Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Tiết 45 - Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu được các ưu nhược điểm của từng loại hình vận tải

- Đặc điểm và phân bố của từng ngành vận tải trên TG, xu hướng mới trong sự phát triển và phân bố của từng ngàng này.

- Một số vấn đề về môi trường (cả sự cố môi trường) do sự hoạt động của GTVT.

- Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT- XH đến sự phát triển và phân bố GTVT, sự hoạt động của các phương tiện vận tải.

2. Kỹ năng

- Biết SD bản đồ GTVT thế giới: Xác định trên bản đồ 1 số tuyến đường GT quan trọng (ô tô, thủy, hàng không ), vị trí 1 số đầu mối GTVT quốc tế.

- Biết giải thích các nguyên nhân phát triển và phân bố ngành GTVT.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ GTVT thế giới

- Hình 37.3 trong SGK (phóng to)

- Một số hình ảnh về phương tiện vận tải và hoạt động của các đầu mối GT tiêu biểu

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Tiết 45 - Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 45 bµi 37 ®Þa lÝ c¸c ngµnh giao th«ng vËn t¶i Ngày soạn: Ngày giảng: I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được các ưu nhược điểm của từng loại hình vận tải - Đặc điểm và phân bố của từng ngành vận tải trên TG, xu hướng mới trong sự phát triển và phân bố của từng ngàng này. - Một số vấn đề về môi trường (cả sự cố môi trường) do sự hoạt động của GTVT. - Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT- XH đến sự phát triển và phân bố GTVT, sự hoạt động của các phương tiện vận tải. 2. Kỹ năng - Biết SD bản đồ GTVT thế giới: Xác định trên bản đồ 1 số tuyến đường GT quan trọng (ô tô, thủy, hàng không), vị trí 1 số đầu mối GTVT quốc tế. - Biết giải thích các nguyên nhân phát triển và phân bố ngành GTVT. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ GTVT thế giới - Hình 37.3 trong SGK (phóng to) - Một số hình ảnh về phương tiện vận tải và hoạt động của các đầu mối GT tiêu biểu III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu vai trò và đặc điểm của ngành GTVT? ? Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố ngành GTVT? ? Tại sao nói: Để phát triển KT- XH miền núi GTVT phải đi trước 1 bước? 3. Bài mới ? GTVT đường sắt có những ưu, nhược điểm gì? GV: Sự phát minh ra đường ray (Trước đây SD đường ray bằng gỗ) và chế tạo ra đầu máy hơi nước từ đầu thế kỉ XIX đã mở ra kỷ nguyên mới của ngành đường sắt. - Đầu tư XD hệ thống đường ray, hệ thống nhà ga, đội ngũ công nhân, XD hệ thống cầu, cống, đường hầm - Thường chỉ hoạt động ở những nơi có địa hình bằng phẳng, những KV núi cao rất khó đưa loại hình này vào vì chi phí rất lớn, đòi hỏi công nghệ cao. GV: Từ khi ra đời cho đến nay, các loại đầu máy ngày càng được cải tiến và trang bị hiện đại, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng (đầu máy hơi nước-> động cơ Điezen -> động cơ điện). * Khổ đường ray: - Khổ hẹp (2% chiều dài đường sắt TG) với cỡ 600-900 mm (Châu Phi, Trung Phi) - Khổ TB`(1000-1067mm): Nhật Bản, Niu Dilân, Nam Phi, Inđônêxia, VN, CPC, Ấn