Để trao đổi những kinh nghiệm lẫn nhau, trong công tác giảng dạy phụ đạo hỗ trợ đối với học sinh yếu kém đối với trường THCS Diên Lãm. Tôi vừa là cán bộ quản lý vừa dạy môn Địa lý, xin đề xuất một số sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong quá trình quản lý và giảng dạy. Mà tôi áp dụng thực tế có hiệu quả và có thể vận dụng trực tiếp cho học sinh ở địa phương mình thuộc lĩnh vực vùng sâu, xa, từ điều kiện kinh tế, sự nhận thức về văn hóa của phụ huynh và học sinh đa số còn hạn chế.
Nay tôi xin tham dự viết bài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tham gia trao đổi kinh nghiệm cùng các thầy, cô và đồng nghiệp trong Ngành giáo dục Quỳ Châu nói chung và trường THCS Diên Lãm nói riêng, để góp ý trao đổi lẫn nhau, để xây dựng phương pháp dạy phụ đạo học sinh yếu kém, để có thể nâng dần chất lượng và có khả năng sánh vai với các trường bạn trong Huyện.
Kính thưa! Quý thầy, cô. Trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm này tôi còn rất nhiều hạn chế, rất mong quý thầy, cô nhiệt tình góp ý để bài sáng kiến kinh nghiệm sau được hoàn thiện hơn. Nhằm áp dụng trong công tác giảng dạy mang tính thiết thực và có hiệu quả cho công tác giảng dạy ở trường THCS hiện nay. Với những lý do trên tôi chọn đề tài "Phương pháp dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Địa lý lớp ở trường THCS Diên Lãm".
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 9 - Phương pháp dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Địa lý lớp ở trường THCS Diên Lãm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Để trao đổi những kinh nghiệm lẫn nhau, trong công tác giảng dạy phụ đạo hỗ trợ đối với học sinh yếu kém đối với trường THCS Diên Lãm. Tôi vừa là cán bộ quản lý vừa dạy môn Địa lý, xin đề xuất một số sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong quá trình quản lý và giảng dạy. Mà tôi áp dụng thực tế có hiệu quả và có thể vận dụng trực tiếp cho học sinh ở địa phương mình thuộc lĩnh vực vùng sâu, xa, từ điều kiện kinh tế, sự nhận thức về văn hóa của phụ huynh và học sinh đa số còn hạn chế.
Nay tôi xin tham dự viết bài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tham gia trao đổi kinh nghiệm cùng các thầy, cô và đồng nghiệp trong Ngành giáo dục Quỳ Châu nói chung và trường THCS Diên Lãm nói riêng, để góp ý trao đổi lẫn nhau, để xây dựng phương pháp dạy phụ đạo học sinh yếu kém, để có thể nâng dần chất lượng và có khả năng sánh vai với các trường bạn trong Huyện.
Kính thưa! Quý thầy, cô. Trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm này tôi còn rất nhiều hạn chế, rất mong quý thầy, cô nhiệt tình góp ý để bài sáng kiến kinh nghiệm sau được hoàn thiện hơn. Nhằm áp dụng trong công tác giảng dạy mang tính thiết thực và có hiệu quả cho công tác giảng dạy ở trường THCS hiện nay. Với những lý do trên tôi chọn đề tài "Phương pháp dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Địa lý lớp ở trường THCS Diên Lãm".
I. Lý do chọn đề tài:
1) Cơ sở khoa học của việc chọn đề tài:
Trung học cơ sở là cấp học mang tính chất kế thừa kiến thức ở cấp Tiểu học và khởi đầu cho việc hình thành vốn kiến thức cơ bản cho học sinh làm nền tảng vững chắc cho cấp học THPT và Cao Đẳng Đại học. Nó tạo mối quan hệ thiết giữa các môn học tự nhiên trong nhà trường, Địa lý là một trong những môn học mà hiện nay Ngành đặc biệt quan tâm. Do đó, cần có sự nhận thức rõ giá trị thực tiễn của môn Địa lý giúp cho học sinh vận dụng kiến thức đã học một cách sâu sắc làm nền tảng vững chắc cho các cấp học sau này.
