Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực

1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:

Chúng tôi trong quá trình giảng dạy môn Địa lý, quan sát thấy thái độ học tập thiếu tích cực của học sinh, chỉ một số ít học sinh tự giác thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu. Số còn lại chỉ thực hiện các nhiệm vụ khi có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên. Một trong những nguyên nhân đó là nhiều học sinh có học lực yếu kém chưa có hứng thú học tập bộ môn Địa lý.

Thực tế chất lượng môn Địa lí ở lớp 10, tại trường THPT Nguyễn Trung Trực rất thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém cao, trên 80%. Để khắc phục tình trạng trên, nâng cao chất lương bộ môn chúng tôi nghiên cứu chọn giải pháp: Nâng cao kết quả học tập môn Địa lý thông qua sử dụng sơ đồ trong dạy học bộ môn cho học sinh lớp 10 nhằm giúp cho học sinh hứng thú học tập, nắm và khắc sâu kiến thức. Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương của Trường THPT Nguyễn Trung Trực (lớp 10C5 là nhóm thực nghiệm, lớp 10C6 là lớp đối chứng). Thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuần thứ 10 đến hết tuần 19, năm học 2012 – 2013

 

doc24 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Trường THPT Nguyễn Trung Trực, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀITrang 2 2. GIỚI THIỆU .Trang 3 2.1. Hiện trạng.Trang 3 2.2. Giải pháp thay thế.Trang 3 2.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài..Trang 3 3. PHƯƠNG PHÁPTrang 4 3.1. Khách thể nghiên cứuTrang 4 3.2. Thiết kế..Trang 4 3.3. Quy trình nghiên cứu Trang 4 3.4. Đo lườngTrang 4 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢTrang 5 4.1. Trình bài kết quảTrang 5 4.2. Phân tích dữ liệuTrang 5 4.3. Bàn luận.Trang 5 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.. ..Trang 9 5.1. Kết luận .. ..Trang 9 5.2. Khuyến nghị.. Trang 9 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO .. ..Trang 9 7. MINH CHỨNG – PHỤ LỤC CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.Trang 10 Tên đề Tài: “ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH LỚP 10C5 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC THÔNG QUA SỬ DỤNG SƠ ĐỒ ĐỊA LÝ” Người thực hiện: 1. Phùng Thị Tuyết Anh Huỳnh Thị Kim Hương Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trung Trực. 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Chúng tôi trong quá trình giảng dạy môn Địa lý, quan sát thấy thái độ học tập thiếu tích cực của học sinh, chỉ một số ít học sinh tự giác thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu. Số còn lại chỉ thực hiện các nhiệm vụ khi có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên. Một trong những nguyên nhân đó là nhiều học sinh có học lực yếu kém chưa có hứng thú học tập bộ môn Địa lý. Thực tế chất lượng môn Địa lí ở lớp 10, tại trường THPT Nguyễn Trung Trực rất thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém cao, trên 80%. Để khắc phục tình trạng trên, nâng cao chất lương bộ môn chúng tôi nghiên cứu chọn giải pháp: Nâng cao kết quả học tập môn Địa lý thông qua sử dụng sơ đồ trong dạy học bộ môn cho học sinh lớp 10 nhằm giúp cho học sinh hứng thú học tập, nắm và khắc sâu kiến thức. Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương của Trường THPT Nguyễn Trung Trực (lớp 10C5 là nhóm thực nghiệm, lớp 10C6 là lớp đối chứng). Thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế từ tuần thứ 10 đến hết tuần 19, năm học 2012 – 2013 Qua nghiên cứu và thu thập số liệu, kết quả độ chênh lệch điểm trung bình T- test cho kết quả p=0,0001 < 0,05 cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến việc làm giảm số lượng học sinh yếu kém và chất lượng học tập môn Địa lí của lớp 10C5 đã được nâng lên. 2. GIỚI THIỆU 2.1 Tìm hiểu hiện trạng: - Qua quan sát quá trình học tập của học sinh trong lớp học, chúng tôi nhận thấy. Lớp học bao gồm nhiều học sinh có khả năng nhận thức khác nhau, và cũng gần như tương ứng với nó là hứng thú học tập môn địa lý cũng khác nhau. - Chất lượng học tập môn Địa lí của học sinh lớp 10C5 ở trường THPT Nguyễn Trung Trực chưa cao, kết quả khảo sát đầu năm cho thấy tỉ lệ học sinh yếu nhiều ( Lớp 10C5 là 85% học sinh). *Nguyên nhân: - Nhiều học sinh không có phương pháp học tập bộ môn. - Khả năng tiếp thu kiến thức của một số học sinh hạn chế. - Thêm một thực tế là xã hội coi môn Địa lí là môn phụ nên học sinh không ham thích học và phụ huynh không quan tâm. 2.2. Giải pháp thay thế - Qua hiện trạng trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao kết quả học tập môn Địa lý cho học sinh lớp 10C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực thông qua sử dụng sơ đồ trong dạy học bộ môn”, nhằm giảm số lượng và tỉ lệ học sinh yếu, kém ở lớp 10C5 2.3. Vấn đề nghiên cứu Sử dụng sơ đồ trong dạy học môn địa lý có làm tăng kết quả học tập bộ môn cho học sinh lớp 10C5 không? 2.4 Giả thuyết nghiên cứu Sử dụng sơ đồ trong dạy học môn địa lý có làm tăng kết quả học tập bộ môn cho học sinh lớp 10 C5. 3. PHƯƠNG PHÁP 3.1. Khách thể nghiên cứu *Giáo viên: Phùng Thị Tuyết Anh và Huỳnh Thị Kim Hương – giáo viên dạy Địa lý lớp 10 trường THPT Nguyễn Trung Trực trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu. *Học sinh: Học sinh yếu kém lớp 10C5 (Nhóm thực nghiệm) và học sinh yếu kém lớp 10C6 (Nhóm đối chứng). 3.2. Thiết kế Chúng tôi dùng thiết kế 2 kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 3.15 2.88 p = 0.32 Bảng 2. Bảng thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Nhóm 1 O1 Sử dụng sơ đồ trong dạy học môn địa lý O3 Nhóm 2 O2 Dạy học không sử dụng sơ đồ O4 Nhóm 1: lớp 10C5 ( 40HS) là nhóm thực nghiệm Nhóm 2: Lớp 10C6 ( 41HS ) là nhóm đối chứng 3.3 Quy trình nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành sử dụng sơ đồ như sau: + Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của học sinh vào đầu giờ học. + Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học sinh - dùng vào lúc mở đầu bài học. + Sử dụng sơ đồ để thể hiện toàn bộ kiến thức học sinh đã lĩnh hội. + Sử dụng sơ đồ trong việc tổng kết - đánh giá cuối bài. 3.4. Đo lường và thu thập - Kiểm tra trước, sau tác động của nhóm thực nghiệm được thực hiện bằng đề kiểm tra giữa học kỳ I và đề kiểm tra học kỳ I. - Hình thức kiểm tra: Kiểm tra tập trung toàn trường. - Đề kiểm tra giữa học kỳ I và kiểm tra học kỳ I, được Tổ Sử – Địa – GDCD và Ban Giám hiệu kiểm tra. - Sau khi kiểm tra giữa học kỳ I và kiểm tra học kỳ I ở môn Địa lý, Tổ Sử – Địa – GDCD tiến hành chấm bài theo đáp án cho sẵn của tổ đã được Ban Giám hiệu duyệt và thống kê kết quả. - Đề kiểm tra, hình thức kiểm tra khách quan với tác động thực nghiệm của chúng tôi - Qua kết quả kiểm tra học kỳ I, chúng tôi thống kê kết quả tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động: Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình 5.18 6.04 Độ lệch chuẩn 0.94 0.93 Giá trị p của T-test 0.0001 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD 0.91 4.2. Phân tích dữ liệu: - Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 6.04 cao hơn nhiều so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là 2.88 Điều này chứng