I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS có khả năng:
- Nhận biết được các dạng biểu đồ thường gặp, chức năng và công dụng của từng biểu đồ.
- Rèn luyện kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp với các đề bài khác nhau.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ: quy trình vẽ biểu đồ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tập bản đồ địa lí lớp 12.
- GV chuẩn bị một số dạng biểu đồ cơ bản trên bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động
-GV: Vẽ biểu đồ là một kĩ năng rất quan trọng trong môn địa lí, để nhận biết được khi nào dùng biểu đồ cột, khi nào dùng biểu đồ tròn, biểu đồ miền thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 12 - Bài: Rèn luyện kĩ năng thực hành về các dạng biểu đồ thường gặp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/1/2009. Lớp dạy: 12A, 12B.
Ngày dạy: 15/1/2009. Tiết: phụ đạo
Bài: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH
VỀ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ THƯỜNG GẶP
I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS có khả năng:
- Nhận biết được các dạng biểu đồ thường gặp, chức năng và công dụng của từng biểu đồ.
- Rèn luyện kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp với các đề bài khác nhau.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ: quy trình vẽ biểu đồ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tập bản đồ địa lí lớp 12.
- GV chuẩn bị một số dạng biểu đồ cơ bản trên bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động
-GV: Vẽ biểu đồ là một kĩ năng rất quan trọng trong môn địa lí, để nhận biết được khi nào dùng biểu đồ cột, khi nào dùng biểu đồ tròn, biểu đồ miền thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này.
2. Hoạt động của GV và HS
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng biểu đồ thường gặp trong chương trình địa lí lớp 12.
- GV: Các em hãy kể các dạng biểu đồ mà các em đã từng gặp.
- GV cho mỗi HS nêu một dạng biểu đồ, GV ghi lên bảng tất cả các dạng biểu đồ mà HS phát biểu.
- GV kết luận và phân nhóm biểu đồ cho HS:
Trong chương trình địa lí ở PTTH nói chung và lớp 12 nói riêng có nhiều dạng biểu đồ. Tựu chung lại, có thể chia các dạng này thành hai nhóm. Đó là nhóm cơ bản và nhóm biểu đồ biến đổi từ dạng cơ bản.
- Nhóm biểu đồ biến dạng từ dạng cơ bản thường khó vẽ hơn và nếu như nắm vững các dạng biểu đồ cơ bản thì sẽ dễ vẽ hơn các dạng này.
- Khó có thể thống kê được các biểu đồ thuộc dạng biến đổi. Dẫu sao trên thực tế, cần đặc biệt chú ý đến hai dạng sau đây.
+ Dạng biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tất nhiên là phản ánh cơ cấu, nhưng không phải đơn thuần như dạng cơ bản, mà liên quan tới sự chuyển dịch hay sự thay đổi.Biểu đồ thích hợp hơn cả theo yêu cầu thể hiện sự chuyển dịch là biểu đồ dạng miền.
→ Đây là tín hiệu đầu tiên phải nhanh chóng phát hiện ra khi đọc câu hỏi.
→ Đây là tín hiệu thứ hai để khẳng định cần phải chọn biểu đồ miền.
+ Đây là dạng biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ đường. Ưu điểm của dạng biểu đồ kết hợp là trên cùng một hệ trục tọa độ ( dĩ nhiên là phải có hai trục tung) có thể thể hiện được nhiều lượng thông tin trên cơ sở số liệu đã cho.
Dạng này rất dễ nhận ra. Vấn đề còn lại là việc chọn cách thể hiện sao cho thích hợp nhất.
+ Ngoài hai dạng trên còn có các dạng khác như: biểu đồ nữa hình tròn úp vào nhau để thể hiện xuất, nhập khẩuTuy nhiên, các dạng này thường ít gặp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình vẽ biểu đồ nói chung và từng dạng biểu đồ nói riêng.
- GV: Khi vẽ biểu đồ các em thường tuân theo những trình tự nào?
- HS trả lời. HS khác bổ sung.
- GV kết luận và chuẩn hóa kiến thức.
- Chọn dạng biểu đồ là bước khởi đầu có ý ngĩa về mặt định hướng. Dĩ nhiên nếu việc lựa chọn không đúng hay không thích hợp thì biểu đồ sẽ sai.
Vậy căn cứ vào đâu để chọn đúng dạng biểu đồ?
- Cần phải đọc kĩ câu hỏi để xác định yêu cầu của đề ra.Thông thường có ba cách hỏi với các yêu cầu khác nhau: Yêu cầu rất chung chung, yêu cầu cụ thể và yêu cầu có lựa chọn. Từ đó có thể chọ biểu đồ thích hợp.
- Bảng số liệu trong câu hỏi cũng là một căn cứ để lựa chọn dạng biểu đồ. Nhìn chung, căn cứ này không quan trọng bằng căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi, nhưng trong một số trường hợp cụ thể nó lại có giá trị đặc biệt như dạng biểu đồ miền.
- Trong bảng số liệu có hai dạng số liệu đó là số liệu tinh và số liệu thô. Vậy làm thế nào để biết được số liệu tinh hay thô?
