I - Mục tiêu
Sau bài học HS cần:
- Hiểu và trình bày được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ( Quĩ đạo, thời gian chuyển động và tính chất của sự chuyển động ).
- Nhớ vị trí Xuân Phân, Hạ Chí, Thu phân và Đông Chí trên quĩ đạo của Trái Đất.
- Biết sử dụng quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quĩ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa.
II - Các thiết bị dạy học cần thiết
- Tranh về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Quả địa cầu.
- Hình vẽ 23 trong SGK.
III - Tiến trình trình bài giảng
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Mở bài.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 6 - Bài 8: Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn: 09/11/2008
Tiết: 10 Ngày giảng: 11/11/2008
Bài 8:
Sự chuyển động của Trái Đất
quanh mặt trời
I - Mục tiêu
Sau bài học HS cần:
- Hiểu và trình bày được chuyển động của trái đất quanh mặt trời ( Quĩ đạo, thời gian chuyển động và tính chất của sự chuyển động ).
- Nhớ vị trí xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí trên quĩ đạo của Trái Đất.
- Biết sử dụng quả địa cầu để lặp lại hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quĩ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa.
II - Các thiết bị dạy học cần thiết
- tranh về sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời.
- Quả địa cầu.
- Hình vẽ 23 trong SGK.
III - Tiến trình trình bài giảng
1. ổn định tổ chức lớp.
2. kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Mở bài.
Hoạt động của GV+HS
Nôi dung học tập
GV: Ngoài chuyển động quanh trục Trái Đất còn chuyển động nào nữa hay không ?
HS: Dựa vào nội dung sgk trả lời .
GV: Chuẩn xác kiến thức
- Dựa vào H 23 (SGK-Tr ) và nội dung SgK em hãy cho biết khi Trái Đất chuyển động quanh mặt trời thì chuyển động quanh trục của Trái Đất như thế nào ?
HS: Quan sát H23 và dựa vào nội dung SGK trả lời câu hỏi.
GV: Chuẩn xác kiến thức .
- Đường chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời gọi là quĩ đạo.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm:
phiếu học tập
Dựa vào H 23 sgk em hãy cho biết
- quĩ dạo chuyển động của Trái Đất có hình gì ?
- Khi chuyển động quanh mặt trời, Trái Đất chuyển động theo chiều nào ?
- Khi chuyển động được một vòng quanh trục Trái Đất chuyển động được bao nhiêu vòng quanh trục ?
HS: Quan sát H23 thảo luận nhóm . Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
GV: Chuẩn xác kiến thức
(Thời gian chuyển động của ổTrái Đất trên quỹ đạo gọi là năm thiên văn. Giữa năm lịch và năm thiên văn chênh nhau 6h. Như vậy để cho năm lịch và năm thiên văn trùng nhau thì cứ sau 4 năm người ta phải thêm vào năm lịch một ngày. năm đó gọi là năm nhuận)
- Khi Trái Đất chuyển động quanh mặt trời thì hướng nghiêng của trục Trái Đất như thế nào ?
HS: Quan sát tranh chuyển động của Trái Đất quanh mặt Trời, trả lời?
Chuyển ý: Khi chuyển động quanh mặt trời gây ra nhiều hiện tượng trong đó hai hiện tượng quan trọng. Hôm nay chúng ta tìm hiểu hiện tượng thứ nhất.
GV: Sử dụng mô hình chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời .
- Do trục Trái Đất nghiêng trong quá trình chuyển động tịnh tiến thì cả hai nửa cầu có cùng ngả về phía mặt trời hay không ?
HS: Quan sát mô hình và tranh chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời trả lời câu hỏi .
GV:Từ ngày 21-3 đến trước ngày 23-9 nửa cầu bắc ngả về phía mặt trời sẽ nhận được lượng nhiệt và ánh sáng mặt trời như thế nào ?
HS : Trả lời.
GV: Từ ngày 21-3 đến ngày 23-9 nửa cầu nam ngả về phía xa mặt trời thì sẽ nhận được lượng nhiệt và ánh sáng mặt trời như thế nào ?
HS : Dựa vào nội dung SGK trả lời câu hỏi.
GV: chuẩn xác kiến thức.
-Giảng về cách chia mùa theo âm dương lịch của một số nước
1. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời
-Diễn ra đồng thời với chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Quĩ đạo hình elíp (Gần tròn)
- Hướng quay từ tây sang đông (Cùng chiều quay quanh trục của Trái Đất )
- Chu kì quay là 365 ngày 6 h
- Độ nghiêng và hướng nghiêng của Trái Đất luôn không đổi.
2. Hiện tượng các mùa
a. Mỗi bán cầu có hai mùa
- Sau ngày 21- 3 đến trước ngày 23 - 9.
+ Bắc bán cầu là mùa nóng.
+ Nam bán cầu là mùa lạmh.
-Sau ngày 23 - 9 đến trước ngày 21- 3 (Ngược lại ).
b. Nhiều nước chia 4 mùa theo dương lịch hoặc âm dương lịch.
4. Củng cố
- Tại sao Trái Đất chuyển động quanh mặt trời lại sinh ra hai mùa nóng và mùa lạnh?
5. Hướng dẫn HS về nhà
- Về nhà các em học bài trả lời câu hỏi SGK và làm bài tập TBĐ bài số 8.
File đính kèm:
- Tiet 10- Su chuyen dong cua Trai Dat quanh Mat Troi.doc