Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Tiết 36 - Bài 31: Vai trò, đặc điểm của công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được vai trò và đặc điểm của sx công nghiệp.

- Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT- XH tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.

2. Kỹ năng

Phân tích, nhận xét sơ đồ đặc điểm phát triển và ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT- XH đối với sự phát triển và phân bố CN.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ địa lí CN thế giới

- Một số tranh ảnh về hoạt động CN, tiến bộ KHKT trong CN

- Sơ đồ trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Tiết 36 - Bài 31: Vai trò, đặc điểm của công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch­¬ng VIII - §Þa lÝ c«ng nghiÖp TiÕt 36 Bµi 31 Vai trß, ®Æc ®iÓm cña c«ng nghiÖp. C¸c nh©n tè ¶nh h­ëng tíi ph¸t triÓn vµ ph©n bè c«ng nghiÖp Ngày soạn: Ngày giảng: I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được vai trò và đặc điểm của sx công nghiệp. - Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT- XH tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. 2. Kỹ năng Phân tích, nhận xét sơ đồ đặc điểm phát triển và ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT- XH đối với sự phát triển và phân bố CN. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ địa lí CN thế giới - Một số tranh ảnh về hoạt động CN, tiến bộ KHKT trong CN - Sơ đồ trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới ? Dựa vào ND trong SGK, hãy cho biết vai trò của ngành CN? VD: Tất cả các thiết bị máy phục vụ trong các ngành kinh tế (NN, GTVT, TTLL, dịch vụ, XD và bản thân ngành CN...các công cụ và đồ dùng gia đình đều do ngành CN cung cấp. VD: CN phát triển tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên TN (trên mặt đất, lòng đất, đáy biển) -> CN làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. GV: Nơi có hoạt động CN kéo theo các hoạt động dịch vụ khác: Nhu cầu về LT-TP’, nhà ở của công nhân, giao thông, điện nước -> CN giúp hình thành các đô thị hoặc chuyển hóa chức năng của chúng -> CN giúp giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn -> Làm nông thôn nhanh chóng bắt kịp với tốc độ và lối sống đô thị. VD: Cùng với sự tiến bộ của KHCN -> Các SP’ do công nghiệp tạo ra ngày càng nhiều. -> CN tạo điều kiện để thu hút lao động trực tiếp và gián tiếp tạo việc làm cho các ngành có liên quan. VD: Thúc đẩy sự phát triển của các ngành như NN, GTVT, TTLL, dịch vụ khác bằng việc trang bị các công nghệ mới cho các ngành đó. -> Thúc đẩy quá trình CNH – HĐH ở nông thôn -> Nâng cao giá trị của SP’ nông nghiệp -> Mở ra khả năng tiêu thụ trong nước và XK. -> Phân công lại lao động -> Củng cố an ninh QP` (các loại vũ khí) Mở rộng: Tốc độ tăng trưởng CN của thế giới và VN thường cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung. VD: Thời kì 2000-2003, tốc độ tăng trưởng TG (GDP) là 3,3 % năm (riêng CN là 3,6 % năm) - Việt Nam tương ứng là 7% và 12,4% - Năm 2003, CN đóng góp (tỉ trọng CN) là 36,7%. - Đối với các nước đang phát triển thì CN ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng GDP ? Tại sao tỉ trọng của các ngành CN trong cơ cấu GDP là 1 trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế? -> Nước có nền kinh tế phát triển, tỉ trọng CN và dịch vụ chiếm 95% GDP như Hoa Kì, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức ngược lại các nước khác chỉ vào khoảng 50%; Việt Nam năm 2004 là 41% gồm cả XD. * CNH: Là quá trình chuyển từ kinh tế NN sang nền kinh tế dựa vào cơ bản là sx CN. * Ngành CN mũi nhọn: Xác định dựa trên 1 số chỉ tiêu - Ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. - Quyết định việc thực hiện các nhiệm vụ KT- XH của đất nước. - Ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh (vượt trội so với các ngành khác). - Khai thác các thế mạnh của đất nước, hướng về XK VD: Ở Việt Nam thời kì 2001-2010 + CN chế biến nông, lâm, thủy sản + Khai thác mỏ (dầu, than, quặng KL) + CN cơ bản (cơ khí, LK, điện tử - CN thông tin, hóa chất) + CN dệt, may mặc, giày da ? Dựa vào sơ đồ trang 119 nêu các GĐ của sx CN? - Đối tượng lao động của CN khác với NN: + NN: đối tượng là cây trồng, vật nuôi + CN: Ngoài cây trồng và vật nuôi còn chủ yếu là khoáng sản nằm trong lòng đất, biển -> Phải khai thác-> tạo ra nguyên liệu -> từ đó mới tạo ra các SP’ tiêu dùng. VD: Khai thác dầu mỏ, quặng KL GV: 2 giai đoạn của sx CN không phải theo trình tự bắt buộc như trong NN mà có thể tiến hành đồng thời và xa nhau về mặt không gian. GV: Tính chất này thể hiện rõ: Trên 1 diện tích nhất định có thể XD nhiều xí ngiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra 1 khối lượng lớn SP’ (KV tập trung về TLSX, nhân công và sản phẩm đa dạng) GV: Công nghiệp gồm nhiều