Từ những cơ sở khoa học đó, dạy học môn Địa lý ở trường THCS là hết sức quan trọng nhưng để học sinh có được vốn kiến thức phổ thông đại trà, cơ bản thiết thực đầu tiên của bậc THCS. Giáo viên phải hệ thống hóa kiến thức cơ bản giúp học sinh yếu kém và hiểu các kiến thức cơ bản giúp học sinh yếu kém nắm và hiểu các kiến thức là một vấn đề khó. Muốn để học sinh hiểu được giáo viên phải có quyết tâm với nghề một cách triệt để và có một tâm lý nhẹ nhàng, phương pháp phù hợp giảng dạy cho các đối tượng này, giáo viên phải vận dụng từ những khái niệm đơn giản, mở để học sinh nắm nhằm lấp lại kiến thức mà các em bị hỏng. Đặc biệt, khái quát kiến thức trong tâm cơ bản, ngắn gọn, cô đọng, làm nền tảng cho các kiến thức có liên quan vận dụng ở các lớp trên. Về phương pháp đòi hỏi giáo viên phải sử dụng triệt để các dụng dạy học như tranh ảnh, bản đồ, lược đồ liên hệ thực tế, phân chia nhóm phải đảm bảo phải có đủ các đối tượng như (khá, giỏi, TB, yếu, kém) để có điều kiện trao đổi học tập lẫn nhau. Để giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả cao thì người giáo viên gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Học sinh đã làm quen với bộ môn như Địa lý và các môn khoa học xã hội khác ... Hiện nay sách biên soạn có hình thức trình bày sinh động, hấp dẫn, ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu. Dưới mỗi đầu đề của mỗi bài thường có các hình ảnh găn liền với các câu hỏi hoặc cau phát biểu, câu suy đoán, ... nhằm kích thích óc tò mò, kiến thức khoa học, thôi thúc học sinh tích cực tìm tòi khám phá, kiến thức mới, khái niệm mới. Nhờ các câu hỏi này mà giáo viên có thể tạo ra các tình huống có vấn đề lôi cuốn học sinh yếu kém vào tiết học một cách hứng thú, nhẹ nhàng. Từ đó, hình thành kiến thức mới như hình thành các khái niệm Địa lý một cách ngắn gọn, cô đọng dễ hiểu nhằm nền tảng cho việc vận dụng nghiên cứu các kiến thức cơ bản ở các lớp sau.
Để học sinh yếu kém học tốt thì giáo viên phải gây được hứng thú học tập. Muốn làm được như thế thì giáo viên định hướng giúp, hỗ trợ kiến thức cũ mà học sinh đã khuyết hoặc những cau hỏi gợi mở trên cơ sở tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, biểu đồ hoặc suy luận từ những kiến thức cũ, ... để học sinh có cơ sở định hướng trao đổi tìm ra kiến thức mới như: Tự tay vẽ hình, tính toán và rút ra kết luận. Công việc này học sinh yếu còn gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên là phải đầu tư, nghiên cứu các phương pháp giảng dạy áp dụng phù hợp cho từng đối tượng học sinh, đặc biệt là giáo viên tổ chức nhóm học tập; học sinh khá, giỏi phụ đạo học sinh yếu, kém nếu được như thế thì giúp ta từng bước nâng dần chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập của học sinh yếu kém ngày được nâng cao.
2) Cơ sở thực tiễn:
Trong chương trình SGK bậc THCS hiện nay thực hiện theo chương trình sách đại trà, rèn luyện kỹ năng suy luận trên cơ sở hình ảnh minh họa trực quan, sinh động hoặc mô hình, bản đồ, biểu đồ, lược đồ, ... Để từ đó học sinh rút ra kiến thức và cách trình bày lập luận trên hệ thống kiến thức trên mang tính lôgíc, tạo ra một chuỗi hệ thống lôgíc về mặt khoa học ... Vậy làm thế nào để sử dụng phương tiện phục vụ cho việc truyền thụ kiến thức của giáo viên cho học sinh yếu kém, lĩnh hội kiến thức, thu hút khả năng tìm tòi, nghiên cứu của học sinh một cách có hiệu quả vẫn là mối quan tâm hàng đầu, là điều kiện khó nhất của giáo viên tìm phương pháp dạy học.
