Bài soạn môn Địa lý lớp 9 - Tiết 27 đến tiết 54

I.Mục tiêu:

 -Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng thể tích của một khối khí ( Lỏng,rắn , khí )tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

 - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của các chất Rắn – lỏng – khí.

 - Biết đổi nhiệt độ Xen xi út sang nhiệt độ Fa ren hai.

 - Vận dụng những kiến thức liên quan giải thích đúng và tính đúng kết quả.

 - Nghiêm túc trong giờ kiểm tra.

II. Chuẩn bị:

- GV: Đề kiểm tra

- HS: Ôn tập nội dung để kiểm tra.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 9 - Tiết 27 đến tiết 54, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 27 Kiểm tra 1tiết I.Mục tiêu: -Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng thể tích của một khối khí ( Lỏng,rắn , khí )tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của các chất Rắn – lỏng – khí. - Biết đổi nhiệt độ Xen xi út sang nhiệt độ Fa ren hai. - Vận dụng những kiến thức liên quan giải thích đúng và tính đúng kết quả. - Nghiêm túc trong giờ kiểm tra. II. Chuẩn bị: - GV: Đề kiểm tra - HS: Ôn tập nội dung để kiểm tra. *Thiết lập ma trận Ma trận hai chiều. Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí. 1 0,5 1 2 1 3,5 3 6 Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt. 1 0,5 1 0,5 Nhiệt kế- Nhiệt giai. 2 1 1 2,5 3 3,5 Tổng 3 1,5 1 2 3 6,5 7 10 III. Hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra: -Sĩ số: -Bài cũ: Không 2. Bài mới GV: Phát đề cho HS Đề bài: I.Trắc nghiệm khách quan Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 6 1. Nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi lần lượt là: A.00C và 1000C B. 00C Và 370C C. – 1000C và 1000C D. 370C và 1000C 2. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây: A. 1000C B. 420C C. 370C D. 200C 3. Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít đến nhiều nào sau đây là đúng: A. Lỏng – Rắn – Khí B. Rắn – Lỏng – Khí C. Rắn –Khí – Lỏng D. Lỏng – Khí – Rắn 4. Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh . Nút bị kẹt , hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây: A. Hơ nóng cổ nút B. Hơ nóng cổ lọ C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ D. Hơ nóng đáy lọ 5. Chọn các từ sau đây để điền vào chỗ trống của các câu sau : ( Nóng lên, lạnh đi, tăng, giẩm, nhiều nhất, ít nhất ) a. Thể tích khí trong bình (1) khi khí nóng lên. b. Thể tích khí trong bình giảm khi khí (2) c. Chất rắn nở ra vì nhiệt (3), Chất khí nở ra vì nhiệt (4). II. Trắc nghiệm tự luận 6. So sánh sự nở vì nhiệt của của các chất Rắn – lỏng – khí 7. Đổi nhiệt độ trong nhiệt giai Xen xi út sang nhiệt giai Far en hai ( từ 0C sang 0F) Tính 420C , 580C ứng với bao nhiêu độ F. Đáp án – biểu điểm Từ câu 1 – câu 6 mỗi câu đúng được 0,5điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án A B B B Thang điểm Câu 5. (1) Tăng ( 2) Lạnh đi ( 3) ít nhất (4) nhiều nhất (Mỗi ý đúng được 0,5điểm) Câu 6 (3,5điểm) Các chất Giống nhau Khác nhau Rắn – lỏng – khí Đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. -Các chất rắn – lỏng nở vì nhiệt khác nhau. -Các chất khí nở vì nhiệt giống nhau. -Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất . - Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. Câu 7 (2,5điểm). a , 420C = 00C + 420C = 320F + ( 42 . 1,80F ) = 107,60F b, 580C = 00C + 580C = 320F + ( 58 . 1,80F ) = 136,40F 3.Củng cố GV: Thu bài và nận xét giờ thi 4. Hướng dẫn học ở nhà Đọc và chuẩn bị trước bài mới: “Sự nóng chảy và sự đông đặc” Ngày soạn:... Ngày giảng:..................... Tiết 28 Sự nóng chảy và sự đông đặc I. Mục tiêu: - Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy. - Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản. - Bước đầu biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể là từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn biết rút ra những kết luận cần thiết. II. Chuẩn bị: - Giá đỡ thí nghiệm. - Kiềng và lươí đốt. - Kẹp vạn năng và cốc đốt. - Nhiệt kế thuỷ ngân. - ống nghiêm và băng phiến. - Đèn cồn và bảng kẻ ô ly. III. Hoạt động dạy học: Kiểm tra: - Sĩ số: - Bài cũ: Không. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1. Nêu vấn đề. - GV nêu vâvs đề theo phần mở bài trong SGK. - HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài. Hoạt động 2. Giới thiệu thí nghiệm về sự nóng chảy. - GV hướng dẫn h/s cách lắp ráp thí nghiệm, giới thiệu chức năng của từng dụng cụ dùng trong thí nghiệm. - HS tìm hiểu cách lắp ráp thí nghiệm( Không làm thí nghiệm). Hoạt động 3. Phân tích kết quả thí nghiệm. - GV hướng dẫn h/s phân tích kết quả thí nghiệm bảng 24.1. - GV hướng dẫn h/s vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trên bảng kẻ ô vuông.GV hướng dẫn theo các bước: + Cách vẽ các trục thời gian và nhiệt độ. + Cach biểu diễn các giá trị trên trục. + Cách xác định 1 điểm biểu diễn trên trục. + Cách nối các điểm thành đường biểu diễn. - HS Vẽ đường biểu diễn trên giấy ô ly theo các bước và theo sự hướng dẫn của giáo viên. - GV quan sát, theo dõi hướng dẫn h/s vẽ nếu h/s gặp khó khăn. - GV yêu cầu h/s xét biểu đồ và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3, C4. - HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong mục phân tích kết quả thí nghiệm. - GV quan sát, theo dõi hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn. Hoạt động 4. Rút ra kết luận. - GV yêu cầu h/s vận dụng các kiến thức và hòn thành phần vận dụng. - HS vận dụng, thảo luận và hoàn thành C5. - GV hướng dẫn h/s nếu h/s gặp khó khăn. I. Sự nóng chảy. 1. Phân tích kết quả thí nghiệm. + Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến. t t C1. Tăng dần. Đoạn thẳng nằm nghiêng. C2. 80C. Rắn và lỏng. C3. Không. Đoạn thẳng nằm ngang. C4. Tăng. Đoạn thẳng nằm nghiêng. 2. Rút ra kết luận. C5. + Băng phiến nóng chảy ở 80C nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. + Trong thời gian nóng chảy, nhệt độ của băng phiến không thay đổi. Củng cố: - GV hệ thống và chốt lại nội dung quan trọng của bài cho h/s. - Nhận xét giờ học và khả năng vẽ đồ thị của h/s. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài theo vở và SGK. - Làm các bài tập trong SBT. - Chuẩn bị cho bài sự đông đặc. Ngày soạn:.. Ngày giảng:.................... Tiết 29. Sự nóng chảy và sự đông đặc (Tiếp) I. Mục tiêu: - Nhận biết được đông đặc là quá trình ngược của nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này. - Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản. II. Chuẩn bị: - Giá đỡ thí nghiệm. - Kiềng và lươí đốt. - Kẹp vạn năng và cốc đốt. - Nhiệt kế thuỷ ngân. - ống nghiêm và băng phiến. - Đèn cồn và bảng kẻ ô ly. III. Hoạt động dạy học Kiểm tra: - Sĩ số: - Bài cũ: Nêu kết luận về sự nóng chảy của băng phiến? Vận dụng làm bài 24- 25.1 SBT? Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1.Tìm hiểu về sự đông đặc. - GV nêu câu hỏi: Với thí nghiệm của bài trước, thổi tắt ngọn lửa đèn cồn thì có hiện tượng gì xảy ra? - HS dự đoán kết quả thí nghiệm. Hoạt động 2. Giới thiệu thí nghiệm về sự đông đặc. - GV hướng dẫn h/s cách lắp ráp thí nghiệm, giới thiệu chức năng của từng dụng cụ dùng trong thí nghiệm( Thực hiện trong tiết 28). - HS tìm hiểu cách lắp ráp thí nghiệm( Không làm thí nghiệm). Hoạt động 3. Phân tích kết quả thí nghiệm. - GV hướng dẫn h/s phân tích kết quả thí nghiệm bảng 25.1. - GV hướng dẫn h/s vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trên bảng kẻ ô vuông. - HS nhớ lại cách vẽ của bài trước, vận dụng vẽ đường biểu diễn cho sự đông đặc. - GV quan sát và chỉnh sửa cho h/s nếu h/s vẽ sai. - GV yêu cầu h/s xét biểu đồ và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3. - HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong mục phân tích kết quả thí nghiệm. - GV quan sát, theo dõi hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn. - GV yêu cầu h/s tìm hiểu thêm về nhiệt độ nóng chảy của một số chất qua bảng 25.2. Hoạt động 4. Rút ra kết luận. - GV yêu cầu h/s vận dụng các kiến thức và hòn thành phần vận dụng. - HS vận dụng, thảo luận và hoàn thành C4. - GV hướng dẫn h/s nếu h/s gặp khó khăn. Hoạt động 5. Vận dụng. - GV yêu cầu h/s trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng. - HS vận dụng các kiến thức của bài, thảo luận và trả lời các câu hỏi vận dụng. - GV theo dõi, giúp h/s nếu h/s gặp khó khăn. - GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ. II. Sự đông đặc. 1. Dự đoán. 2. Phân tích kết quả thí nghiệm. + Đồ thị biểu diễn sự ngưng tụ: t t C1. 