tỏ rằng chất lượng học tập môn Địa lý của học sinh lớp 10C5 đã được nâng lên đáng kể. - Độ chênh lệch chuẩn của kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 0.93 < 1 điều này cho thấy mức độ chênh lệch có ý nghĩa. - Độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p=0,0001 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả. - Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.91 so sánh với bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp khắc phục học sinh yếu, kém môn Địa lý ở lớp 10C5 _ nhóm thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài “Nâng cao kết quả học tập môn Địa lý cho học sinh lớp 10C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực thông qua sử dụng sơ đồ trong dạy học bộ môn ” đã được kiểm chứng. 3.15 2.88 5.18 6.04 Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng - Kết quả cụ thể khi thực hiện đối với lớp thực nghiệm Lớp thực nghiệm Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 10C5 3 7.5 % 9 22.5 % 26 65.0 % 2 5.0 % 0 0 Biểu đồ thể hiện kết quả xếp loại học lực Học sinh của nhóm thực nghiệm Loại 4.3. Bàn luận: + Ưu điểm: - Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 6.04, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 5.18. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0.91. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.91. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p = 0,0001 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. + Hạn chế: Nghiên cứu này giúp nâng cao kết quả học tập môn địa lý cho học sinh lớp 10C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn nên chưa đánh giá được một cách hoàn toàn chính xác sự tiến bộ của học sinh, có thể dẫn đến sự tiến bộ rồi sau đó lại trở lại như tình trạng ban đầu nếu như không thường xuyên cho học sinh học trên sơ đồ, rèn luyện cho học sinh lập sơ đồ khi học tập địa lý. Giáo viên mất nhiều thời gian khi biên soạn kiến thức bằng sơ đồ, chuẩn bị thông tin phản hồi bằng sơ đồ và rèn luyện phù hợp với sự tiến bộ của từng đối tượng học sinh. 5. Kết luận và khuyến nghị: 5.1. Kết luận : Việc giảng dạy bằng sơ đồ đã làm cho kết quả học tập môn địa lý được nâng lên, số lượng học sinh yếu kém được giảm đáng kể. Học sinh tự tin hơn trong học tập, thêm yêu thích môn học và ngày càng thân thiện với trường, lớp hơn. 5.2. Khuyến nghị: 5.2.1. Đối với các cấp lãnh đạo: Cần khuyến khích giáo viên nghiên cứu chọn ra giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục học sinh yếu kém của từng môn học. Động viên, giúp đỡ và khen thưởng những giáo viên có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường. 5.2.2. Đối với giáo viên: Phải không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân, biết cách áp dụng hợp lí với lớp mình giảng dạy. 6. Tài liệu tham khảo - Tài liệu “ Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng” Dự án Việt Bỉ - Bộ GD & ĐT - Sách giáo khoa Địa lý 10 cơ bản, nâng cao (Nhà xuất bản giáo dục) - Sách giáo viên Địa lý 10 cơ bản, nâng cao (Nhà xuất bản giáo dục) 7. Minh chứng – phụ lục cho đề tài nghiên cứu Phục lục 1: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG LỚP 10C5_THỰC NGHIỆM LỚP 10C6_ ĐỐI CHỨNG TT Họ và tên học sinh Trước tác động Sau tác động TT Họ và tên học sinh Trước tác động Sau tác động 1 Trần Hửu An 5.3 7 1 Hồ Quốc Anh 2 4.3 2 Tô Văn Cảnh 1 6.3 2 Nguyễn Đoàn Việt Anh 3 5.5 3 Trần Minh Chiến 1.5 7 3 Ngô Quốc Cường 4 4.3 4 Đỗ Chí Cương 1 5 4 Châu Thanh Duy 5.5 6 5 Lê Quân Cường 2.5 6.3 5 Ngô Quốc Dủng 2 5.8 6 Mai Thanh Duy 2.8 5 6 Nguyễn Hồng Đức 5 5 7 Vương Nguyễn Quốc Duy 5 