Trong nhiều năm qua có nhiều giáo viên quan tâm, nghiên cứu, tìm những giải pháp thích hợp để giảng dạy và sử dụng các dụng cụ thiết thực kết hợp với các phương pháp cũng như tổ chức phân phân bố các em học sinh khá giỏi kèm học sinh yếu kém.
Để đảm bảo việc giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên có vốn kiến thức vững vàng, chịu khó học hỏi ở đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp, các giáo viên nhiều năm có kinh nghiệm. Về học sinh, giáo viên phải tìm hiểu về tâm lý, hoàn cảnh gia đình, đối tượng học sinh và phải xem đây là một vấn đề nghiêm túc cần tìm ra những phương pháp cụ thể và áp dụng một cách đồng bộ. Phù hợp với đối tượng học sinh yếu kém nhằm nâng dần chất lượng, hiệu quả giảng dạy cũng như kết quả học tập đạt chất lượng.
II. Thực trạng và giải pháp:
a. thực trạng
1) Về học sinh:
Trường THCS Diên Lãm là trường vùng sâu, xa so với các trường trong Huyện, đường sá đi lại khó khăn, 100% là người dân tộc thiểu số. Đa số là học sinh nghèo nên ngoài giờ học phải phụ giúp gia đình nhiều công việc nên thời gian tự học còn hạn chế, phần đông là trình độ dân trí thấp. Chính vì những yếu tố trên nên nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh.
Qua nhiều năm thực hiện chương trình thay SGK nhưng học sinh vẫn còn lúng túng trong việc tiếp thu kiến thức mới. Năm nay là năm tiếp tục thực hiện cuộc vận động của Bộ GD&ĐT với 4 nội dung, trong đó thể hiện rõ ở hai nội dung với học sinh là "Tránh tiêu cực trong thi cử và tránh tình trạng học sinh không đủ điều kiện lên lớp".
Kiến thức học sinh hiện nay còn hỏng rất nhiều kiến thức cũ liên quan đến kiến thức mới. Đồng thời, ý thức chịu khó học tập và mối quan tâm của phụ huynh thể hiện chưa cao. Do tình hình thực tế chung của trường, hiện nay có một số em chưa biết tính toán, thậm chí viết chữ chưa đúng và đây cũng là vấn đề khó khăn, nan giải.
Do thực tại tiết dạy có 45 phút với một lượng kiến thức nhất định, đồng thời lớp học có số lượng đông, có đủ các dạng học sinh nên nếu giáo viên đầu tư nhiều cho các em học sinh yếu kém am hiểu sâu và nắm rõ kiến thức dẫn đến tiết dạy trái giáo án, không đảm bảo truyền tải hết nội dung kiến thức. Đây là một khó khăn chung của người giáo viên.
2) Về giáo viên:
Việc bố trí giáo viên giảng dạy bậc THCS chưa chuyên môn, một môn dạy nhất định, một giáo viên phải đảm nhiệm đến hai, ba môn nên việc đầu tư giảng dạy còn gặp rất nhiều hạn chế.
Do tình hình thực tế của trường nên một số giáo viên chỉ tập huấn chương trình thay SGK môn này và phải dạy môn khác không được tập huấn mới dẫn đến việc giảng dạy chưa đạt hiệu quả cao.
Do một số giáo viên chưa chịu khó đầu tư, nghiên cứu, mày mò, tìm hiểu đối tượng học sinh yếu kém dẫn đến giáo viên rất ngại tổ chức cho học sinh học nhóm, trong giờ học còn hạn chế.
