Bài soạn môn Địa lý lớp 6 - Bài 4: Phương hướng trên bản đồ kinh độ vĩ độ và toạ độ địa lí

I-Mục tiêu

Sau bài học HS cần:

- Biết và nhớ các quy định về phương hướng trên bản đồ.

- Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của một điểm.

- Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ, trên quả Địa Cầu.

II-Thiết bị dạy học

- H114,15,16 phóng to

- Bản đồ

- Quả địa cầu

III-Tiến trình bài giảng

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì? Dựa vào bản đồ sau đây 1:200000;1:600000 cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực tế ?

3. Bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 6 - Bài 4: Phương hướng trên bản đồ kinh độ vĩ độ và toạ độ địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Ngày soạn: 23/09/2008 Tiết: 5 Ngày giảng: 25/09/2008 Bài 4: phương hướng trên bản đồ kinh độ vĩ độ và toạ độ Địa lí I-Mục tiêu Sau bài học HS cần: - Biết và nhớ các quy định về phương hướng trên bản đồ. - Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của một điểm. - Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ, trên quả Địa Cầu. II-Thiết bị dạy học - H114,15,16 phóng to - Bản đồ - Quả địa cầu III-Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì? Dựa vào bản đồ sau đây 1:200000;1:600000 cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài thực tế ? 3. Bài mới. Mở bài: (SGK- tr 15) Hoạt động của GV+HS Nội dung học tập GV: Trái Đất là một quả cầu tròn, làm thế nào để xác định phương hướng trên bề mặt quả Địa Cầu? HS:Trả lời. GV: Giới thiệu cách xác định phương hướng trên bản đồ. GV: Cực bắc nằm ở đầu nào của kinh tuyến? cực Nam nằm ở đầu nào của kinh tuyến ? HS: Trả lời GV: Chuẩn xác kiến thức GV: Dựa vào hệ thống kinh vĩ tuyến thì bắc của bản đồ được xác định như thế nào ? HS: Dựa vào nội dung SGK trả lời. GV: Chuẩn xác kiến thức. - Cho HS quan sát H1 không có kinh tuyến vĩ tuyến HS xác điịnh phương hướng. HS: Xác định phương hướng. Chuyển ý: Nơi giao nhau của các kinh tuyến vĩ tuyến thướng dùng để xác định vị trí của điểm đó trên Trái Đất và điểm đó được gọi là gì ? GV: Dựa vào H11 và nội dung SGK em hãy cho biết điểm c là chỗ giao nhau của kinh tuyến nào và vĩ tuyến nào ? HS: Xác định kinh tuyến điểm và vĩ tuyến đi qua điểm C? GV: Chuẩn xác kiến thức - Thông báo + Kinh tuyến đi qua điểm c gọi là kinh độ. + Vĩ tuyến đi qua điểm c gọi là vĩ độ . - Điểm C có toạ độ địa lí là (200t;100B). Vậy toạ độ địa lí của một điểm bao gồm những gì ? HS: Trả lời. GV: Chuẩn xác kiến thức. - Lưu ý: Khi viết toạ độ địa lí của một điểm thì kinh độ viết trên, vĩ độ viết dưới hoặc kinh độ viết trước, vĩ độ viết sau. GV: Chia lớp thành các nhóm thảo luận làm bài tập 3 HS: Thảo luận nhóm làm bài tập 3. Đại diện HS lên bảng điền kết quả bài tập. Nhóm khác nhận xét đánh giá . GV: Chuẩn xác kiến thức. 1. Phương hướng trên bản đồ a. Xác định dựa vào kinh tuyến và vĩ tuyến. - Đầu trên của kinh tuyến là hướng bắc, đầu dưới là hướng Nam. - Bên phải kinh tuyến là hướng đông, bên trái là hướng Tây. b. Xác định dựa vào mũi tên chỉ hướng. B TB ĐB T Đ ĐN TN N - Có những bản đồ, lược đồ không thể hiện các đường kinh tuyến, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại. 2. kinh độ vĩ độ và toạ độ địa lí - Kinh độ của một địa điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. - Vĩ độ của một địa điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. - Toạ độ địa lí của một điểm chính là kinh độ và vĩ độ của địa điểm đó trên bản đồ. - VD: Toạ độ của điểm C 200 T 100B Hoặc C (200T;100B) 3. Bài tập a. Hướng đến thủ đô các nước - Hà nội đến viêng chăn: hướngT N. - Hà Nội dến Gia – Các Ta: hướng N . - Hà Nội đến Ma –ni –la: hướng ĐN . - Cua-la Lăm-pơ đến Băng Cốc: Hướng B. - Cua-la Lăm-pơ đến Ma-ni –la: hướng ĐB. - Ma -ni -la đến Băng Cốc: hướng T. b. Toạ độ địa lí của các điểm 1300Đ 1100Đ 1300Đ A B C 100B 100B 00 c. Toạ độ các điểm trên bản đồ 1400Đ 1200Đ E Đ 00 100N d. Hướng từ điểm O đến các điểm - Từ O đến A hướng Bắc - Từ O đến B hướng Đông - Từ O đến C hướng Nam - Từ O đến D hướngTây 4. Củng cố, đánh giá. - Dựa vào đâu có thể xác đinh được phương hướng trên bản đồ? 5. Hướng dẫn HS về nhà. - Làm bài tập SGK, TBĐ. - Đọc trước bài 5.

File đính kèm:

  • docTiet 5-Phuong huong tren ban do, kinh do, vi do, toa do dia li.doc