Độ, Braxin - Khổ rộng (7% TG) cỡ 1600-1656 mm: TBN, BĐN, Ai Len, Ấn Độ - Khổ chuẩn (1435 mm) chiếm 3/4 tổng chiều dài đường sắt trên TG. Hầu hết ở các nước Châu Âu, Hoa Kì, Canađa, Mêhicôở VN có 1 số tuyến khổ lồng 1000 mm và 1435 mm. GV: Xu thế hiện nay khổ đường ray ngày càng rộng, đó là do yêu cầu về tốc độ, khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách. * Tàu cao tốc đạt tốc độ 250-300 km/h (chuyên chở hành khách): Nhật Bản, Đức, Pháp, TBN * Tàu siêu tốc (chạy trên đệm từ) cách mặt đường ray 10 mm, tốc độ 500 km/h. VD: Nhật Bản (Nối Tôkiô và Ôxaca) * Mức độ tiện nghi: Việc nâng cấp chất lượng (toa 2 tầng, toa chất lượng cao với nhiều tiện nghi: Giường nằm, máy lạnh) GV: Phân bố đường sắt có thể chia thành 3 kiểu - Đường sắt ngắn: Từ ven biển vào nội địa, chở nguyên liệu từ nơi khai thác -> cảng (ở các thuộc địa Châu Phi và Nam Mĩ). - Đường sắt xuyên lục địa: Xuyên Xibia (9000 km) - Đường sắt tỏa từ các thủ đô tới các trung tâm CN, các hải cảng -> tạo thành mạng lưới dày đặc. GV: Phần lớn đường sắt TG là đường đơn, đường đôi và hệ thống ray rất ít (Hoa Kì là QG có nhiều nhất) * Mở rộng: + Chiều dài đường sắt VN 2632 km, tập trung phần lớn ở miền Bắc 84% là khổ 1m; 7% là khổ 1,435 m; 9% là đường lồng 1m và 1,435 m. + Đường sắt thống nhất 1730 km (hoàn thành năm 1936) ? Tại sao nói sự phân bố của mạng lưới đường sắt trên TG phản ánh sự phát triển kinh tế và sự phân bố CN ở các nước và các châu lục? -> Sự ra đời của vận tải đường sắt đáp ứng được nhu cầu vận chuyển nguyên liệu, SP’ của nền CNTB phát triển lúc bấy giờ -> nên cho đến giữa thế kỉ XX, các QG có nền CN phát triển đều chú trọng phát triển mạng lưới đường sắt. ? GTVT đường ô tô có những ưu, nhược điểm gì? - Ô tô có thể vận chuyển ở nhiều loại địa hình, không cần theo tuyến cố định như đường sắt. - Phối hợp với các phương tiện vận tải đường sắt, thủy, hàng không => Tuy bị ngành vận tải đường sắt cạnh tranh nhưng với những ưu thế trên mà GTVT ô tô vẫn phát triển mạnh. * So với đường sắt thì khối lượng vận chuyển ô tô nhỏ hơn trên 1 quãng đường -> Cước ô tô cao hơn (nhất là khi giá dầu TG tăng cao) - Ô nhiễm không khí và tiếng ồn - Số lượng ô tô không ngừng tăng -> trong khi đường GT không có khả năng mở rộng. Ngoài ra: - Ô tô còn SD nhiều nguyên liệu KL - Mạng lưới đường chiếm diện tích lớn - Tình trạng tai nạn diễn ra phổ biến hơn so với GTVT đường sắt. GV: Việc phát triển nhiều ô tô, không chỉ gây ách tắc đặc biệt trong các thành phố. Bên cạnh đó còn đặt ra cho các thành phố bài toán phải giải quyết chỗ đỗ xe. GV: Mở rộng thêm về lịch sử phát triển ngành GTVT ô tô - Chiếc ô tô đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời năm 1771 (tại Pháp) - Chiếc động cơ đốt trong đầu tiên phát minh năm 1860. Năm 1867, động cơ đốt trong chạy bằng xăng được tạo ra ở Đức. - Năm 1890, động cơ Điêzen xuất hiện - Năm 1888 xe ô tô chạy bằng điện ra đời tại Anh và Mĩ VD: Động cơ chạy bằng Điện, nhiệt, ga ? Dựa vào hình 37.2, nhận xét về sự phân bố ngành vận tải ô tô trên TG? - GTVT