Giáo viên sợ không khống chế được thời gian nên một số giáo viên còn mang tính hình thức, áp đặt kiến thức cho học sinh khá giỏi, chưa quan tâm đến học sinh yếu kém. Dẫn đến việc học tập của học sinh bị thụ động và không phát huy được khả năng chịu khó trong học tập.
- Giáo viên bộ môn rất khó khăn được phối hợp gặp phụ huynh để trao đổi cụ thể về việc học tập của con em mình tại lơp để từ đó có biện pháp phù hợp cho con em mình học tốt từ nhà đến trường, nên việc học tập của học sinh yếu kém chưa được nâng cao.
3) Về gia đình:
Đa số các gia đình phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn và trình độ nhận thức của phụ huynh còn hạn chế nên phần lớn phụ huynh chỉ quan tâm theo cách riêng của mình như tạo điều kiện cho con em mình đến lớp. Nhưng chưa có biện pháp theo dõi quá trình đi học, chưa có biện pháp giúp con học ở nhà, chưa kiểm tra được khả năng tiếp thu của con em ở trường học cũng như chưa kiểm tra thời gian học hành của con em tại nhà. Dẫn đến chất lượng học tập không cao. Đây là những nguyên nhân không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên ở nhà trường.
Với sự đổi mới về chương trình thay SGK hiện nay và sự nhận thức của phụ huynh còn có giới hạn nên không nắm được kịp thời về việc học tập của con em mình. Từ đó chấp nhận thực tế chăm sóc con mình theo một phía, còn lại là giao hẳn cho thầy, cô giáo.
4) Nhà trường:
Trường THCS đã cố gắng tạo mọi điều kiện từ trang thiết bị đến cơ sở vật chất. chuyên môn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém đối với tất cả các bộ môn trong đó có môn Địa lý.
Các loại SGK, sách tham khảo và các loại sách khác nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của học sinh.
Phòng thư viện luôn có người trực mỗi ngày nhằm tạo điều kiện học và tìm hiểu kiến thức tốt vun vén cho kiến thức cũ được vững chắc. Bên cạnh đó, nhà trường còn tạo điều kiện cho học sinh nghèo mượn SGK và các sách khác để học tập. Tuy nhiên, phòng thư viện có người trực suốt nhưng lượt người tham gia đọc và tìm hiểu còn hạn chế, chưa tạo được tính chủ động, lôi cuốn học sinh để tìm hiểu và nâng cao kiến thức hiểu biết của học sinh.
B. Những giải pháp cụ thể:
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Địa lý trong nhà trường, theo tôi để dạy tốt phụ đạo học sinh yếu kém học tiến bộ đạt hiệu quả cao thì mỗi giáo viên phải hiểu rõ những nguyên nhân thiết thực cụ thể dẫn đến học sinh yếu kém để từ đó tìm ra những giải pháp cụ thể, thiết thực dạy học học sinh thuộc đối tượng này. Theo tôi, để thực hiện tốt việc dạy phụ đạo học sinh yếu kém đạt hiệu quả cao, tôi xin đề xuất một số giải pháp mang tính thiết thực áp dụng cho đối tượng học sinh ở trường ta. Những giải pháp này đưa ra nhằm thông qua quý thầy, cô để cùng nhau trao đổi, góp ý.
1) Về học sinh:
+ Khách quan:
- Cần cho học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học tập đối với thực tế sau này khi đi vào công tác.
- Chỉ ra cho học sinh thấy giá trị của việc lao động trí óc và lao động chân tay của một chuỗi dày tương lai sau này.
+ Giá trị kiến thức môn địa lý:
- Giáo viên chỉ cho học sinh thấy giá trị đích thực của môn Địa lý nó làm cơ sở giúp và hỗ trợ rất nhiều cho các môn học khoa học xã hội, khoa học tự nhiên khác như: Sinh, Hóa, Địa, ...
- Giúp chúng ta rất nhiều trong việc áp dụng trong thực tế, đời sống hàng ngày ...
+ Tích cực chủ động trong học tập:
- Chuẩn bị tốt dụng cụ, kiến thức và xem kiến thức mới ở nhà trước khi lên lớp.
