I. Kiến thức:
1. Vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Vị trí địa lí:
+ Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
+ Hệ toạ độ trên đất liền (các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây), trên biển.
- Phạm vi lãnh thổ
+ Vùng đất: Gồm phần đất liền và các đảo, quần đảo. Tổng diện tích (?). Các nước tiếp giáp, chiều dài đường biên giới trên đất liền và đường bờ biển.
+ Vùng biển: Các nước tiếp giáp (?). Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta ở Biển Đông khoảng 1 triệu km2. Vùng biển của nước ta bao gồm vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
+ Vùng trời: Khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
2. Ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế-xã hội và quốc phòng
31 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 12 - Bài 2 đến bài 42, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
I. Kiến thức:
1. Vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Vị trí địa lí:
+ Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
+ Hệ toạ độ trên đất liền (các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây), trên biển.
- Phạm vi lãnh thổ
+ Vùng đất: Gồm phần đất liền và các đảo, quần đảo. Tổng diện tích (?). Các nước tiếp giáp, chiều dài đường biên giới trên đất liền và đường bờ biển.
+ Vùng biển: Các nước tiếp giáp (?). Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta ở Biển Đông khoảng 1 triệu km2. Vùng biển của nước ta bao gồm vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
+ Vùng trời: Khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
2. Ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế-xã hội và quốc phòng
- Ý nghĩa tự nhiên
+ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Vị trí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, sự phong phú về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật.
+ Vị trí địa lí nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai
- Ý nghĩa kinh tế - xã hội và quốc phòng
+ Về kinh tế: Vị trí địa lí rất thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát triển kinh tế.
+ Về văn hoá - xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
+ Về an ninh, quốc phòng: nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
II. Kĩ năng: Dựa vào Át ltá trang 5.6 và các trang khác, xác định được vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á và thế giới.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Nước ta tiếp giáp với những nước nào? Nêu hệ tọa độ địa lí và các điểm cực.
Câu 2: Kể tên các cửa khẩu quan trọng trên đường biên giới của nước ta với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Câu 3: Kể tên các tỉnh giáp biển ở nước ta từ bắc vào nam.
Câu 4: Vị trí địa lí và lãnh thổ ảnh hưởng như thế nào đến các thành phần địa lí tự nhiên.
Câu 5: Ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế-xã hội và quốc phòng
----000----
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
Bài 6+7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
Bài 9+10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
Bài 11+12: THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN
Bài 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Bài 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
I. Kiến thức
A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Bài 6+7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
1. Đặc điểm chung của địa hình
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (CM).
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng (CM).
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (CM).
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người (CM).
2. Các khu vực địa hình
a. Khu vực đồi núi: Vị trí, đặc điểm (độ cao, hướng, cấu trúc gồm mấy phần?) của các vùng núi:
* Đồi núi:
Đông Bắc
Tây Bắc
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Nam
* Khu vực bán bình nguyên và đồi trung du (?).
b. Khu vực đồng bằng:
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Vị trí
đặc điểm của
- Đồng bằng ven biển miền Trung (?).
3. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực địa hình đối với phát triển kinh tế - xã hội.
a.Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi:
- Thế mạnh:
+ Khoáng sản (?)
+ Rừng và đất trồng (?)
+ Thủy năng (?)
+ Tiềm năng du lịch (?)
- Hạn chế: (?)
b. Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng.
- Thế mạnh:
+ Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản.
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thuỷ sản, khoáng sản và lâm sản.
+ Là điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại
+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ và đường sông.
- Hạn chế: Thiên tai (bão, lụt, hạn hán.) thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
Câu 2. Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
Câu 3. Sự khác nhau của địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.
Câu 4. So sánh sự giống và khác nhau về: điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình, đất của. ĐB sông Hồng với ĐB sông Cửu Long.
Câu 5. Trình bày đặc điểm của dải ĐB ven biển miền Trung.
Câu 6. Nêu các dãy núi và các đỉnh núi cao từ 1000m trở lên ở vùng núi Đông Bắc.
Câu 7. Các đỉnh núi cao trên 1000m và các cao nguyên đá vôi ở khu vực núi Tây Bắc.
