đất nên thể hiện lên mặt phẳng không thể hiện hoàn toàn chính xác, tùy yêu cầu sử dụng bản đồ.
I. Một số khái niệm:
1.Khái niệm bản đồ:
- Là hình ảnh thu nhỏ 1 phần hay toàn bộ bề mặt của Trái Đất lên mặt phẳng dựa trên cơ sở toán học để nhằm thể hiện các hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội.
2. Khái niệm phép chiếu hình bản đồ:
- Là cách biểu diễn mặt cong của Trái Đất lên 1 mặt phẳng để mỗi điểm trên mặt cong ứng với 1 điểm trên mặt phẳng.
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Tìm hiểu về các dạng phép chiếu
Phương pháp trực quan , hoạt động nhóm.
GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu 1 phép chiếu với nội dung như sau:
+ Khái niệm.
+ Phân loại.
+ Kết quả.
GV kết luận, chuẩn kiến thức.
* Phép chiếu phương vị:
GV sử dụng miếng bìa A3 để tiếp xúc với quả cầuHình thành từng dạng phép chiếu: phương vị.
GV yêu cầu HS dựa vào hình 1.3b, em hãy cho biết theo phép chiếu hình này, khu vực nào của bản đồ chính xác, khu vực nào kém chính xác.
* Phép chiếu hình nón:
GV cuốn miếng bìa thành hình nón úp lên quả cầu Hình thành từng dạng phép chiếu hình nón.
GV? Dựa vào hình 1.5a, hãy cho biết khi thể hiện trên mặt chiếu vĩ tuyến tiếp xúc với hình nón và vĩ tuyến không tiếp xúc với hình nón, vĩ tuyến nào chính xác, vĩ tuyến nào không chính xác.
*Phép chiếu hình trụ:
GV cuốn miếng bìa A3 bao quanh quả cầu hình thành từng dạng phép chiếu hình trụ.
GV? Dựa vào hình 1.7a và 1.7b, hãy nhận xét các kinh, vĩ tuyến là những đường như thế nào? giải thích tại sao càng gần cực sai số càng lớn.
Thật vậy:Tùy theo cách sử dụng bản đồ và cần làm rõ những khu vực ở Trái Đất mà có những phép chiếu khác nhau.
HS thảo luận nhóm trong vòng 4 phút.
Cử đại diện lên trình bày 3 phút.
HS khác bổ sung.
HS quan sát kết hợp với quan sát hình 1.2a, b, c.
HS dựa vào hình 1.3b trả lời:
Khu vực chính xác gần cực.
Khu vực kém chính xác khi xa cựcvĩ tuyến giản ra.
HS theo dõi kết hợp quan sát hình 1.4a, b, c.
HS dựa vào hình 1.5a trả lời:
Vĩ tuyến tiếp xúc sẽ chính xác hơn vì vĩ tuyến không tiếp xúc sẽ bị giản ra làm thiếu đi sự chính xác khi phát họa lên bản đồ.
HS quan sát kết hợp hình 1.6a, b, c.
Kinh, vĩ tuyến là những đường thẳng song song và vuông góc.
Do góc chiếu càng xa trung tâm chiếu thì sự biến dạng rõ rệt.
II. Các phép chiếu hình bản đồ:
Có 3 dạng: phương vị, hình nón và hình trụ.
1. Phép chiếu phương vị:
- Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của quả cầu lên mặt chiếu là mặt phẳng.
- Tùy vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với quả cầucó các phép chiếu phương vị:
+ Đứng.
+ Ngang.
+ Nghiêng.
*Kết quả: Ở phép chiếu phương vị đứng thì:
+ Kinh tuyến: là đường thẳng đồng quy ở cực.
+ Vĩ tuyến: là những vòng tròn đồng tâm ở cực.
Khu vực ở gần cực thì tương đối chính xác hơn khu vực xa cực.
2. Phép chiếu hình nón:
- Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của quả cầu lên mặt chiếu là hình nón.
- Tùy vị trí tiếp xúc giữa hình nón với quả cầucó các phép chiếu hình nón:
+ Đứng.
+ Ngang.
+ Nghiêng.