- Giáo viên giới thiệu chuẩn bị kiến thức mới ở nhà và phân chia thời gian học tập cụ thể. Bên cạnh đó cần tổ chức thảo luận nhóm, trai đổi cùng các bạn ở gần nhà để có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- ở lớp biết tổ chức nhóm thảo luận trao đổi, giúp đỡ nhau, em khá kèm em yếu đẻ cùng nhau tiến bộ và chiếm lĩnh tri thức.
2) Giáo viên:
Để dạy tốt phụ đạo học sinh yếu kém trong lớp học đại trà giáo viên cần định hướng nội dung, kỹ năng và phương pháp cụ thể.
+ Chuẩn bị:
- Giáo viên cho học sinh chuẩn bị tốt các dụng cụ, thiết bị, kiến thức bài cũ làm nền tảng vận dụng tìm ra kiến thức mới.
- Giáo viên phân bố học sinh khá giỏi nhận nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ dạy kèm thêm cho học sinh yếu kém và ngồi gần để trong quá trình thảo luận nhóm trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt, khi gọi một em trong nhóm nên ưu tiên gọi những em học sinh yếu kém, đồng thời gợi mở những câu hỏi nhẹ nhàng, khi học sinh đó trả lời được tuyên dương em đó và tuyên dương cả nhóm nhằm gây được sự khích lệ học tập của các em đó. Đồng thời, thúc đẩy được tính đoàn kết hỗ trợ giúp nhau trong học tập.
- Giáo viên phải năm được tâm lý học sinh yếu kém, vì kiến thức bị hỏng không theo kịp kiến thức của các bạn dẫn đến ngày càng chán nản, buông thả. Từ nguyên nhân đó, giáo viên phải có một tâm lý nhẹ nhàng, phóng khoáng, không gò bó, không áp đặt, mọi tình huống luôn gợi mở. Đồng thời, ưu tiên các bài tập dễ hoặc câu hỏi dễ cho các em học sinh yếu kém làm hoặc tra lời và luôn gợi mở, nhắc lại kiến thức đó dẫn đến làm được bài tập hoặc trả lời được các câu hỏi. Đặc biệt, khi trả lời cần được tuyên dương trước lớp nhằm khích ngọn lửa học tập trong lòng các em, đồng thời đẩy mạnh tư tưởng phấn đấu trong em.
- Giáo viên tạo ra các nhóm học tập dạy kèm nhau ở nhà (phân bố các em ở nhà gần nhau), đồng thời đưa ra thi đua ở các nhóm và tổng kết tuyên dương nhóm lớp đó sau tiết học. Đây là một động lực mạnh thúc đẩy nhằm tạo được sự hòa nhã nhằm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
+ Tiến hành dạy:
Trước khi tiến hành giảng dạy bài mới giáo viên kiểm tra lại kiến thức cũ các em yếu kém của các nhóm đã chuẩn bị ở nhà (kiến thức dặn dò ở tiết trước) để nhận xét, so sánh và tuyên dương gây được hưng phấn khi bước vào tiết học mới.
- Trong tiết dạy giáo viên chuẩn bị các dụng cụ, tranh ảnh, hệ thống câu hỏi gợi mở sinh động, dễ hiểu cho từng đối tượng học sinh.
- Giáo viên phải phân bố được thời gian và định hướng trước tình huống học sinh trả lời để có hướng chủ động giải quyết, chỉ ra những sai sót, nhầm lẫn của học sinh. Đặc biệt, cần tạo ra được tình huống nhẹ nhàng, gợi mở, gây kích thích, hưng phấn trong học tập.
- Khi tổ chức các nhóm phải có đủ các đối tượng như khá, giỏi, yếu, kém để có điều kiện trao đổi, hỗ trợ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm và cách học và lưu nhớ kiến thức dưới dạng tổng quát cơ bản làm nền tảng cho việc vận dụng học tập và làm bài tập ở nhà.