Câu 8. Kể tên các cao nguyên đá ba dan ở vùng núi Trường Sơn Nam. Kể tên các Cao nguyên của vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
Câu 9. Kể tên các dãy núi đâm ngang ra biển thuộc khu vực núi Trường Sơn Bắc.
Câu 10. Sự khác nhau về độ cao và hướng của các dãy núi khu vực Trường Sơn Bắc và khu vực Trường Sơn Nam. Dãy núi nào được xem là ranh giới tự nhiên giữa 2 khu vực?
Câu 11. Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây nên những hậu quả gì cho môi trường sinh thái nước ta.
Câu 12. Kể tên các đồng bằng thuộc hệ thống đồng bằng duyên hải miền Trung. Trình bày đặc điểm của dải ĐB ven biển miền Trung.
Câu 13. Trình bày thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi.
Câu 14. Trình bày thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng.
---- 000 ----
Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
1. Khái quát về Biển Đông
- Là biển rộng lớn 3,477 triệu km2 thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương.
- Là biển tương đối kín.
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất này được biểu hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối, hải lưu) và sinh vật biển.
2. Ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam
- Khí hậu: nhờ Biển Đông mà khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn (CM).
- Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển đa dạng (CM).
- Tài nguyên thiên nhiên vùng biển phong phú (CM).
+ Khoáng sản (?)
+ Thủy sản (?)
- Thiên tai: nhiều thiên tai (bão, sạt lở biển, cát bay, cát chảy...).
Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Tại sao biển Đông lại có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái rừng ven biển?
Câu 2. Tại sao ven biển Nam Trung bộ lại có điều kiện thuận lợi nhất cho nghề muối.
Câu 3. Kể tên các vũng, vịnh, các bãi biển, các ngư trường và các bãi tôm, bãi cá ở vùng biển nước ta.
Câu 4. Nêu ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta.
Câu 5. Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam, xác định các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh, thuộc tỉnh thành phố nào?
Câu 6. Chứng minh tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng, phong phú.
---- 000 ----
Bài 9+10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới:
- Biểu hiện:(?)
- Nguyên nhân: (?)
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn
- Biểu hiện:(?)
- Nguyên nhân: (?)
c. Gió mùa:
- Biểu hiện:(?)
- Nguyên nhân: (?)
2. Tính nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua các thành phần tự nhiên khác
a. Địa hình (biểu hiện, nguyên nhân)
b. Sông ngòi (biểu hiện, nguyên nhân)
c. Đất (biểu hiện, nguyên nhân)
d. Sinh vật (biểu hiện, nguyên nhân)
3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống:
a. Đối với sản xuất nông nghiệp
- Thuận lợi: Nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện phát triển nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.
- Khó khăn: Tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp.
b. Đối với hoạt động sản xuất và đời sống
- Thuận lợi: Tạo điều kiện phát triển ngành kinh tế như lâm nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, du lịch, các hoạt động khai thác, xây dựng nhất là vào mùa khô.
- Khó khăn:
+ Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu và mùa nước của sông ngòi.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị nông sản.
+ Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán hàng năm gây tổn hại rất lớn cho mọi ngành sản xuất, gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
+ Các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng. Cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
---- 000 ----
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào?
Câu 2. Trình bày hoatk động của gió mùa ở nước ta.
Câu 3. Hệ quả hoat động của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam?
Câu 4. Tại sao có sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta.
Câu 5. Vì sao ở thành phố Hồ Chí Minh nóng quanh năm.
Câu 6. Kể tên các trung tâm cao áp hình thành gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.
Câu 7. Tại sao khí hậu nước ta không khô hạn như một số nước cùng vĩ độ?
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 8. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy xác định hướng di chuyển của bão vào nước ta Thời gian hoạt động của mùa bão. Vùng nào của nước ta bị ảnh hưởng nhiều nhất và vùng nào ít bị ảnh hưởng nhất.
Câu 9. Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta.
Câu 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào?
Câu 11. Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.
Câu 12: Cho bảng số liệu về lượng mưa và bốc hơi của một số địa điểm (đơn vị: mm)
Lượng mưa
Bốc hơi
Hà Nội
1676
989
Huế
2868
1000
Tp Hồ Chí Minh
1931
1686
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cân bằng ẩm ở các địa điểm.
b. So sánh về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm giữa các địa điểm.