*Kết quả: Hình nón tiếp xúc với quả cầu tại 1 vĩ tuyến:
+ Vĩ tuyến: là những vòng tròn đồng tâm ở cực.
+ Kinh tuyến: là đường thẳng đồng quy ở cực.
Khu vực ở vĩ tuyến tiếp xúc tương đối chính xác.
3. Phép chiếu hình trụ:
- Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của quả cầu lên mặt chiếu là hình trụ.
- Tùy vị trí tiếp xúc giữa hình trụ với quả cầucó các phép chiếu hình nón:
+ Đứng.
+ Ngang.
+ Nghiêng.
*Kết quả: Hình trụ tiếp xúc với quả cầu tại xích đạo:
+ Kinh tuyến và vĩ tuyến: là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau.
+ Khu vực ở xích đạo tương đối chính xác.
4. Củng cố:
- Câu hỏi 1-2 SGK trang 8.
- Hướng dẫn HS quan sát hình, hiểu từng phép chiếu để tự tìm ra những khu vực tương đối chích xác và khu vực kém chính xác.
5. Dặn dò:
- HS học bài, kẽ bảng trang 8 điền thông tin vào.
- Xem trước bài 2: “ Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ”.
Chú ý: Các phương pháp biểu hiện: đối tượng, khả năng biểu hiện của đối tượng ở từng phương pháp.
CÂU HỎI TỰ LUẬN:
1. Trình bày phép chiếu phương vị, hình nón, hình trụ (kết qủa)?
2. Hãy cho biết từng phép chiếu bản đồ thường dùng để vẽ bản đồ ở khu vực nào?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ bề mặt đất lên mặt phẳng giấy vẽ có đặc điểm
A. Dựa trên hệ thống toán học, trình bày hệ thống khoa học bản đồ, khái quát hóa nội dung.
B. Dựa trên cơ sở toán học, khái quát hóa nội dung.
C. Khái quát hóa nội dung, trình bày bằng hệ thống khoa học trên bản đồ.
2. Để vẽ bản đồ thế giới người ta dùng phép chiếu
A. Hình nón đứng.
B. Hình trụ đứng.
C. Phương vị đứng.
D. Cả A, B, C.
§Tuần:1 Tiết: 2
Ngày soạn:
2.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu rõ mỗi phương pháp đều có thể biểu hiện được 1 số đối tượng địa lí nhất định trên bản đồ với những đặc tính của nó.
- Khi đọc bản đồ địa lí trước hết phải đọc bảng chú giải của bản đồ
2. Kĩ năng:
HS có thể nhận biết được 1 số phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ qua các đặc điểm kí hiệu bản đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Bản đồ VN trong SGK: 2.2; 2.3; 2.4 phóng to.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
Ổn định lớp- kiểm tra sỉ số lớp (5 phút).
Bài cũ: Kiểm tra bài tập 1 trang 8.
Khởi động: Chương trình dưới các em đã biết nhiều ký hiệu khác nhau của bản đồ địa lí. Nhưng chúng phân loại ra sao? Trong từng loại thể hiện trên bản đồ như thế nào? Thể hiện nội dung gì của bản đồ Kí hiệu bản đồ là 1 bộ phận của ngôn ngữ bản đồ.
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1: GV- nhóm hoạt động
Mục tiêu:Giúp HS nắm rõ về 1 số phương pháp biểu hiện các đối tượng trên bản đồ.
Phương pháp chia nhóm:
GV chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu 1 phương pháp với yêu cầu sau:
+ Đối tượng biểu hiện.
+ Khả năng.
Sau khi HS trình bày- bổ sung. GV chuẩn kiến thức đồng thời phát vấn thêm 1 số vấn đề để HS hiểu rõ hơn về phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ.
HS thảo luận theo nhóm.
Cử đại diện lên trình bày.
HS khác bổ sung.
Có 4 phương pháp cơ bản:
- Phương pháp kí hiệu.
- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.
- Phương pháp chấm điểm.
- Phương pháp bản đồ- biểu đồ.
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Tìm hiểu phương pháp kí hiệu.
GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1, hãy cho biết có những dạng kí hiệu nào?
GV giới thiệu về kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí.
GV gọi HS chú thích 1 số kí hiệu hình 2.1
GV cung cấp thêm nhiều kí hiệu khác.