Việc nhầm lẫn giữa hai số liệu này dẫn đến việc vẽ sai biểu đồ.
Để phân biệt được số liệu tinh hay thô phải căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi.
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp người ta yêu cầu vẽ biểu đồ đường thể hiện sự phát triển nhưng lại phải xử lí.Các trường hợp không tuân theo quy luật này sẽ được nói đến ở phần sau.
- Sau khi đã lựa chọn được các dạng biểu đồ và xử lí số liệu, bước cuối cùng là vẽ biểu đồ, đây là bước đơn giản và là kết quả cụ thể của hai bước trên.
- Có hai cách chú giải:
→ Chú giải riêng ở bên ngoài biểu đồ. Trong phần chú giải kẻ các ô hình chữ nhật và điền vào đó các kí hiệu tương ứng với biểu đồ.
→ Chú giải bên trong biểu đồ nghĩa là ghi trược tiếp lên biểu đồ.
Nhìn chung hai cách trên đều sử dụng được và có giá trị ngang nhau, song nên sử dụng cách đầu tiên để nâng cao tính thẩm mĩ.
- Đây là biểu đồ cơ bản để phản ánh sự phát triển của hiện tượng, sự vật địa lí. Chỉ cần căn cứ vào nội dung câu hỏi là có thể xác định được dẽ dàng dạng biểu đồ này.
- Trong bảng số liệu cho trước người ta có thể cung cấp số liệu của nhiều năm.Khi vẽ biểu đồ cần lưu ý, bởi vì koangr cách năm không chính xác thì đường biểu diễn sẽ phản ánh không đúng tình hình phát triển.
- Đối với biểu đồ cột thì đơn giản hơn vì một số điểm lưu ý nói trên không cần phải quan tâm. Khi vẽ biểu đồ cột khoảng cách năm thường không có ý nghĩa.
Nhìn chung các dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển ít khi phải xử lí số liệu. Tuy nhiên vẫn cần chú ý đọc kĩ câu hỏi để quyết định có phải xử lí số liệu hay không.
Một trong những trường hợp hay gặp là câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng và cho bảng số liệu trong đó có các chỉ tiêu và đơn vị đo rất khác nhau. Với trường hợp cụ thể này cần phải xử lí số liệu bằng cách lấy năm đầu tiên cho bảng số liệu làm mốc ( tính bằng 100), từ đó lần lượt tính ra các năm khác so với năm đầu tiên.
- Trong trường hợp này người ta thường cho số liệu của ít năm.
- Dạng biểu đồ này thực chất là dạng biểu đồ cơ cấu. Khi lựa chọn dạng biểu đồ cần lưu ý: biểu đồ tròn nghiêng về thể hiện cơ cấu trong một, hai, ba năm. Còn biểu đồ miền thực chất vẫn thể hiện cơ cấu trong khoảng thời gian dài với nhiều năm.
- Thay vì vẽ biểu đồ miền một số HS vẽ biểu đồ tròn hoặc cột. Cách vẽ này không sai nhưng rõ ràng không thích hợp để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu. Ngay cả về mặt hình thức trên trang giấy của HS vẽ chi chít những hình tròn hay hình cột đã là một sự vô lí rồi. Vì thể nếu thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu qua nhiều năm mà vẽ biểu đồ tròn hay cột thì không được tính điểm.
- Vẽ biểu đồ miền thực chất là vẽ đường biểu diễn ( tương tự như vẽ biểu đồ đường). Tuy theo yêu cầu của câu hỏi, có thể vẽ một, hai hay ba đường. Các đường này chính là ranh giới giữa các miền trong biểu đồ.
- Dạng biểu đồ kết hợp đúng như tên gọi của nó là dạng biểu đồ có khả năng thể hiện cả sự phát triển lẫn cơ cấu với lượng thông tin khá phong phú. Trong địa lí lớp 12 thông dụng nhất là biểu đồ kết hợp đường và cột.
I. CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ THƯỜNG GẶP
1.Nhóm biểu đồ cơ bản.
a. Dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển.
- Dạng biểu đồ này phản ánh đầy đủ các hiện tượng, sự vật địa lí về phương diện động lực, quá trình phát triển, tình hình phát triển
- Đối với yêu cầu phải vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển thì có thể sử dụng hai dạng: Biểu đồ cột hoặc biểu đồ đường( hay còn gọi là biểu đồ đồ thị hoặc biểu đồ đường biểu diễn).
b. Dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu
- Đây là dạng biểu đồ phản ánh cơ cấu của các hiện tượng địa lí.
- Về lí thuyết có hai dạng: biểu đồ tròn và biểu đồ vuông. Hai dạng này có giá trị như nhau nhưng nên chọn biểu đồ tròn vì dễ vẽ và tốn ít thời gian hơn.
2.Nhóm biểu đồ biến dạng từ dạng cơ bản.
a. Dạng biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu.