ô tô tập trung với mật độ đông chủ yếu ở Tây Âu, Hoa Kì, Ôxtrâylia - Số ô tô/1000 dân lớn nhất ở Bắc Mĩ, Tây Âu, Ôxtrâylia (> 300 ô tô/1000 dân). - Hoa Kì và Tây Âu TB` 2-3 người có 1 ô tô (Hoa Kì tập trung 30% xe ô tô các loại và 24% xe du lịch của TG). ? Nêu những ưu, nhược điểm của GTVT ô tô đường ống? GTVT đường ống gắn liền với sự phát triển và phân bố ngành CN dầu khí trên TG. * HĐ: Cho HS khai thác lược đồ về sự phân bố CN dầu khí trên TG. GV: Nếu nhìn bề ngoài thì vận tải bằng đường ống có vẻ đơn giản, nhưng thực chất vận tải bằng đường ống đòi hỏi phải có công nghệ tiên tiến. Chẳng hạn: có các thiết bị kiểm soát được áp suất trong đường ống, phải có các thiết bị khống chế kịp thời khi có các sự cố (cháy, nổ đường ống). Việc lắp đặt đường ống dưới biển càng phức tạp nhất là ở vùng biển sóng lớn, hay có bão, động đất GV: GTVT đường ống là loại hình vận tải trẻ, được XD trong thế kỉ XX và 1/2 chiều dài đường ống XD sau năm 1950. * Tổng chiều dài đường ống dẫn dầu TG > 500.000 km, ống dẫn khí > 700.000 km (60% thuộc Hoa Kì, 9% Mĩ La Tinh, 7% Canađa, 5% Trung cận Đông). Việt Nam: Hệ thống đường ống đang được phát triển + 400 km ống dẫn dầu thô và SP’ dầu mỏ + 170 km dẫn khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ + 400 km đường ống dẫn khí từ mỏ Nam Côn Sơn. GV: Hệ thống ống dẫn dầu của các nước đang phát triển được XD nối liền từ vùng khai thác -> nơi chế biến và tiêu thụ. - Các nước đang phát triển: Đường ống nối từ nơi khai thác -> cảng biển (phần lớn các nước XK dầu mỏ) ? Nêu ưu, nhược điểm của GTVT bằng đường sông, hồ? GV: Với đặc điểm của nhiều con sông thì chỉ có từng đoạn có ý nghĩa cho việc phát triển GT. VD: Phần lớn tầu thuyền chỉ đi lại được ở phần trung và hạ lưu, chưa kể các sông, hồ còn đóng băng vào mùa đông; Nhiều son sông có lượng phù sa lớn -> ảnh hưởng đến lòng sông => Chính vì vậy, việc cải tạo mạng lưới sông ngòi (nạo vét lòng, đào các kênh nhân tạo) nối các lưu vực vận tải với nhau giúp nâng cao giá trị vận tải của sông ngòi. * Về phân bố: - Dọc các sông thường hình thành các cơ sở kinh tế, hình thành nên các cảng sông - Các KV phát triển vận tải đường sông quan trọng trên TG đều có các kênh đào nối các lưu vực vận tải với nhau. + Ở Châu Âu: 2 đường sông quan trọng nhất là S.Rainơ và Đa Nuyp (2 sông nối với nhau bằng kênh Trung Đức) => Đường thủy huyết mạch ở Châu Âu. + Trên TG hiện nay có khoảng 56.000 km đường thủy nội địa (nước Nga có hệ thống thủy nội địa dài nhất TG; Tuy nhiên về khối lượng luân chuyển hàng hóa thì Hoa Kì là nước đứng đầu) - Ở Hoa Kì quan trọng nhất là hệ thống vận tải trên KV Ngũ Hồ (Hồ lớn) và s.Xanhlôrăng (giữa Hoa Kì và Canađa). Đây là hệ thống hồ thuộc biên giới Hoa Kì và Canađa, gồm 5 hồ: Thượng, Misigân, Ôntariô, Êri, Hurôn. Tổng diện tích 245.050 km2 (≈ diện tích nước Anh), mực nước TB` 200 m => Quanh hồ xuất hiện nhiều TP: Sicagô, Đalat, Đitơroi, Clivlen ? Hãy cho biết những ưu, nhược điểm chính của GTVT đường biển? GV: Tuy khối lượng vận chuyển hàng hóa không lớn nhưng do đường