7 7 Lê Thị Ngọc Giàu 2 5 8 Nguyễn Thành Đạt 1 5.5 8 Phan Thị Kim Giàu 3 5 9 Phạm Hiền Đức 1.5 5.5 9 Nguyễn Phát Huy 4 4.5 10 Phạm Thị Ngọc Giàu 2.8 5 10 Bùi Vĩ Khang 3.5 5.3 11 Hồ Thị Ngọc Hân 3.3 5 11 Nguyễn Anh Kiệt 3 5 12 Nguyễn Trung Hiền 3 4.5 12 Phan Duy Lâm 3 2.3 13 Phạm Thị Phương Hiền 2.5 6.3 13 Trần Hàn Lâm 2 5.5 14 Võ Trấn Hiệp 3 6 14 Nguyễn Tấn Lực 2 5 15 Đặng Thị Ánh Hồng 1.5 5.3 15 Nguyễn Thị Trúc Mai 2 4 16 Đặng Thị Mỹ Hương 1 5.5 16 Nguyễn Thị Xuân Mai 2 6 17 Hứa Hoàng Minh Khang 2.5 6 17 Phạm Thanh Mẫn 5 7 18 Nguyễn Hoàng Khương 3.3 5.5 18 Nguyễn Lê Ngân 3 4.3 19 Trần Nguyễn Minh Luân 5 5.5 19 Trần Thị Tuyết Nhị 1.5 5 20 Huỳnh Thị Trà My 3.3 5.5 20 Phạm Thị Hạnh Như 2.3 6 21 Mai Thị Trúc My 2.3 5.3 21 Trần Văn Phi 3.3 5 22 Ngô Thị Thùy Nga 2.3 6.8 22 Phạm Hồng Phú 3.5 4.3 23 Đỗ Hoàng Minh Nguyệt 1 5 23 Huỳnh Thị Mỹ Phương 3 5 24 Lý Hoàng Nhân 3.3 6 24 Đỗ Thành Sơn 4 6 25 Võ Thị Mỹ Nhung 1 7 25 Huỳnh Phương Thanh 5 4 26 Phạm Minh Quân 2 6 26 Lê Thị Phương Thanh 3 4.3 27 Nguyễn Xuân Quyên 2.3 4.5 27 Nguyễn Trần Hồng Thái 2 5.5 28 Chiêm Ngọc Tài 1 5.5 28 Võ Hạnh Thi 4 5 29 Ngô Hiếu Thiện 4 7 29 Phạm Thị Anh Thư 5 5 30 Lâm Minh Thuận 5 6 30 Phan Thị Mến Thương 2 5.3 31 Nguyễn Thị Minh Thư 3.5 6 31 Lê Diễm Trang 3.5 7 32 Nguyễn Anh Thy 4 8 32 Nguyễn Ngọc Triết 2 6 33 Lý Thuyền Tông 5 8 33 Nguyễn Trần Thanh Trúc 2.8 5 34 Phạm Mai Bảo Trang 2.5 7 34 Văn Nhật Trường 2.8 7 35 Nguyễn Thị Bích Trâm 2.5 6 35 Nguyễn Quốc Tuấn 3.3 5 36 Lê Thị Bảo Trân 2.5 5.3 36 Huỳnh Ngọc Tuyết 3.3 4.3 37 Võ Minh Trí 3.5 5.3 37 Phan Thanh Tú 3.5 5.5 38 Nguyễn Thị Vui 4 8 38 Trương Thị Cẩm Tú 2.5 5 39 Lê Phú Xuyên 3.5 7 39 Đỗ Tường Văn 2 6 40 Nguyễn Thị Hồng Trâm 7 7 40 Nguyễn Thụy Lê Vy 5 7 41 Trần Thị Cẩm Xuân 4 4.5 p_ trước tác động 0.32 p_ sau tác động 0.0001 Giá trị trung bình 2.88 6.04 3.15 5.18 Độ lệch chuẩn 0.93 0.94 Mức độ ảnh hưởng(SMD) 0.91 Phục lục 2: Giáo án minh chứng Thí dụ 1: Trong bài 18: “ SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT” Tôi sử dụng sơ đồ: - Trong việc kiểm tra kiến thức cũ của học sinh vào đầu giờ học - Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố đánh giá cuối bài Bài minh chứng 1 Tiết: 21 Tuần dạy: 11 Bài 18: SINH QUYỂN. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu khái niệm sinh quyển và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích so sánh mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường cho HS - Quan sát tìm hiểu thực tế địa phương để thấy được tác động của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố sinh vật. - Rèn kỹ năng sống: Giao tiếp(HĐ1, HĐ2), tư duy (HĐ2), làm chủ bản thân (HĐ1, HĐ2) 3. Thái độ: Quan tâm đến thực trạng suy giảm diện tích rừng VN và trên thế giới. Tích cực trồng rừng, chăm sóc cây xanh,và bảo vệ các loài động vật, thực vật. II. NỘI DUNG: . Sinh quyển . Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Hình 18 (sgk) 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ôn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng: Dựa vào sơ đồ sau, hãy trình bày tóm tắt vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất. Các nhân tố hình thành đất Đá mẹ Khí hậu Thời gian Sinh vật Địa hình Con người 3. Giảng bài mới: Giáo viên giới thiệu Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Cá nhân - Sinh quyển là gì? - Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không? Tại sao? - Nêu giới hạn của sinh quyển? GV bổ sung: Giới hạn trên của sinh quyển là nơi giáp với tầng ôzôn, giới hạn dưới là đáy đại dương, trong lục địa là giới hạn cuối cùng của vỏ phong hóa, ( trung bình