GV cho HS đọc câu hỏi trang 10 SGK. Trả lời
GV treo bản đồ VN hình 2.2 phóng to để HS dễ theo dõi.
Chất lượng kí hiệu là màu sắc đậm, lợt, lớn, nhỏ.
GV treo hình 2.3 phóng to lên bảng.
GV yêu cầu HS quan sát hình 2.3, cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ?
GV chuẩn kiến thức.
GV? Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng những phương pháp nào?
GV? Mỗi điểm chấm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người?
GV giới thiệu hình 2.5: diện tích, sản lượng lúa VN năm 2000.
GV yêu cầu HS xác định vùng trồng tập trung nhiều nhất, ít nhất ở đâu? Tại sao?
GV giải thích rõ hơn và chuẩn kiến thức.
Ngoài những phương pháp trên GV giới thiệu hình 2.6: một số cách thể hiện vùng trồng thuốc lá bằng nền, phương pháp đường đẳng trị, khoanh vùng,
HS dựa vào hình 2.1 và kênh chữ trả lời:
Kí hiệu: Hình học.
Chữ.
Tượng hình.
♣:Rừng.
Al: Bô xit.
▲: Sắt.
HS dựa vào hình 2.2 trả lời:
Thấy được các nhà máy nhiệt điện ở Phả Lại, ở TP.HCM, các nhà máy thủy điện đã đưa vào sản xuất và đang sản xuất.
HS quan sát hình 2.3, trả lời.
Thấy hướng chuyển động của gió và bão.
Biết tần suất (số lần- cường độ, thời gian khác nhau của các cơn bão đổ bộ vào nước ta).
HS dựa vào hình 2.4 trả lời.
Phương pháp kí hiệu.
Phương pháp chấm điểm.
500.000 người là mỗi điểm chấm.
Châu Á: mật độ dân cư đông.
HS nhìn vào hình 2.5 trả lời.
+ Nhiều nhất: ĐBSCL: khí hậu, đất.
+ Ít nhất: Tây Nguyên, Trung Du Miền Núi Phía Bắc: khí hậu, đất đai.
1.Phương pháp kí hiệu:
a/ Đối tượng biểu hiện:
- Biểu hiện các đối tượng địa lí, phân bố theo những điểm cụ thể như sau: dân cư, trung tâm công nghiệp, các hải cảng, mỏ khoáng sản.
- Những kí hiệu được đặt chính xác vào các vị trí phân bố của đối tượng.
- Có 3 dạng: Kí hiệu hình học.
Kí hiệu chữ.
Kí hiệu hình tượng.
b/ Khả năng biểu hiện:
- Vị trí phân bố của đối tượng.
- Số lượng.
- Chất lượng.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động:
a/ Đối tượng:
Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng- hiện tượng tự nhiên và KT-XH như: gió, bão, dòng hải lưu, hướng vận chuyển dầu mỏ.
b/ Khả năng:
- Biết rõ hướng di chuyển của đối tượng.
- Khối lượng của đối tượng.
- Chất lượng của đối tượng.
3. Phương pháp chấm điểm:
a/ Đối tượng:
- Biểu hiện các đối tượng, phân bố, phân tán, lẻ tẻ.
- Như bản đồ dân cư mỗi chấm # 500.000 dân.
b/ Khả năng:
- Biết được sự phân bố các đối tượng địa lí.
- Số lượng của các đối tượng địa lí.
4. Phương pháp bản đồ- biểu đồ:
a/ Đối tượng:
- Biểu hiện những đối tượng địa lí phân bố trong các đơn vị lãnh thổ, vùng bằng các biểu đồ đặt vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó.
b/ Khả năng:
- Biết số lượng của đối tượng.
- Biết chất lượng của đối tượng.
- Biết cơ cấu của đối tượng.
4.Củng cố:
Một số câu hỏi trắc nghiệm.
Các đối tượng địa lí trên hình 2.2 được biểu hiện bằng các phương pháp nào?
5.Dặn dò:
HS học bài- xem bài mới.
Chú ý: Vai trò của bản đồ: trong học tập và trong đời sống.
Cách sử dụng bản đồ.