dài nên khối lượng luân chuyển hàng hóa rất lớn. => Vận tải bằng đường biển là loại phương tiện vận tải hàng hóa chủ yếu nhất trong thương mại quốc tế (vì sự ngăn cách của đại dương và do chuyên chở bằng máy bay có cước phí cao). * SP’: Do sự cạnh tranh của ngành hàng không trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách đi xa, đặc biệt là các tuyến xuyên lục địa. Do đó, hiện nay việc chuyên chở hành khách giảm nhưng việc chở dầu mỏ và các hàng hóa khác lại tăng lên (khoảng 1/2 khối lượng hàng vận chuyển trên đường biển quốc tế là dầu mỏ và các SP’ từ dầu mỏ) VD: Trên TG có hàng trăm tàu chở dầu trọng tải > 100.000 tấn đang hoạt động (chở khoảng 300 SP’ từ dầu mỏ). Mỗi khi lấy hàng người ta xả hơi, nước nóng để rửa tàu -> trút xuống biển -> ô nhiễm. Ngoài ra, còn do các sự cố tràn dầu, đắm tàuHàng năm có chừng 1,6 triệu tấn dầu trút xuống biển (1,1 triệu tấn là do rửa tàu, 500.000 do sự cố). VD: 10 nước có đội tàu buôn lớn nhất TG (năm 2002): Nhật Bản (7893 tàu); Panama (6476); Hoa Kì (6136); Nga (4789);Trung Quốc (3299); Inđônêxia (2560); Hàn Quốc (2460); Xingapo (1835); Philipin (1693); NaUy (1650) GV: - Các tàu lớn có thể chở 6800 contenơ (2,4 x 2,4 x 6 m) - Trên TG hiện nay có khoảng 6000-7000 cảng đang hoạt động (trong đó có 100 cảng có ý nghĩa toàn cầu). - 10 nước có số hàng hóa qua cảng lớn nhất (2003): Rottecđam (Hà Lan); Xingapo; Thượng Hải, Hồng Công, Ninh Ba, Quảng Châu, Thiên Tân (Trung Quốc); Nagôia (Nhật Bản); Anve (Bỉ); Thanh Đảo (Trung Quốc). * Các kênh đào lớn: + Kênh Xuyê: nối biển Đỏ - ĐTH + Kênh Panama: Nối ĐTD và TBD + Kênh Kien (biển Ban Tích và biển Bắc) - Các cảng phần lớn tập trung 2 bên bờ ĐTD và TBD: nối 2 trung tâm Bắc Mĩ và Tây Âu. ? Nêu ưu, nhược điểm của ngàng GTVT đường hàng không? * Các máy bay khổng lồ chở 400 hành khách, vận tốc 800-900 km/h; Máy bay chở hàng cỡ lớn chở 300 tấn hàng. * Việc đầu tư ban đầu là rất lớn: XD cơ sở hạ tầng (sân bay, mua phương tiện, thiết bị, đội ngũ nhân viên) * Số lượng hành khách, hàng hóa vận chuyển ngày càng lớn, tốc độ ngày càng nhanh, ngày càng tiện nghi. * Các chuyến bay vượt đại dương, xuyên lục địa được thực hiện ngay trong thời tiết xấu, phức tạp. * Hiện nay Hoa Kì là QG có nhiều sân bay nhất TG (cả TG có 400 sân bay lớn, Hoa Kì chiếm 150; Tây Âu là 90). - 2 hàng hàng không lớn nhất TG hiện nay là Bôing (Hoa Kì) và E-bơt (Châu Âu) - Tốc độ cao nhất hiện nay thuộc về Bôing 767-200 là 954 km/h - Số lượng khách lớn nhất là: E-bơt A380 chở 555 người - Có 30 sân bay bận rộn nhất TG (Hoa Kì có 17) - Tuyến xuyên ĐTD chiếm 27% khối lượng luân chuyển của ngành hàng không. I. Đường sắt 1. Ưu điểm Chuyên chở hàng nặng, cự li xa, tốc độ nhanh và ổn định, giá rẻ. 2. Nhược điểm - Đầu tư ban đầu lớn - Tầu chỉ vận hành trên tuyến cố định -> kém cơ động. 3. Tình hình phát triển - Đầu máy ngày càng được cải thiện. - Khổ đường ray ngày càng rộng. - Tốc độ và sức vận tải ngày càng tăng. - Mức độ tiện nghi ngày càng cao, các loại toa chuyên dụng ngày càng đa dạng. 4. Phân bố - Tổng chiều