Theo tôi để thực hiện dạy phụ đạo tốt và đạt hiệu quả cao thì người giáo viên phải chịu khó đầu tư, nghiên cứu từ nhiều vấn đề.
- Chọn lựa, sử dụng các phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập và phát huy khả năng tự học. Hoạt động hóa việc học bằng những phương pháp dẫn dắt cho học sinh tự thân trải nghiệm chiếm lĩnh tri thức, tận dụng ưu thế của từng phương pháp dạy học tích cực, chú trọng phương pháp dạy học. Phát hiện và giải quyết vấn đề thiết thực, trọng tâm cơ bản cần truyền đạt.
- Tìm hiểu về đối tượng học sinh, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình để có biện pháp hỗ trợ.
+ Củng cố:
- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để khẳng định sự nhận thức, lĩnh hội kiến thức của học sinh hoặc dưới dạng bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Hệ thống hóa kiến thức dưới dạng các câu hỏi.
- Hướng dẫn về nhà.
Đây cũng là một mục tiêu quan trọng giúp học sinh định hướng được việc học ở nhà và chuẩn bị bài trước ở nhà.
3) Nhà trường:
- Ban giám hiệu luôn có kế hoạch bồi dưỡng phụ huynh đúng chuyên môn và có kế hoạch dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm; tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ kiến thức kịp thời.
- Tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ kinh phí, động viên khuyến khích giáo viên sáng tạo và tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy mang tính chất lâu dài và có hiệu quả. Đảm bảo đúng, phù hợp với phương pháp dạy mới.
4) Gia đình:
- Cần thường xuyên quan tâm việc học tập ở trường và bố trí thời gian học ở nhà của con em mình.
- Đi họp phụ huynh theo định kỳ, theo dõi sổ liên lạc để trao đổi với giáo viên và nắm bắt kịp thời việc học tập của con em mình.
- Cung cấp các dụng cụ sách vở đầy đủ để các em học tốt.
C. Các điều kiện hỗ trợ cho giải pháp:
- Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở, mang tính chất đơn giản, nhẹ nhàng.
- Chuẩn bị các dụng cụ, bảng phụ, tranh ảnh sinh động, ...
- Chia nhóm học tập hợp lý(có đủ các đối tượng như khá, giỏi, TB, yếu, kém) để có điều kiện hỗ trợ nhau.
- Định hình bài tập trắc nghiệm dạng nhận dạng để thông hiểu. Dạng đơn giản và bài tạp tự luận áp dụng mang tính chất gợi mở.
- Tổ chức cho đôi bạn học tập hoặc các nhóm học ở nhà.
- Kết hợp trao đổi thường xuyên giữa phụ huynh và nhà trường về việc học tập của học sinh để có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ kịp thời.
III. Kết quả và bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình thực thi sáng kiến kinh nghiệm này của tôi đưa vào áp dụng giảng dạy trực tiếp ở lớp có nhiều hiệu quả cụ thể như sau:
Tôi đảm nhiệm môn Địa lý lớp 9A, 9B/43 em. Kết quả thi khảo sát đầu năm môn Địa lý có tới: 25 em/43 yếu kém. Đến nay, kết quả học kỳ I: Loại yếu kém còn 31 em giảm 6 em. Tôi xin hứa sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để cuối năm hạn chế mức thấp nhất học sinh yếu kém bằng những phương pháp trên.
Trên đây là những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy phụ đạo trực tiếp học sinh yếu kém trên lớp của tôi đưa ra để cùng Hội đồng khoa học của trường, quý thầy (cô), đồng nghiệp trao đổi góp ý kiến bổ sung nhằm nâng dần chất lượng trong trường học. Tuy nhiên, trong quá trình viết sáng kiến này của tôi còn rất nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi xin chân thành lắng nghe sự đóng góp ý kiến quý báu của Hội đồng khoa học trường, của Ngành, quý thầy, cô và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Diên Lãm, ngày tháng năm 2009
Người viết
Trần Văn Nam
File đính kèm:
- SKKN Su dung phuong phap dong vai de giang day mon GDCD.doc