CÂU HỎI TỰ LUẬN:
1. Nêu các đối tượng biểu hiện của 1 số phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ?
2. Hình 2.3 thể hiện những nội dung nào bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Phương pháp kí hiệu biểu hiện đối tượng
A. Phân bố theo diện tích. B. Phân bố theo điểm. C. Phân bố theo đường chuyển động.
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện
A. Các điểm dân cư, trung tâm CN0, khoáng sản, hải cảng.
B. Phân bố dân cư, phân bố cây trồng.
C. Dòng biển, hướng gió, luồng di dân, luồng hành hóa.
3. Phương pháp chấm điểm biểu hiện nội dung
A. Phân bố hướng chuyển động của các đối tượng. B. Phân bố không đều của các đối tượng.
4. Phương pháp biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ bằng cách
A. Dùng biểu đồ. B. Dùng kí hiệu. C. Dùng các điểm.
Tuần: 2 Tiết: 3
Ngày soạn:
§3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP và TRONG ĐỜI SỐNG.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống.
- Hiểu rõ 1 số nguyên tắc khi sử dụng bản đồ và Atlat trong học tập.
2. Kĩ năng:
- Củng cố và rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ và Atlat trong học tập.
3. Thái độ:
- HS có thói quen sử dụng bản đồ trong suốt quá trình học tập (theo dõi bài mới ở trên lớp, bài học ở nhà, bài kiểm tra).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
GV cần sử dụng: Bản đồ thế giới.
Atlat địa lí VN.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp- kiểm tra sỉ số (5 phút).
2. Bài cũ: Nêu các đối tượng biểu hiện các phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương pháp biểu đồ- bản đồ.
3. Khởi động: Chúng ta cần sử dụng bản đồ như thế nào để có thể học tập tốt môn Địa lí trên bản đồ. Tại sao học Địa lí phải có bản đồ? Chúng ta sẽ rõ hơn vấn đề này qua bài học hôm nay.
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Tìm hiểu vai trò của bản đồ trong học tập và trong đời sống.
Phương pháp đàm thoại, giảng giải.
GV treo bản đồ thế giới, tự nhiên các châu lục.
GV giới thiệu các bản đồ.
GV? Qua các bản đồ trên em sẽ biết được những nội dung gì?
GV chuẩn kiến thức.
GV giải thích để HS hiểu rõ vấn đề hơn.
VN nằm ở tọa độ có khí hậu gió mùa, chịu ảnh hưởng biển Đông phát triển KT-XH.
Khó khăn: lũ lụt.
GV? Ngoài việc sử dụng bản đồ trong học tập. Theo em ở những lĩnh vực, ngành nghề nào có sử dụng bản đồ?
Chuyển ý: Để biết được sự quan trọng của cách sử dụng bản đồ như thế nào? Vì muốn sử dụng tốt bản đồ trước tiên phải biết cách sử dụng.
HS quan sát các bản đồ GV giới thiệu kết hợp với SGK.
HS trả lời.
Phương tiện học tập.
Xác định vị trí.
Mối quan hệ đối tượng.
Hình dạng, quy mô của các châu lục.
HS dựa vào sự hiểu biết để trả lời.
Công tác thủy lợi
Tìm đường đi.
Xây dựng trung tâm công nghiệp.
I. Vai trò của bản đồ:
1. Trong học tập:
- Là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.
- Xác định vị trícác mối quan hệ, các đối tượng địa lí.
- Hình dạng, quy mô, sự phân bố địa lí và giải thích được sự liên hệ,
2. Trong đời sống:
- Là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống như: công tác thủy lợi, xây dựng công trình giao thông, xác định đường đi của cơn bão (hải đồ, đường bay,) cần thiết để nhà quân sự có phương án tác chiến phòng thủ.
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Hướng dẫn cách học sử dụng bản đồ- Atlat
TN
TB
T
Phương pháp chất vấn, giải thích.
GV? Để học tập trên bản đồ tốt chúng ta cần làm gì? Phân tích các yếu tố cần làm.
B
GV vẽ đường phương hướng lên bảng, yêu cầu HS xác định.
ĐB
Đ
ĐN
N
Tử số = 1.
Mẫu số = chỉ độ thu nhỏ bao nhiêu?