80C. C2. + Đường biểu diễn từ phút thứ 0 đến phút thứ 4 là đoạn thẳng nằm nghiêng. + Đường biểu diễn từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 là đoạn thẳng nằm ngang. + Đường biểu diễn từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng. C3. + Giảm. + Không thay đổi. + Giảm. 3. Rút ra kết luận. C4. + Băng phiến đông đặc ở 80C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc bằng nhiệt độ nóng chảy. + Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi. III. Vận dụng. C5.Nước đá. Từ phút 0 đến phút 1 nhiệt độ của nước đá tăng dần từ -4C đến 0C. Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4, nước đá nóng chảy, nhiệt độ không thay đổi. Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7, nhiệt độ của nước tăng dần. C6. + Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang lỏng, khi nung trong lò đúc. + Đồng lỏng đông đặc:Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc. C7. Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan. * Ghi nhớ: (SGK) Củng cố: - GV hệ thống nội dung chính của toàn bộ bài. - Nhận xét giờ học. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài theo vở và SGK. - Làm các bài 24- 25.2 đến 24- 25.8 SBT. - Chuẩn bị tiết 30. Ngay soạn: Ngày giảng:.......................... Tiết 30. sự bay hơi và sự ngưng tụ I. Mục tiêu: - Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng. Tìm được thí dụ thực tế về những nội dung trên. - Bước đầu biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động một lúc. - Vạch được kế hoạch và thực hiện được thí nghiệm kiểm chứng tác động của nhiệt độ, gió và mặt thoáng lên tốc độ bay hơi. II. Chuẩn bị: - Giá đỡ thí nghiệm. - Hai đĩa nhôm. - Kẹp vạn năng. - Đèn cồn. - Cốc nước. III. Hoạt động dạy học 1.Kiểm tra: - Sĩ số: - Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài vẽ đồ thị của HS? 2.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1. Nêu vấn đề. - GV nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK. - HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài. Hoạt động 2. Tìm hiểu về sự bay hơi. - GV yêu cầu h/s nhớ lại những kiến thức đã học từ lớp 4 về sự bay hơi. - HS nhớ lại những kiến thức đã học tìm hiểu về sự bay hơi. - GV yêu cầu h/s quan sát H26.2, rút ra nhận xét tìm hiểu về tốc độ bay hơi phụ thuộc những yếu tố nào. - HS quan sát H26.2, thảo luận và rút ra nhận xét về tốc độ bay hơi phụ thuộc những yếu tố nào. - GV quan sát hướng dẫn h/s tìm hiểu và trả lời các câu hỏi C1, C2, C3. - HS tìm hiểu tốc độ bay hơi qua các câu hỏi C1, C2, C3. Căn cứ vào đó thảo luận và rút ra kết luận. - GV hướng dẫn để h/s có câu nhận xét đúng nhất. - HS căn cứ vào việc phân tích các hiện tượng và rút ra kết luận, từ đó hoàn thành C4. Hoạt động 3. Tiến hành thí nghiệm kiểm tra. - GV yêu cầu h/s nêu cách tiến hành thí nghiệm kiểm tra tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ. - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và đưa ra phương án thí nghiệm. - GV yêu cầu h/s trả lời C5, C6, C7 trước khi tiến hành thí nghiệm. - HS trả lời các câu hỏi C5, C6, C7 sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm tra tốc độ bay hơi có phụ thuộc nhiệt độ hay không. - GV quan sát, hướng dẫn h/s làm thí nghiệm, giúp đỡ nếu h/s gặp khó khăn. - GV yêu cầu h/s thảo luận và đưa ra phương án thí nghiệm để kiểm tra tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió và diện tích mặt thoáng, yêu cầu h/s về nhà làm thí nghiệm cho hai trường hợp này. - HS thảo luận và đưa ra phương án thí nghiệm. - GV nhận xét và chốt lại phương án đúng. Hoạt động 4. Vận