là 60m) Hoạt động 2: Nhóm Nhóm 1: thảo luận câu hỏi - Nhân tố khí hậu có ảnh hưởng gì đến sinh vật? Cho thí dụ chứng minh. Nhóm 2: thảo luận câu hỏi - Nhân tố đất và địa hình có ảnh hưởng gì đến sinh vật? Cho thí dụ chứng minh Nhóm 3: - Quan sát hình 18: nhiệt độ giảm và lượng mưa thay đổi theo độ cao đã tạo nên các vành đai thực vật nào ở núi Ki -li -man -gia - rô? Nhóm 4: Thảo luận câu hỏi - Nhân tố sinh vật và con người ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật? - Tìm một số thí dụ chứng tỏ thực vật ảnh hướng tới sự phân bố động vật ? * Đại diện nhóm trình bày và GV chuẩn xác kiến thức. GDBVMT - Nêu dẫn chứng con người có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực người đối với sinh vật, tồn tại và phát triển của sinh vật? I. Sinh quyển. Là quyển của Trái Đất có chứa toàn bộ sinh vật sống - Chiều dầy của sinh quyển tùy thuộc giới hạn phân bố của sinh vật : + Giới hạn phía trên: (sgk) + Giới hạn phía dưới (sgk) - Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thủy quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa. II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật 1. Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố sinh vật. qua các yếu tố: Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng: - Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. - Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi là những môi trừong tốt để sinh vật phát triển, ở hoang mạc khô hạn ít loài sinh sống. - Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. 2. Đất. Các đặc tính lý, hoá của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật 3. Địa hình: - Độ cao, hướng sườn, ảnh hướng đến sự phân bố thực vật ờ vùng núi. 4. Sinh vật: - Động vật có mối quan hệ Thực vật về nơi cư trú, và nguồn thức ăn, do đó thực vật ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật. + Nhiều loài động vật ăn thực vật là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì thế chúng phải cùng sống trong một môi trừong sinh thái nhất định. 5. Con người: Ảnh hướng lớn đối với sự phân bố sinh vật + Tác động tích cực: con người làm thay đổi phạm vi phân bố của nhiều lọai cây trồng, vật nuôi; việc trồng rừng đã làm mở rộng diện tích rừng + Tác động tiêu cực: con người đã gây nên thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Tổng kết . Dựa vào sơ đồ sau, trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật? Nhân tố ảnh hưởng Đất Địa hình Con người Sinh vật Khí hậu (Đáp án: Phần II) 2. Hướng dẫn học tập: * Học hài - Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, con người đến sự phát tiển và phân bố sinh vật? * Chuẩn bị bài: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất. - Trình bày qui luật phân bố sinh vật theo độ cao - Quan sát hình 19.1 và 19.2 kể tên các kiểu thảm thực vật chính, các nhóm đất chính trên Trái Đất. - Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi nào? Những châu lục nào có chúng? Tại sao - Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất thuộc môi trường đới ôn hòa phân bố ở những châu lục nào, tại sao? VI: PHỤ LỤC VII. Rút kinh nghiệm: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng dạy học: . Thí dụ 2: Trong Bài 21 : “QUI LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI” Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học sinh dùng vào lúc mở đầu bài học: Bài minh chứng 2 Tiết: 24 Tuần: 12 Bài 21: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần 1. Kiến thức: - Nắm khái niệm về quy luật địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật này. - Trình bày được khái niệm quy