VD: Bản đồ có tỉ lệ có nghĩa là:
1 cm trên bản đồ = 500.000 cm ở ngoài thực tế.
Chuyển ý: Để biết được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ-Atlat.
HS trả lời:
Nội dung phù hợp.
Biết đọc bản đồ: tỉ lệ, bảng chú giải, phương hướng.
HS lên bảng xác định.
Tỉ lệ bản đồ: là phân bố chỉ độ thu nhỏ của thực tế ngoài mặt Trái Đất ở trên bản đồ
II. Sự dụng bản đồ- Atlat:
1. Trong quá trình học tập trên bản đồ chúng ta cần:
- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.
- Biết đọc bản đồ.
+ Bảng chú giải
+ Tỉ lệ bản đồ.
+ Xác định phương hướng trên bản đồ.
Hoạt động 3:
Mục tiêu:Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trên bản đồ
GV yêu cầu HS cho 1 vài ví dụ để thấy mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ- Atlat.
GV giải thích thêm:
Sự phân bố 1 trung tâm công nghiệp thực phẩm cần tìm hiểu địa bàn chuyển nguyên liệubản đồ CN0, N0.
HS dựa SGK trả lời.
Con sông có liên quan địa hìnhhướng chảy, độ dốc.
Sự phân bố dân cư cần so sánh với các vùng tùy theo mật độ dân số.
2. Hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ- Atlat:
- Mối quan hệ giữa cá dấu hiệu, đối tượng địa lí ở bản đồ như: dòng sông có mối quan hệ địa hình, lưu vực, chế độ mưa, băng tuyết mà nó chảy qua.
- Khi đọc bản đồ ở Atlat sẽ giải thích 1 sự việc hoặc 1 hiện tượng nào đó.
4.Củng cố: Câu hỏi trang 16.
5.Dặn dò: HS học bài – xem trước bài Thực hành.
Chú ý: Chia nhóm thảo luận
Nhóm 1: hình 2.2.
Nhóm 2: hình 2.3.
Nhóm 3: hình 2.4.
Nội dung theo hướng dẫn trang 17.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Nêu cách sử dụng bản đồ? Giải thích và phân tích rõ từng yếu tố .
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM.
1. Thông qua bản đồ HS có thể:
A. Xác định vị trí của 1 điểm nào đó trên mặt đất.
B. Biết được sự phân bố của các đối tượng địa lí.
C. Cả A và B đều đúng.
Trang:
§Tuần: 2 Tiết: 4
Ngày soạn:
4.THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu rõ 1 số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ.
2. Kĩ năng:
- HS có thể phân loại được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Phóng to các hình 2.2; 2.3 và 2.4 trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
- GV chia lớp làm 3 nhóm (chia tiết trước khi dặn dò HS xem bài mới).
- GV yêu cầu HS cử nhóm trưởng làm thư kí.
- GV nhắc lại nhiệm vụ của mỗi nhóm:
Nhóm 1: hình 2.2.
Nhóm 2: hình 2.3.
Nhóm 3: hình 2.4.
- HS xếp bàn thảo luận nhóm:
- HS cử đại diện lên trình bày.
- HS các nhóm còn lại ở dưới lớp hoàn thành bài thực hành sau đó sẽ nộp lại cho GV ở tiết học sau.
* Vào bài: Để rèn luyện kĩ năng xác định 1 số phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ- các em nắm vững hơn kiến thức đã học ở bài 2- tiết này chúng ta sẽ tiến hành công việc của bài thực hành.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
- GV: Ghi lại nội dung của bài thực hành lên bảng. Các nhóm lần lượt trình bày các vấn đề sau:
+ Tên bản đồ.
+ Nội dung bản đồ.
+ Các phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Trình bày từng phương pháp: Tên phương pháp biểu hiện.
Qua biểu hiện biết được đặc tình nào của đối tượng.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm.
- HS: tiến hành thảo luận nhóm: thời gian thảo luận là 10 phút.
Mỗi nhóm trình bày 10 phút.
- GV: trong quá trình HS thảo luận GV quan sát lớpnhắc nhở HS thảo luận vừa đủ nghe- không làm ồn, mất trật tự.