Câu 13. Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm.
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình
tháng I ( oC)
Nhiệt độ trung bình
tháng VII ( oC)
Nhiệt độ trung bình năm ( oC)
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Vinh
17,6
29,6
23,9
Huế
19,7
29,4
25,1
Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8
Tp. Hồ Chí Minh
25,8
27,1
26,9
Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.
--- 000 ---
Bài 11+12: THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG
1. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc - Nam: là do sự phân hóa của khí hậu
phần phía Bắc lãnh thổ
phần phía Nam lãnh thổ
Giới hạn
Khí
hậu
Kiểu khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm
Số tháng lạnh < 200 C
Sự phân hoá mùa
Cảnh quan
Đới cảnh quan
Thành phần loài sinh vật
2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây (Nguyên nhân: Do ảnh hưởng một số dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến và giáp biển Đông nóng ẩm)
a. Đặc điểm vùng biển và thềm lục địa (biểu hiện).
b. Đặc điểm vùng đồng bằng ven biển (biểu hiện).
c. Đặc điểm vùng đồi núi (biểu hiện).
3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao
Đai cao
Độ cao
Đặc điểm khí hậu
Các loại đất chính
Các hệ sinh thái chính
1. Đai nhiệt đới gió mùa
2. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
3. Đai ôn đới gió mùa trên núi
3. Đ đặc điểm cảnh quan ba miền tự nhiên nước ta
Tên miền
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Phạm vi
Đặc điểm chung của tự nhiên
Địa hình
Khí hậu
Sông ngòi
Khoáng sản
Thổ nhưỡng, sinh vật.
II. Kĩ năng
- Sử dụng Át lát địa lí Việt Nam các trang 6, 9, 13,14 và các trang khác để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, thực động vật và nhận xét mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng.
- Xác định và ghi đúng trên Át lát: Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã; các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu. Các cao nguyên ba dan: Đắk Lắk, Plây Ku, Mơ Nông, Di Linh. Đỉnh Phan-xi-păng. Các sông: Hồng, Thái Bình, Đà, Mã, Cả, Thu Bồn, Đà Rằng, Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu
- Phân tích biểu đồ khí hậu, bảng số liệu về khí hậu của một số địa điểm (Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh).
---- 000 -----
Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam?
Câu 2. Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam.
Câu 3. Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.
----000----
B. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN
Bài 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên
Sự suy giảm
Nguyên nhân
Biện pháp bảo vệ
Rừng
Đa dạng sinh học
2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất:
a. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất:
b. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất:
3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác: (tình hình sử dụng và biện pháp )
a. Khoáng sản
b. Tài nguyên du lịch
c. Tài nguyên khí hậu
d. Tài nguyên biển
-------
Bài 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Bảo vệ môi trường
- Là một trong ba nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường là sự mất cân bằng các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên sự gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng biến đổi thất thường về thời tiết khí hậu.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường do hầu hết các khu công nghiệp và sinh hoạt đổ thẳng nước thải ra sông hồ, chưa qua xử lí. Ô nhiễm không khí và MT đất đang diễn ra mạnh.
- Biện pháp: Cần sử dụng hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.
2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống:
a. Bão: (Sử dụng Át lát trang 9 và các trang khác để học)
- Họat động (?).
- Phân bố (?).
- Hậu quả (?).
- Biện pháp phòng chống (?).
b. Các thiên tai khác
Các thiên tai
Ngập lụt
Lũ quét
Hạn hán
Thiên tai khác (động đất)
Nơi thường xảy ra
Nguyên nhân
Hậu quả
Biện pháp phòng chống
3. Biết được Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường của Việt Nam.
- Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững.
* Các nhiệm vụ về bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sông có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.
- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của con người.
- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.
- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.
- Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1. Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và đa dạng sinh học.
Câu 2. Nêu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng.
Câu 3. Nêu nguyên nhân mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của tình trạng này.
Câu 4. Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đô thị và nông thôn.
Câu 5. Dựa váo Át lát trang 9 và kiến thức đã học: Nhận xét hướng di chuyển và tần suất của bão vào nước ta. Cho biết vùng nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão.
Câu 6. Vùng đồng bằng nào ở nước ta hay bị ngập lụt nhất? Vì sao?