- Biểu đồ dạng miền
Có hai tín hiệu cơ bản để làm cơ sở để chọn biểu đồ dạng miền:
+ Thứ nhất là yêu cầu từ câu hỏi. Câu hỏi thường yêu cầu: vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự chuyển dịch ( hoặc sự thay đổi) cơ cấu.
+ Thứ hai là từ bảng số liệu đã cho. Nếu câu hỏi yêu cầu sự chuyển dịch cơ cấu ( hoặc thể hiện cơ cấu) mà số liệu tương đối nhiều năm, cụ thể phải ≥ 3 năm.
b. Dạng biểu đồ kết hợp
- Là dạng kết hợp giữa biểu đồ đường và biểu đồ cột.
- Ưu điểm: thể hiện được nhiều thông tin trên cùng một hệ trục tọa độ.
II. QUY TRÌNH VẼ BIỂU ĐỒ
Khi vẽ biểu đồ về nguyên tắc cần tuân theo những trình tự sau đây:
1. Chọn dạng biểu đồ
Có hai căn cứ:
- Căn cứ vào câu hỏi: Yêu cầu của câu hỏi chính là căn cứ hàng đầu để lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp.
- Căn cứ vào số liệu cho trước trong câu hỏi.
2. Xử lí số liệu
- Số liệu tinh: là số liệu không cần phải xư lí, có thể sử dụng ngay trong biểu đồ.
- số liệu thô là số liệu cần phải xử lí thì mới có thể vẽ được biểu đồ như yêu cầu của câu hỏi.
- Số liệu tinh thường được sử dụng khi câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển ( dạng cơ bản) hoặc biểu đồ kết hợp ( dạng biến đổi).
- Số liệu thô thường được sử dụng khi câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ cơ cấu ( dạng cơ bản) hoặc biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch ( dạng biến đổi).
3. Vẽ biểu đồ
Đối với bước này cần lưu ý những yêu cầu sau:
- Biểu đồ phải vẽ chính xác, rõ ràng ( nếu đẹp thì càng tốt).
- Phải có bảng chú giải cho biểu đồ.
- Phải có tên biểu đồ.
III. CÁCH VẼ TỪNG DẠNG BIỂU ĐỒ CỤ THỂ
1. Dạng biểu đồ thể hiện sự phát triển
Để thể hiện sự phát triển có thể sử dụng biểu đồ cột hoặc biểu đồ đường. Thông thường khi bảng số liệu ít năm thì người ta dùng biểu đồ cột. Còn nếu có số liệu của nhiều năm thì người ta vẽ biểu đồ đường. Tuy nhiên đối với mỗi dạng cần có những chú ý sau đây:
a. Đối với biểu đồ đường
- Phải chú ý đến khoảng cách năm trên trục hoành.
- Cần chọn năm đầu tiên trùng với trục tọa độ và đường biểu diễn bắt đầu từ trục tung tương ứng với bảng số liệu.
b. Đối với biểu đồ cột
- Không cần chú ý đến các lưu ý trên.
2. Dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu
Dạng này thông dụng nhất là hình tròn. Khi vẽ hình tròn cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Trước hết cần phải xem xét kĩ số liệu. Số liệu có thể ở hai dạng là: số liệu tuyệt đối và số liêu tương đối.
+ Nếu bảng số liệu cho số liệu tuyệt đối thì ( ví dụ như : nghìn người, triệu tấn, triệu USD) thì buộc phải xử lí chúng thành phần tăm (%) và chỉ cần đưa vào bài làm bảng số liệu mà không cần đưa cách tính.
+ Nếu bảng số liệu cho số liệu tương đối (%) thì đây là số liệu tinh không cần phải xử lí.
- Tiếp theo cần chú ý đến bán kính đường tròn. Có thể gặp các trường hợp sau:
+ Nếu là số liệu tuyệt đối thì cần phải xử lí ra % thì bán kính của đường tròn phải khác nhau. Khi vẽ cần phải tính toán bán kính đường tròn tương ứng với số liệu tuyệt đối cảu các năm.
+ Nếu là số liệu tương đối thì bán kính đường tròn có thể bằng nhau.
3. Dạng biểu đồ thể hiện chuyển dịch cơ cấu
- Đối với biểu đồ miền cần lưu ý đến bảng số liệu đã cho. Nếu phải xử lí số liệu trong bài làm chỉ cần đưa ra bảng số liệu để thể hiện sự hiểu bài của mình.
- Khi vẽ biểu đồ cần lưu ý:
+ Trục tung thể hiện % từ 0-100%, còn trục hoành thể hiện thời gian ( năm).
+ Năm đầu tiên của trục hoành nằm trên trục tọa độ và như vậy điểm bắt đầu của tất cả các đường biểu diễn đều xuất phát từ trục tung, đồng thời phù hợp với phần trăm được tính toán.
+ Khoảng cách năm trên trục hoành phải phù hợp với các năm đã cho trong bảng số liệu.
+ Chú giải có thể trực tiếp trên biểu đồ hoặc để bên ngoài biểu đồ.
4. Dạng biểu đồ kết hợp
File đính kèm:
- Phu dao lop 12 Cac dang bieu do co ban.doc