luật địa ô và quy luật đai cao. 2. Kỹ năng : Sử dụng hình vẽ, sơ đồ trình bày về biểu hiện của các quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lý. 3. Thái độ: Nhận thức đúng đắn về quy luật tự nhiên, từ đó biết vận dụng, giải thích các hiện tượng địa lý tự nhiên một cách đúng đắn. II. NỘI DUNG: . Quy luật địa đới . Quy luật phi địa đới: III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: sơ đồ 19.11 2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng. Nêu khái niệm lớp vỏ địa lý. Trình bày sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính thống nhất và tính hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí 3. Giảng bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Cá nhân GV dùng sơ đồ giới thiệu nội dung bài mới (Sơ đồ phần tổng kết) - Nêu khái niệm quy luật địa đới? Hoạt động 2: cặp - Sự hình thành các vòng đai nhiệt phụ thuộc vào yếu tố nào? - Trên Trái Đất có mấy vành đai nhiệt? Kể rõ giới hạn của mỗi vành đai. * Quan sát hình 12.1 Hãy cho biết - Trên TĐ có những đai áp và những đới gió nào? - Kể các đới gió và các đai áp? - Hãy cho biết mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu? kể tên các đới khí hậu đó? * Dựa vào hình 19.1 và 19.2 hãy cho biết: - Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất đất có tuân theo quy luật địa đới không ? - Hãy kể lần lượt kể tên các kiểu thảm thực vật từ cực về xích đạo? GV chốt ý: -Nguyên nhân dẫn đến quy luật địa đới là bức xạ mặt trời và dạng hình cầu của TĐ. - Biểu hiện: + Sự phân bố các vòng đai nhiệt + Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất + Các đới khí hậu trên Trái Đất + Các nhóm đất và các kiểu thực vật Hoạt động 3: Cả lớp GV yêu cầu HS đọc khái niệm và nguyên nhân của việc hình thành quy luật phi địa đới. - GV giải thích làm rõ: Những quy luật không phải địa đới đều thuộc về quy luật phi địa đới. Quy luật đai cao không phải là “quy luật địa đới theo đai cao” Vì: Các vành đai theo chiều cao có thể biểu hiện ở bất kỳ địa hình núi cao thuộc vĩ độ nào (nhiệt đới, ôn đới, hàn đới). Sự sắp xếp các vành đai từ chân núi lên đỉnh núi có thể gần tương tự như các đới theo chiều vĩ tuyến, nhưng chúng khác nhau về bản chất: Quy luật đai cao có nguyên nhân từ nguồn năng lượng bên trong, còn quy luật địa đới phụ thuộc vào bức xạ Mặt Trời. Hoạt động 4: Cặp - Trình bày khái niệm của quy luật đai cao - Trình bày biểu hiện của Qui luật đai cao - Nêu nguyên nhân của quy luật địa ô - Trình bày biểu hiện của Qui luật địa ô - GV yêu cầu HS quan sát hình 19.1 (trang 70), hãy cho biết: Ở lục địa Bắc Mỹ, theo vĩ tuyến 400 B từ đông sang tây có những kiểu thảm thực vật nào? Vì sao các kiểu thảm thực vật lại phân bố như vậy? ( nguyên nhân: do ảnh hưởng của sự phân bố lục địa, đại dương, và dãy núi Coocdie ở phía Tây lục địa chạy theo hướng kinh tuyến làm cho khí hậu có sự phân hóa từ tây sang đông. Khu vực lục địa gần Đại Tây Dương ấm và ẩm, càng vào sâu trong lục địa càng nóng và khô. Những dãy núi ven biển chắn gió làm cho khu vực bồn địa gần Thái Bình Dương bị khô.) I. Quy luật địa đới 1.Khái niệm( sgk) 2. Biểu hiện của quy luật: a. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái đất Từ cực Bắc đến cực Nam có 7 vòng đai nhiệt (sgk) b. Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất - Có 7 đai khí áp - Có 6 đới gió c. Các đới khí hậu trên Trái Đất - Có 7 đới khí hậu chính d. Các nhóm đất và các kiểu thực vật - Có 10 kiểu thảm thực vật. - Có 10 nhóm đất. II. Quy luật phi địa đới: * Biểu hiện: - Quy luật đai cao: Biểu hiện rõ nhất của qui luật đai cao là sự phân bố của các vành đai đất và thực vật theo độ cao - Quy luật địa ô: Biểu hiện rõ nhất của qui luật địa ô là sự thay đổi các kểu thảm thực vật theo kinh độ V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết Dựa vào sơ đồ trình bày nguyên nhân và biểu hiện của qui luật địa đới và phi địa đới Bài 21: Qui luật đại đới và phi đại đới Qui luật phi đại đới Qui luật địa đới Nguyên nhân Biểu hiện Nguyên nhân Biểu hiện - Nguyên nhân, các biểu hiện của quy luật địa đới (Đáp án: phần I) - Nguyên nhân, các biểu hiện của quy luật phi địa đới. (Đáp án: phần II) 5. Hướng dẫn HS học ở nhà: * Học bài: - Khái niệm, nguyên nhân, các biểu hiện của quy luật địa đới và phi địa đới * Chuẩn bị bài: Dân số và sự gia tăng dân số - Dựa vào bảng, nhận xét tình hình dân số trên thế giới và xu hướng phát triển dân số trong tương lai. - Các khái niệm: Gia tăng tự nhiên, tỉ suất tử thô, tỉ suất sinh thô. Tỉ suất gia tăng tự nhiên. - Ảnh hưởng của tình hình dân số đối với sự phát triển KT – XH. VI: PHỤ LỤC VII. Rút kinh nghiệm: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng dạy học: .. Thí dụ 3: Trong Bài 23: CƠ CẤU DÂN SỐ * Sử dụng sơ đồ để thể hiện toàn bộ kiến thức học sinh đã lĩnh hội Bài minh chứng 3 Bài 23: CƠ CẤU DÂN SỐ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần 1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày đựoc cơ cấu sinh học ( tuổi, giới) và cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hóa.) của dân số. 2. kỹ năng: - Phân tích biểu đồ các kiểu tháp tuổi, biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế. II. NỘI DUNG: . Cơ cấu sinh học. . Cơ cấu xã hội. III. CHUẨN BỊ: 1. Thầy: Bản đồ dân cư và đô thị lớn trên thế giới 2. Trò: Chuẩn bị bài ở nhà. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến tỉ xuất sinh thô và tỉ xuất tử thô. Câu 2. Thế nào là tỉ suất gia tăng tự nhiên ? Tại sao tỉ suất gia tăng tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số 3. Giảng bài mới Giới thiệu bài Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Cặp - Cơ cấu dân số theo giới là gì? Nêu cách tính. - Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết cấu theo giới? - Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội? - Cơ cấu dân số theo độ tuổi là gì? - Trình bày cách phân chia nhóm tuổi của thế giới và cảu Việt Nam. - Dựa vào bảng số liệu so sánh tỉ lệ các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số trẻ và cơ cấu dân số già - Cơ cấu dân số trẻ và cơ cấu dân số già có những khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế? Hoạt động 2: Cá nhân - Có các loại tháp tuổi nào? - Nêu nhữg đặc trưng cơ bản của dân số được thể hiện ở từng kiểu tháp tuổi. Hoạt động 3: Cả lớp - Cơ cấu dân số theo lao động cho ta biết điều gì? - Thế nào là nguồn lao động? - Phân biệt giữa nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế . - Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế được chia làm mấy khu vực? Đó là khu vực nào? - Dựa vào hình 23.2 hãy so sánh cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của 3 nước. - Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa cho ta biết điều gì? - Người ta dựa vào tiêu chí nào để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa ? - Dựa vào bảng 23 nêu nhận xét về tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học của các nhóm nước trên thế giới ? I. Cơ cấu sinh học. 1. Cơ cấu dân số theo giới. - Kh/n:Cơ cấu dân số theo giới được biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.(đơn vị: %) - Cơ cấu dân số theo giới biến động the

File đính kèm:

  • docNCƯDSP - ĐiA 10.doc
Giáo án liên quan