HS: ở các nhóm phải có phiếu học tập riêng để giờ sau học nộp lại kết quả thảo luận cho GV (có thể lấy kiểm tra 15 phút).
- HS: Sau khi thảo luận xong: từng nhóm lên bảng trình bày: treo bản đồ, thuyết trình nội dung.
HS khác bổ sung.
- GV: sau khi HS trình bày ở mỗi nhóm, GV nhận xét, đánh giá, kết luận và chốt lại vấn đề.
IV. CỦNG CỐ:
- Gọi HS nhắc lại các bước của bài thực hành.
- Nhấn mạnh bước xác định nội dung yêu cầu đề.
V. DẶN DÒ:
- HS xem lại bài thực hành. Đọc trước bài mới: “Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất”.
Chú ý: Khái niệm: Vũ trụ, hệ mặt trời, trái đất.
Hiểu được vận dộng tự quay của Trái Đất- hệ quả.
Quy luật hình thành và phát triển của các thiên thể.
Thông tin phản hồi:
* Nhóm 1:
Tên bản đồ
Nội dung
Phương pháp biểu hiện
Biểu hiện đối tượng
Công nghiệp Điện VN
Là bản đồ thể hiện các nhà máy thủy điện, nhiệt điện VN, các đường dây, công suất và các trạm nhiệt điện, thủy điện ở VN.
Phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường.
- Phương pháp kí hiệu.
- Biểu hiện: nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các trạm.
- Đặc tính: sự phân bố, vị trí (Nhiệt điện Phả Lại, Đa Nhim, Trị An, Bà Rịa, TP.HCM,). Ngôi sao lớn nhỏ thể hiện nhà máy lớn hoặc nhỏ; Gam màu: Xanh: nhiệt điện, Đỏ: thủy điện, Trắng: đang xây dựng (chất lượng), trạm vòng tròn màu Đen: 200KV, Đỏ: 500 KV
* Nhóm 2:
Tên bản đồ
Nội dung
Phương pháp biểu hiện
Biểu hiện đối tượng
Gió và bão ở VN.
Là bản đồ thể hiện hướng, tần suất của gió và bão ở VN.
Kí hiệu đường chuyển động.
- Gió và bão.
- Biểu hiện:mũi tên lớn, nhỏ biết được cấp độ của gió.
- Đặc tính:
* Mũi tên:
Xanh: gió mùa mùa Đông.
Đỏ: gió mùa mùa hạ.
Vàng: gió Tây khô nóng.
Đen, 2 gạch, 2 gạch đậm: tần suất của bão
Tính chất gió lạnh hoặc nóng.
* Hoa thị:
Xanh: gió mùa Đông.
Đỏ: gió mùa hạ.
Nhìn vào mũi tên chúng ta sẽ biết được hướng di chuyển của gió.
* Nhóm 3:
Tên bản đồ
Nội dung
Phương pháp biểu hiện
Biểu hiện đối tượng
Phân bố dân cư châu Á.
Sự phân bố dân cư châu Á đông hay thưa thớt (nói về sự phân bố dân cư Châu Á) thông qua sự phân bố các đô thị ở châu Á.
Kí hiệu và chấm điểm.
- Phương pháp kí hiệu: thể hiện các đô thị có quy mô dân số trên 8 triệu và từ 5 triệu đến 8 triệu.
- Phương pháp chấm điểm: thể hiện các phân bố dân cư trên lãnh thổ, mỗi chấm tương ứng 500.000 người.
- Đặc tính: dân cư châu Á đông đúc thể hiện qua các điểm chấm và kí hiệu trên bản đồ.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Thảm hoạ Sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, được biết đến
trong cộng đồng KH như là Cơn địa chấn Sumatra – Andaman, là
một trận động đất xảy ra dưới đáy biển lúc 00:58:53 UTC (07:58:
53 giờ địa phương) ngày 26 tháng 12 năm 2004. Trận động đất
kích hoạt một chuỗi các đợt sóng thần chết người lan toả khắp Ấn
Độ Dương, cướp sinh mạng một số lượng lớn cư dân và tàn phá
các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri Lanka,
Ấn Độ, Thái Lan và những nơi khác. Từ những ước tính ban đầu,
người ta cho rằng hơn 283.100 người chết, nhưng những phân
tích mới đây cho thấy con số tử vong chính xác là 186.983, với
42.883 trường hợp mất tích, trong tổng số 229.886 nạn nhân.
