Bài soạn môn Địa lý lớp 6 - Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực nên địa hình bề mặt trái đất

I - Mục tiêu

1. Kiến thức

Sau bài học HS cần:

- Phân biệt được sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực tìm một số ví dụ về nội lực và ngoại lực.

- Biết địa hình của Trái Đất là kết quả tác động của nội lực và ngoại lực .Hai lực này luôn có tác động đối nghịch nhau.

- Trình bày về hiện tượng tác hại của núi lửa và động đất.

 2. Kĩ năng

- Nhận biết trên tranh ảnh, mô hình các bộ phận hình dạng của núi lửa.

- Chỉ trên bản đồ vành đai lửa Thái Bình Dương.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 6 - Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực nên địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II các thành phần tự nhiên của trái đất Tuần: 15 Ngày soạn : 07/12/2008 Tiết: 14 Ngày giảng : 09/12/2008 Bài 12: Tác Động của nội lực và ngoại lực nên địa hình bề mặt trái đất I - Mục tiêu Kiến thức Sau bài học HS cần: - Phân biệt được sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực tìm một số ví dụ về nội lực và ngoại lực. - Biết địa hình của Trái Đất là kết quả tác động của nội lực và ngoại lực .Hai lực này luôn có tác động đối nghịch nhau. - Trình bày về hiện tượng tác hại của núi lửa và động đất. 2. Kĩ năng - Nhận biết trên tranh ảnh, mô hình các bộ phận hình dạng của núi lửa. - Chỉ trên bản đồ vành đai lửa thái bình Dương. II - Thiết bị dạy học 1. Bản đồ tự nhiên thế giới và việt Nam. 2. Tranh ảnh các loại địa hình thể hiện tác động của nội lực và ngoại lực. 3. Mô hình núi lửa. III - Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Tại sao trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau ? 3. Bài mới Mở bài: Hình dạng vỏ Trái Đất được gọi là địa hình. Điạ hình bề mặt Trái Đất không phải chỗ nào cũng như chỗ nào, nguyên nhân do đâu? Hoạt đông của Thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Bước 1: GV cho HS quan sát mô hình: - Vỏ traí đất có độ dày như thế nào ? điều đó chứng tỏ bề mặt Trái Đất bằng phẳng hay gồ ghề ? - Dựa vào nội dug SGK em hãy cho biết tại sao bề mặt Trái Đất lại gồ ghề không bằng phẳng ? GV: yêu cầu HS: -Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ nội lực và ngoại lực. - Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau ? Bước 2: - GV yêu cầu HS trả lời. - GV chuẩn kiến thức Chuyển ý :chúng ta đã biết vật chất ở lớp trung gian từ quánh dẻo đến lỏng nơi nào vỏ Trái Đất mỏng sẽ bị tràn ra hiện tượng đó gọi là hiện tượng gì ? Hoạt động 1: Bước 1: GV: Cho HS quan sát tranh ảnh về hoạt động của núi lửa. - Tại sao lại gọi là núi lửa ? - Khi núi lửa hoạt động gây lên những tác hại gì đồi với đời sống và sản xuất ? - Khi mắc ma nguội đi phân hoá thành đất. Đất những nơi đó thường như thế nào ? - Chuẩn xác kiến thức chỉ trên bản đồ thế giới vành đai lửa Thái Bình Dương. - Cả hại hoạt động núi lửa và động đất là kết quả của nội lực hay ngoại lực. - Động đất xảy ra ở những nơi đông dân gây lên những hậu quả gì ? GV: Nêu một số vụ động đất và núi lửa gây hậu quả nghiêm trọng. Bước 2: - GV yêu cầu HS trả lời. - GV chuẩn kiến thức. 1. Tác động của nội lực và ngoại lực. - Nội lực là những lưc sinh ra ở bên trong Trái Đất. Làm cho đất đá bị uốn nếp thành núi đứt gãy hạ thấp địa hình. - Ngoại lực là những lực sinh ra từ bên ngoài như nhiệt độ gió mưa, nước chảy làm cho địa hình bị bào mòn hay bồi tụ. 2. Núi lửa và động đất. - Núi lửa là hiện tượng phun trào mắc ma dưới sâu lên trên bề mặt đất. + Núi lửa hoạt đọng gây tác hại nghiêm trọng. + Những núi lửa tắt đất đai phì nhiêu dân tập chung đông. - Động đất là hiện tượng các lớp đất đá bị dung chuyển. 4. Củng cố - GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. - Nội lực là gì, Ngoại lực là gì ? Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau ? 5. Hướng dẫn HS về nhà - Về nhà làm tiếp bài tập SGK. - Học bài cũ, nghiên cứu bài mới.

File đính kèm:

  • docTiet 14- Tac dong cua noi luc va ngoai luc.doc