ngành như khai thác (khoáng sản, rừng, thủy sản), điện lực, cơ khí, hóa chất, thực phẩm Các ngành kết hợp chạt chẽ với nhau trong quá trình sx để tạo ra SP’. VD: Chế tạo 1 chiếc máy bay, ô tô, => Hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong sx CN. * Công dụng kinh tế của sp’ VD: Dệt, da giày, in, sứ, thủy tinh * Tính chất tác động đến đối tượng lao động VD + Khai thác: gỗ, khoáng sản, thủy sản + Chế biến: LK, cơ khí, hóa chất, hàng tiêu dùng, thực phẩm.. ? Dựa vào sơ đồ trang 120, phân tích và cho VD về ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự phân bố CN? * Vị trí - Tác động tới việc lựa chọn địa điểm XD xí nghiệp, phân bố các ngành CN và hình thức tổ chức lãnh thổ CN. - Sự hình thành và phát triển các xí nghiệp CN phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lí. VD: Hầu hết các cơ sở CN các QG trên TG đều phân bố ở những nơi có vị trí thuận lợi: Giao thông, sân bay, bến cảng => Vị trí càng thuận lợi -> mức độ tập trung CN ngày càng cao -> hình thức tổ chức lãnh thổ càng đa dạng và phức tạp. * Tự nhiên - Khoáng sản: Có ý nghĩa hàng đầu đối với phát triển và phân bố CN. Số lượng, chất lượng, chủng loại -> Quy mô, cơ cấu, tính chất các XN công nghiệp. - Khí hậu, nguồn nước: + Khí hậu: Ảnh hưởng đến việc lựa chọn kỹ thuật, trang thiết bị sx, phát triển các ngàng CN chế biến LT – TP’ + Nguồn nước: ảnh hưởng lớn đến các ngành LK đen, màu, CN giấy, dệt, hóa chất, chế biến TP’, ngành CN điện - Đất, sinh vật: + Đất: Nơi XD các xí nghiệp CN + SV: Cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN chế biến, tiểu thủ CN, CN dược phẩm * Dân cư và lao động VD: Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển các ngành đòi hỏi nhiều lao động (dệt may, da giày, thực phẩm) - Nơi có đội ngũ lao động kỹ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành CN hiện đại đòi hỏi đội ngũ lao động có “chất xám” cao (điện tử, KT điện, tin học, cơ khí chính xác) Nguồn tiêu thụ: Phụ thuộc và quy mô và thu nhập của dân cư. * KHKT: Làm cho việc khai thác, SD tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành CN, đẩy nhanh tốc độ phát triển của 1 số ngành (Khai thác hầm lò, máy móc tự động hóa) * Thị trường: Ảnh hưởng tới việc lựa chọn vị trí XN, hướng chuyên môn hóa sx -> hướng tới XK. Sản phẩm: Dệt may, thực phẩm, thủy sản, da giày... * Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật Tạo điều kiện hay cản trở sự phát triển CN. Số lượng, chất lượng của cơ sở hạ tầng (GTVT. TTLL, điện, nước) góp phần đảm bảo mối lên hệ sx, kinh tế, kỹ thuật giữa vùng nguyên liệu và vùng sx, giữa nơi sx và nơi tiêu thụ. * Đường lối, chính sách Có ảnh hưởng to lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố CN, tới định hướng đầu tư và XD cơ cấu ngành CN. VD: Việt Nam tại ĐH IV (1976) chủ trương ưu tiên phát triển CN nặng tại ĐH VII (1991) đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển các ngành mũi nhọn. I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp 1. Vai trò Có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, vì: - SX ra 1 khối lượng của cải vật chất rất lớn: Tạo ra các TLSX, XD cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn XH. - Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên - Tạo khả năng mở rộng sx, thị trường lao động và giải quyết VL. - Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác và góp phần củng cố an ninh quốc phòng. - CN góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế 2. Đặc điểm a. SX công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn - GĐ1: Tác động vào đối tượng lao động để tạo thành nguyên liệu - GĐ2: Chế biến nguyên liệu để tạo ra TLSX và vật phẩm tiêu dùng. b. SX công nghiệp có tính chất tập trung cao độ Không đòi hỏi không gian rộng lớn như trong nông nghiệp. c. SX công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra SP’ cuối cùng. * Phân loại - Chủ yếu dựa vào công dụng kinh tế của SP’. Chia ra: + CN nặng (nhóm A): Năng lượng, LK, chế tạo máy, hóa chất, VLXD. + CN nhẹ (nhóm B): CN TP’, sx hàng tiêu dùng. - Tính chất tác động đến đối tượng: + CN khai thác + CN chế biến II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp * Vị trí địa lí: Gồm vị trí tự nhiên, kinh tế, chính trị * Tự nhiên: Tạo ra những thuận lợi hay cản trở cho sự phát triển CN. * Nhân tố KT- XH - Dân cư và lao động - Tiến bộ KHCN - Thị trường - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. - Đường lối chính sách: Có ý nghĩa đặc biệt thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển CN. IV. CỦNG CỐ 1. Hãy CM vai trò chủ đạo của CN trong nền kinh tế quốc dân? 2. Theo em, trong điều kiện hiện nay, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phân bố CN?

File đính kèm:

  • docTiet 36 - Vai tro va DD cua CN. Cac nhan to anh huong toi ptr va pb CN.doc