Cho đến nay, thiên tai này là một trong những thảm hoạ gây
nhiều tử vong nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Các phương tiện truyền thông quốc tế và người dân châu Á gọi nó là Sóng thần Á châu, trong khi tại Úc, Tân Tây Lan, Canada và Anh người ta gọi nó là Sóng thần ngày lễ Từ thiện ( Boxing Day ) bởi vì nó xảy ra ngay vào ngày lễ này.
Tuần: 3 Tiết: 5
Ngày soạn:
CHƯƠNG II: VŨ TRỤ- HỆ QUẢ- CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
§5. VŨ TRỤ- HỆ MẶT TRỜI- TRÁI ĐẤT- HỆ QUẢ CỦA CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu khái niệm: vũ trụ, hệ mặt trời, trái đất chỉ là 1 bộ phận nhỏ bé trong vũ trụ.
- Hiểu khái quát về hệ mặt trời, trái đất trong hệ mặt trời.
- Giải thích được các hiện tượng: sự luân phiên ngày, đêm; giờ trên TĐất; sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt TĐất.
2. Kĩ năng: Dựa vào hình SGK, HS biết:
+ Xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời; vị trí của TĐất trong hệ Mặt Trời.
+ Xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt TĐất.
3. Thái độ: Qua bài học này HS có nhận thức đúng đắn quy luật hình thành và phát triển của các thiên thể.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Quả địa cầu, 1 cây nến.
- Phóng to các hình của bài 5.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Ổn định lớp – kiểm tra sỉ số lớp (5 phút)
2.Bài cũ: Kiểm tra bài thực hành của HS.
3.Khởi động: Từ xưa đến nay con người ta quan tâm đến bầu trời và vị trí của con người trong vũ trụ bao la. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát về vũ trụ, Mặt Trời, TĐất và những hệ quả do sự chuyển động tự quay của nó.
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1:
Mục tiêu:Tìm hiểu khái niệm về Vũ trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Phương pháp trực quan, phát vấn.
GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK nêu khái niệm về vũ trụ.
GV dùng hình 5.1 SGK phóng to, kết hợp với phương pháp so sánh để HS thấy rõ vũ trụ là vô tận: TĐất và hệ Mặt Trời di chuyển trong vũ trụ với tốc độ khoảng 900.000 km/h. Muốn di chuyển 1 vòng quanh dãi Ngân Hà mất 240 triệu năm. Trong khi đó dãi Ngân Hà chỉ là 1 trong hàng trăm tỉ thiên hà của vũ trụ.
GV yêu cầu HS quan sát hình 5.2 và 5.1 đưa ra khái niệm hệ Mặt Trời. Nhận xét hình dạng quỹ đạo- hướng chuyển động của các hành tinh.
Mặt Trời là ngôi sao tự phát sáng năng lượng đường kính 1.390.000 km gấp 109 lần đường kính TĐất 12.756 km thể tích gấp 1,3 triệu lần TĐất. Cấu tạo:70% H2, 20% Helium
GV yêu cầu HS quan sát hình 5.2, hãy cho biết TĐất nằm ở vị trí nào trong hệ Mặt Trời.
GV giải thích thế nào là chuyển động tịnh tiến.
Chuyển ý:
Chính 2 chuyển động đã dẫn đến những hệ quả rất quan trọng trong địa lí TĐất.
HS dựa vào SGK trả lời: vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.
HS lắng nghe- ghi nhận.
HS trả lời:
Là 1 tập hợp các thiên thể nằm trong dãi Ngân Hà.
Quỹ đạo hình Elip.
Chuyển động hành tinh ngược chiều kim đồng hồ.
HS quan sát hình 5.2 trả lời:
Vị trí thứ 3 tính từ trong ra ngoài.
HS dựa vào sự hiểu biết trả lời:
Là chuyển động quay quanh Mặt Trời theo phương không đổi.
I. Các khái niệm:
1. Vũ trụ:
- Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà (hàng trăm tỉ thiên hà).
2. Thiên hà:
- Là
File đính kèm:
- HKI.doc