dụng. - HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng. - GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn. - GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ. I.Sự bay hơi. 1. Nhớ lại những điều đã học từ lớp 4 về sự bay hơi. 2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào. a) Quan sát hiện tượng. C1. Quần áo vẽ ở hình A2 khô nhanh hơn ở hình A1, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ. C2. Quần áo vẽ ở hình B1 khô nhanh hơn ở hình B2, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió. C3. Quần áo vẽ ở hình C2 khô nhanh hơn ở hình C1, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng. b) Rút ra nhận xét. + Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. C4. + Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn và ngược lại. + Gió càng mạnh thì tốc độ bay hơi càng lớn và ngược lại. + Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng lớn và ngược lại. c) Thí nghiệm kiểm tra. C5. Để diện tích mặt thoáng ở hai đĩa như nhau( có cùng điều kiện diện tích mặt thoáng). C6. Để loại trừ tác động của gió. C7. Để kiểm tra tác động của nhiệt độ. + Kết quả thí nghiệm: Đĩa được hơ nóng bay hơi nhanh hơn. Chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc nhiệt độ. * Thí nghiệm kiểm tra tốc độ bay hơi phụ thuộc vào gió và diện tích mặt thoáng( HS thí nghiệm ở nhà). II Vận dụng. C9. Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn. C10. Nắng nóng và có gió. + Ghi nhớ: SGK( Trang 84) 3.Củng cố: GV hệ thống nội dung chính của bài. HS khắc sâu nội dung chính của bài. 4.Hướng dẫn học ở nhà. Học bài theo vở và SGK. Làm các bài tập 26- 27.1 SBT. Chuẩn bị tiết 31. ____________________________________________________________________ Ngày soạn: Ngày giảng:...................... Tiết 31. sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp) I. Mục tiêu: - Nhận biết được sự ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi. Tìm được thí dụ thực tế về hiện tượng ngưng tụ. - Biết cách tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ. - Thực hiện được thí nghiệm trong bài và rút ra được kết luận. II. Chuẩn bị: - Hai cốc thuỷ tinh giống nhau. - Đá lạnh đập nhỏ- Nhiệt kế. - Cốc nước pha màu. III. Hoạt động dạy học 1.Kiểm tra - Sĩ số: - Bài cũ: Thế nào là sự bay hơi? Tốc độ bay hơi phụ thuộc những yếu tố nào? (Đáp án:SGK) 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1. Nêu vấn đề. - GV: Cốcđựng nước đá không thủng tại sao lại có nước đọng ở ngoài thành cốc? - HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài. Hoạt động 2. Tìm hiểu dự đoán về sự ngưng tụ. - GV giới thiệu với h/s về dự đoán theo thông tin trong SGK. - HS đọc thông tin SGK tìm hiểu về sự ngưng tụ qua dự đoán. ? Để dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ, ta cần làm tăng hay giảm nhiệt độ? - HS liên hệ trả lời câu hỏi của g/v. - GV hướng dẫn h/s tìm hiểu về sự ngưng tụ. Hoạt động 3. Tiến hành thí nghiệm kiểm tra dụ đoán. - GV hướng dẫn h/s bố trí và tiến hành thí nghiệm. - HS bố trí và tiến hành thí nghiệm theo SGK và dưới sự hướng dẫn của g/v. - HS quan sát hiện tượng xảy ra, thảo luận và rút ra nhận xét. - GV theo dõi và hướng dẫn h/s tiến hành thí nghiệm nếu h/s gặp khó khăn. - GV hướng dẫn h/s trả lời các câu hỏi. Hoạt động 4. Vận dụng. - HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng. - GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn. - GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ. II. Sự ngưng tụ. 1.Tìm cách quan sát sự ngưng tụ. a) Dự đoán: Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi. b) Tiến hành thí nghiệm. c) Rút ra kết luận. C1. Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng. C2. Có nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm. Không có nước đọng ở mặt ngoài của cốc đối chứng. C3. Không. Vì nước đọng ở mặt ngoài của cố thí nghiệm không có màu còn cốc ở trong cốc có màu. Nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài được. C4. Do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại. C5. Đúng. 2. Vận dụng. C6. + Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa. C7. Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá. C8. Trong chai đựng rượu đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ. Vì chai được đậy kín, nên có bao nhiêu rượu bay hơi thì có bấy nhiêu rượu ngưng tụ, do đó mà lượng rượu không giảm.Với chai mở nắp, quá trình bay hơi mạnh hơn quá trình ngưng tụ nên rượu cạn dần. Ghi nhớ: (SGK) 3.Củng cố: GV hệ thống nội dung chính của bài. HS khắc sâu nội dung chính của bài. 4.Hướng dẫn học ở nhà. Học bài theo vở và SGK. Làm các bài tập 26- 27.1 đến 26-27.7 SBT. Chuẩn bị tiết 32. Ngày soạn: Ngày giảng:..................... Tiết 32. Sự sôi I.Mục tiêu: - Mô tả được hiện tượng sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi. - Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm. II.Chuẩn bị: - Giá đỡ thí nghiệm. - Kẹp vạn năng. - Kiềng và lưới đốt. - Cốc đốt. - Đèn cồn. - Nhiệt kế. Đồng hồ. III.Hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra: - Sĩ số: - Bài cũ: Hãy giải thích hiện tượng của bài 26- 27.4 SBT? 2.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung T. gian theo dõi Nhiệt độ nước HT trên mặt nước HT trong lòng nước 0 40 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ..... 13 14 15 Hoạt động 1. Nêu vấn đề. - GV nêu vấn đề theo phần mở bài trong SGK. - HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài. Hoạt động 2. Làm thí nghiệm. - GV phát đồ thí nghiệm cho các nhóm, nêu tác dụng của từng dụng cụ và hướng dẫn h/s láp ráp thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm về sự sôi. - HS lắp thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm về sự sôi thêo các bước trong SGK và dưới sự hướng dẫn của g/v. - HS quan sát thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng theo dõi của nhóm. - GV quan sát ,theo dõi, hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 28.1. Hoạt động 3. Hướng dẫn h/s vẽ đường biểu diễn. - GV hướng dẫn h/s các yêu cầu khi vẽ đường biểu diễn. - HS dựa vào kết quả thí nghiệm vẽ đường biểu diễn theo các bước trong SGK và dưới sự hướng dẫn của g/v. - GV theo dõi hướng dẫn h/s vẽ đường biểu diễn sao cho đúng và chính xác nhất. - HS vẽ đường biểu diễn, thảo luận và rút ra nhận xét I. Thí nghiệm về sự sôi. 1. Tiến hành thí nghiệm. Bảng 28.1: Các hiện tượng xảy ra trong quá trình đun sôi nước. 2.Vẽ đường biểu diễn. t t. gian * Nhận xét: 3.Củng cố: GV hệ thống nội dung chính của bài. HS khắc sâu nội dung chính của bài. 4.Hướng dẫn học ở nhà. Học bài theo vở và SGK. Vẽ lại đồ thị ra giấy ô ly. Làm các bài tập 28- 29.1 đến 28-29.2 SBT. Chuẩn bị tiết 33. Ngày soạn:.. Ngày giảng:........................ Tiết 33. Sự sôI (Tiếp) I.Mục tiêu: - Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi. - Vận dụng đựơc kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi. II.Chuẩn bị: - Bộ thí nghiệm của giờ trước. III. Hoạt động lên lớp. 1.Kiểm tra: - Sĩ số: - Bài cũ: GV kiểm tra bài vẽ của h/s ở nhà? 2.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động1. Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi. ? Hãy mô tả lại thí nghiệm về sự sôi? - HS nhớ lại thí nghiệm về sự sôi và mô tả lai thí nghiệm đó. - GV điều khiển h/s thảo luận về kết quả thí nghiệm, xem lại bảng theo dõi và đường biểu diễn, thảo luận và trả lời các câu hỏi và từ đó rút ra kết luận. - GV giới thiệu cho h/s biét thêm về một số nhiệt độ sôi của các chất khác nhau. - HS tìm hiểu về nhiệt độ sôi của một số chất qua bảng 29.1. Hoạt động 2. Rút ra kết luận. - GV yêu cầu h/s căn cứ vào kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận cần thiết. - HS thảo luận và rút ra kết luận. - GV nhận xét câu trả lời của h/s, sửa sai và chốt lại ý đúng. Hoạt động 3. Vận dụng. - HS vận dụng các kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng. - GV hướng dẫn h/s trả lời nếu h/s gặp khó khăn. - GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ. II. Nhiệt độ sôi. 1. Trả lời câu hỏi. C1, C2, C3. C4. Trong khi nước đang sôi nhiệt độ của nước không tăng. Nhiệt độ sôi của một số chất khác nhau: Bảng 29.1 SGK. 2. Rút ra kết luận. C5. Theo kết quả thí nghiệm thì ta thấy trong cuộc tranh luận thì Bình đúng . C6. a) Nước sôi ở nhiệt độ 100C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước. b) Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. c) Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng. III. Vận dụng. C7. Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi. C8. Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. C9. - Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước. - Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước. * Ghi nhớ: (SGK) 3.Củng cố: - GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đố cho h/s. - Đọc có thể em chưa biết. 4.Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài theo vở và SGK. - Làm các bài tập 28- 29.3 đến 28- 29.7 SBT. - Chuẩn bị cho giờ sau ôn tập. Ngày soạn:. Ngày giảng: Tiết 34. tổng kết chương ii I. Mục tiêu: - HS biết hệ thống hoá toàn bộ nội dung kiến thức chính của các bài đã học trong chương II. - Biết vận dụng các nội dung kiến thức đố để giải thích các hiện tượng trong thực tế có liên quan. - Vận dụng được kiến thức đã học để giải các dạng bài tập khác nhau. II. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị nội dung ôn tập. - HS ôn tập các kiến thức đã học. III. Hoạt động lên lớp: 1.Kiểm tra: - Sĩ số: - Bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập. 2.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức đã học. - GV yêu cầu h/s hệ thống các nội dung chính đã học trong kỳ II. - HS nhớ lại và hệ thống nội dung chính. - GV yêu cầu h/s thảo luận về các câu hỏi trong phần ôn tập và trả lời các câu hỏi đó. - HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong phần ôn tập. - GV theo dõi, hướng dẫn và sửa sai cho h/s. Hoạt động 2. Vận dụng. - HS vận dụng các kiến thức đã học, thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng. - GV gọi từng h/s trả lời lần lượt các câu hỏi. - HS khác nhận xét câu trả lời của bạn. - GV theo dõi, hướng dẫn h/s trả lời sửa sai nếu h/s trả lời sai. - HS sửa sai và ghi đáp án đúng vào vở. I. Ôn tập. * Trả lời câu hỏi. 1. Thể tích của hầu hết các chất đều tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm. 2. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. 4. Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt. - Nhiệt kế thuỷ ngân dùng trong phòng thí nghiệm. - Nhiệt kế y tế dùng đo nhiệt độ cơ thể. 5. (1) Nóng chảy (2) Bay hơi. (3) Đông đặc (4) Ngưng tụ. 6. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất định.Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau. 8. Không. Các chất lỏng bay hơi ở bất kỳ nhiệt độ nào.Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. 9. ở nhiệt độ sôi dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. II. Vận dụng. 1. Cách C. 2. Nhiệt kế C. 3. Để có hơi nóng chạy qua ống, ống có thrể nở dài mà không bị ngăn cản. 4. a) Sắt b) Rượu c)- Vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng. - Không. vì ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc. 5. Bình đã đúng. Chỉ cần để ngọn lửa nhỏđủ cho nồi khoaitiếp tục sôi là đã duy trì được nhiệt độ của nồi khoai ở nhiệt độ sôi của nước. 6. a)- Đoạn BC ứng với quá trình nóng chảy. - Đoạn DE ứng với quá trình sôi. b) - Trong đoạn AB ứng với nước tồn tại ở thể rắn. - Trong đoạn CD ứng với nước tồn tại ở thể lỏng và thể hơi. Hoạt động 3. Trò chơi ô chữ. - GV chia nhóm h/s, nêu thể lệ chơi và tổ chức h/s giải các ô chữ. - HS chơi theo nhóm dưới sự hướng dẫn của g/v. N O N G C H A Y B A Y H Ơ I G I O T H I N G H I Ê M M Ă T T H O A N G Đ Ô N G Đ Ă C T Ô C Đ Ô 3. Củng cố: - GV nhận xét giờ học. - Đọc có thể em chưa biết. 4 Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn tập toàn bộ nội dung của kỳ II để chuẩn bị cho giờ sau thi kỳ II. ______________________________________________ Tiết 35 Kiểm tra học kì II (Phòng giáo dục ra đề)

File đính kèm:

  • docLi 6.doc