Câu 7. Vấn đề bảo vệ môi trường nước ta là gì? Tại sao?
Câu 8. Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ thiên tác hại của các thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ở những vùng nào?
Câu 9. Hãy nêu các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I. Kiến thức
1. Một số đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
a. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc(SGK/67)
- Dân số đông (CM).
- Nhiều thành phần dân tộc (CM).
- Ngoài ra khoảng 3.2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtraylia và một số nước châu Âu.
b. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ (SGK/67)
- Dân số tăng nhanh (CM).
- Cơ cấu dân số trẻ (CM bảng 16.1/68).
c. Phân bố dân cư chưa hợp lí:
- Giữa các đồng bằng với trung du, miền núi (CM bảng 16.2/69)
- Giữa thành thị và nông thôn (CM bảng 16./71).
- Sự thay đổi trong phân bố dân cư.
2. Nguyên nhân, hậu quả của dân đông, gia tăng nhanh và phân bố không hợp lí
- Nguyên nhân:
+ Tự nhiên
+ Kinh tế - xã hội
+ Lịch sử.
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
+ Tài nguyên môi trường
+ Chất lượng cuộc sống.
3. Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta:
- Tuyên truyền và thực hiện chính sách KHHDS có hiệu quả.
- Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng.
- Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo người lao động có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.
- Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
4. Một số chính sách dân số ở nước ta
- Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
- Chính sách phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước.
II. Kĩ năng
- Phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số Việt Nam để hiểu và trình bày về tình hình tăng dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư ở nước ta.
- Sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam (trang 17 và các trang khác) để nhận biết và trình bày đặc điểm phân bố dân cư.
---- 000 ----
BÀI 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
I. Kiến thức
1. Nguồn lao động.
- Nguồn lao động nước ta rất dồi dào (CM)
- Chất lượng lao động.
+ Những mặt mạnh:
+ Hạn chế:
2. Cơ cấu lao động:
a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế:
- Xu hướng chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm, ngư nghiệp sang khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ nhưng còn chậm.
- Lao động nước trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
- Nguyên nhân: (?)
b. Cơ cấu lao động thành phần kinh tế:
- Xu hướng tỉ trọng lao động trong thành phần kinh tế ngoài Nhà nước giảm, lao động theo thành phần kinh tế Nhà nước tăng và lao động trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- Tỉ trọng lao động trong thành phần ngoài Nhà nước lớn nhất.
- Nguyên nhân.
c. Cơ cấu lao động theo thành thị, nông thôn:
- Xu hướng giảm tỉ lệ lao động nông thôn, tăng tỉ lệ lao động thành thị. Nhưng lao động nông thôn vẫn chiếm tỉ lệ cao.
- Có sự chênh lệch lớn về lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật giữa thành thị và nông thôn.
- Nguyên nhân: (?)
d. Hạn chế của cơ cấu lao động Việt Nam
- Năng suất lao động ngày càng tăng song vẫn còn thấp so với thế giới.
- Phần lớn lao động có thu nhập thấp từ đó làm chậm phân công lao động xã hội.
- Quỹ thời gian lao động nông thôn còn chưa sử dụng hết.
3. Việc làm đang là vấn đề gay gắt của nước ta và hướng giải quyết
- Trung bình mỗi năm giải quyết khoảng 1 triệu việc làm mới.
a. Việc làm đang là vấn đề KT-XH gay gắt ở nước ta hiện nay, vì:
- 2005 cả nước thất nghiệp 2.1%; thiếu việc làm 8.1%, trong đó:
+ Thất nghiệp: ở TT 5.3% và NT 1.1%
+ Thiếu việc làm: ở TT 4.5% và NT 9.3%
* Nguyên nhân: dân số đông, kinh tế còn chậm phát triển....
* Mối quan hệ dân số - lao động - việc làm: quan hệ mật thiết với nhau, vì vấn đề này là hệ quả của vấn đề kia và ngược lại. (CM).
b. Hướng giải quyết việc làm: ( SGK/78)
- Chính sách dân số (?)
- Phân bố lại lao động (?)
- Phát triển Sản xuất (?)
II. Kĩ năng
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về nguồn lao động, sử dụng lao động, việc làm:
- Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn, kĩ thuật.
- Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế, phân theo thành phần kinh tế, phân theo thành thị, nông thôn.
---- 000 ----
Bài 18: ĐÔ THỊ HOÁ
I. Kiến thức
1. Đặc điểm:
a. Qúa trình đô thị hoá diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp ( quy mô không lớn, phân bố tản mạn, nếp sống đô thị và nông thôn còn xen vào nhau, cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp).
- Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp và không giống nhau giữa các thời kì và giữa hai miền Nam – Bắc.
b. Tỉ lệ dân thành thị tăng dần nhưng còn thấp, năm 2005 số dân thành thị mới chiếm 26.9% số dân cả nước.
c. Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng.
- Số thành phố lớn còn quá ít .Chất lượng các đô thị lớn chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế.
- Cơ sở hạ tầng của các đô thị vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
c. Nguyên nhân (kinh tế - xã hội).
d. Liên hệ với việc gia tăng dân số nhanh.
2. Mạng lưới đô thị
- Dựa trên số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp Nước ta có 6 loại đô thị (loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4, 5).
+ Hai đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Năm đô thị trực thuộc trung ương: Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng.
+ Còn lại các đô thị đều trực thuộc tỉnh.
- Các đô thị lớn đều tập trung ở đồng bằng ven biển.
- Số lượng và quy mô đô thị có sự khác nhau giữa các vùng.
3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội: (SGK)
a. Tích cực:
b. Tiêu cực.
II. Kĩ năng
- Sử dụng Atlát (trang 15 và các trang khác), nhận xét sự phân bố mạng lưới các đô thị lớn.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về số dân và tỉ lệ dân đô thị ở Việt Nam.
- Phân tích bảng số liệu về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong cả nước.
Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Phân tích tác động của đặc điểm dân số đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường?
Câu 2: Vì sao phải thực hiện phân bố dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua?
Câu 3: Trình bày các đặc điểm dân số và phân bố dân cư của nước ta.
Câu 4: Phân tích nguyên nhân, hậu quả của việc phân bố dân cư chưa hợp lí.
Câu 5: Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta? Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay.
Câu 6: Vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt của nước ta. Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta .
Câu 7: Trình bày đặc điểm đô thị hoá ở nước ta?
Câu 8: Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với phát triển kinh tế xã hội.
Câu 9. Nêu ví dụ minh họa điển hình về những hậu quả của quá trình đô thị hóa đối với phát triển KT-XH và môi trường ở nước ta hiện nay.
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Bài 20: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
I. Kiến thức
1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
a. Chuyển dịch cơ cấu GDP.(CM)
b. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành (CM)
c. Nguyên nhân (?).
2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
- Biểu hiện: (?)
- Nguyên nhân (?).
3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế
- Biểu hiện: (?)
- Nguyên nhân (?).
4. Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. Kĩ năng:
- Sử dụng Át lát trang 17 và các trang khác.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê về cơ cấu kinh tế theo ngành, cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
Ôn tập
Câu 1. Nêu sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế của nước ta. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì?
Câu 2. Điền các nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau:
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu
Ngành kinh tế
Thành phần kinh tế
Lãnh thổ kinh tế
Câu 3. Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta
( đơn vị: tỉ đồng)
Ngành Năm
2000
2005
Nông nghiệp
129140,5
183342,4
Lâm nghiệp
7673,9
9496,2
Thủy sản
26498,9
63549,2
Tổng số
163313,3
256387,8
a. Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản qua các năm.
b. Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
---000---
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Bài 21: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
I. Kiến thức
1. Nền nông nghiệp nhiệt đới
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới (dẫn chứng)
b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới (dẫn chứng).
2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới
(So sánh 2 nền nông nghiệp)
II. Kĩ năng
- Sử dụng Atlat trang 18, 19, 20 và các trang khác để nhận xét về sự phân bố nông nghiệp.
- Phân tích số liệu thống kê về sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp.
---000---
Bài 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
I. Kiến thức
1. Ngành trồng trọt
- Chiếm 75% giá trị sản xuất nông nghiệp.
-
File đính kèm:
- ON TN 2013 MOI THAO GIAM TAI VA CHUAN KIEN THUC.doc