dài đường sắt TG là 1,2 triệu km. - Các nước phát triển mật độ dày, khổ đường rộng, phân bố rộng khắp. - Các nước đang phát triển mật độ thưa, đường ngắn, khổ đường hẹp, thường nối từ khai thác tài nguyên -> cảng. II. Đường ô tô 1. Ưu điểm - Tiện lợi, cơ động, thích ứng cao với các địa hình. - Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và TB. - Dễ phối hợp với các phương tiện vận tải khác. 2. Nhược điểm - Khối lượng vận chuyển nhỏ, chi phí xăng dầu cao. - Ô nhiếm môi trường. - Gây ách tắc GT. 3. Tình hình phát triển - Phương tiện vận tải và hệ thống đường ngày càng hoàn thiện. - Khối lượng luân chuyển ngày càng tăng - Xu hướng: phát triển các phương tiện ít tốn nhiên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường. - Xuất hiện loại hình vận tải siêu trọng. 4. Phân bố - Trên TG hiện nay có khoảng 700 triệu xe, trong đó có 4/5 là xe du lịch. - Tập trung nhiều ở Tây Âu và Hoa Kì... III. Đường ống 1. Ưu điểm - Hiệu quả khi vận chuyển dầu, khí đốt. - Giá rẻ, ít tốn mặt bằng XD. 2. Nhược điểm - Không vận chuyển được các chất rắn. - Chi phí XD lớn, đòi hỏi KT cao, khó khắc phục khi có sự cố. 3. Tình hình phát triển và phân bố - Mới được phát triển trong thế kỉ XX - Chiều dài đường ống ngày càng tăng. - Những nơi phát triển nhiều là Trung Đông, Hoa Kì, LBN, Trung Quốc IV. Đường sông, hồ 1. Ưu điểm Rẻ, thích hợp vận chuyển hàng nặng, cồng kềnh không cần nhanh. 2. Nhược điểm - Tốc độ chậm - Phụ thuộc vào ĐKTN: Tuyến sông, thời tiết, khí hậu, mức nước 3. Tình hình phát triển và phân bố - Cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối hệ thống sông với nhau. - Tốc độ tàu đã được cải thiện đạt 100 km/h - Phân bố: Các nước có GTVT sông, hồ phát triển: Hoa Kì, LBN, Canađa V. Đường biển 1. Ưu điểm - Đảm bảo phần rất lớn trong vận tải hàng hóa quốc tế. - Khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất. - Giá khá rẻ. 2. Nhược điểm SP’ chủ yếu là dầu thô và các SP’ dầu mỏ -> nguy cơ ô nhiễm biển. 3. Tình hình phát triển và phân bố - Đảm nhiệm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của các phương tiện vận tải trên TG. - Số lượng đội tàu buôn tăng. - Khối lượng, tốc độ vận chuyển được cải thiện. - Các kênh biển được XD (rút ngắn khoảng cách): Xuy-ê, Panama, Kien - Phát triển các cảng Contenơ. - 2/3 số hải cảng nằm ở 2 bên bờ ĐTD và TBD. VI. Đường hàng không 1. Ưu điểm - Tốc độ vận chuyển nhanh. - Đảm bảo mối giao lưu kinh tế. - SD hiệu quả những thành tựu của KHKT. 2. Nhược điểm - Khối lượng vận chuyển nhỏ. - Cước phí đắt. - Gây ô nhiễm không khí. 3. Tình hình phát triển và phân bố - Xuất hiện nhiều loại máy bay có tốc độ nhanh, vận chuyển hành khách và hàng hóa lớn. - Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Anh, Đức, Pháp, LBN. - Các tuyến sầm uất: Tuyến xuyên ĐTD; Tuyến nối Hoa Kì và các nước Châu Á- TBD. IV. CỦNG CỐ 1. So sánh những ưu, nhược điểm của GT đường sắt và ô tô? 2. Nêu ưu, nhược điểm của GTVT đường biển và hàng không?

File đính kèm:

  • docTiet 45 -Dia li cac nganh GTVT.doc
Giáo án liên quan