Bài soạn môn học Địa lý 10 - Bài 10: Cộng hòa nhân dân trung hoa (Trung Quốc) (tiếp theo) - Tiết 2: Kinh tế

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Qua bài học, học sinh cần nắm được:

- Khái quát về tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc trong từng ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, )

- Phân tích và giải thích được những nguyên nhân và kết quả phát triển kinh tế của Trung Quốc trong thời kì hiện đại hóa đất nước.

2. Kỹ năng:

- Đọc, hiểu, phân tích được các bảng số liệu về tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc.

- Đọc, hiểu, phân tích, nhận xét, đánh giá được các bản đồ, lược đồ phân bố công nghiệp, nông nghiệp Trung Quốc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn học Địa lý 10 - Bài 10: Cộng hòa nhân dân trung hoa (Trung Quốc) (tiếp theo) - Tiết 2: Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Trường THPT Bình Minh Họ và tên GSh: Thạch Mai, MSSV: 6086402 Lớp: .., Môn: Địa lí Họ và tên GVHD: Nguyễn Thanh Hùng Tiết:. Ngàythángnăm Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) (Tiếp theo) Tiết 2: KINH TẾ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài học, học sinh cần nắm được: - Khái quát về tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc trong từng ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, ) - Phân tích và giải thích được những nguyên nhân và kết quả phát triển kinh tế của Trung Quốc trong thời kì hiện đại hóa đất nước. 2. Kỹ năng: - Đọc, hiểu, phân tích được các bảng số liệu về tình hình phát triển kinh tế của Trung Quốc. - Đọc, hiểu, phân tích, nhận xét, đánh giá được các bản đồ, lược đồ phân bố công nghiệp, nông nghiệp Trung Quốc. 3. Thái độ: - Học hỏi được tinh thần lao động, học tập của con người Trung Quốc trong thời kì hiện đại hóa. - Tăng cường lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. II. ĐỒ DUNG DẠY HỌC: - Bản đồ các trung tâm công nghiệp chính Trung Quốc. - Bản đồ phân bố sản xuất nông nghiệp Trung Quốc. - Một số tranh ảnh về đất nước Trung Quốc. III. TRỌNG TÂM: - Một số biện pháp và kết quả của cải cách, hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc. - Phân bố nông, công nghiệp tập trung chủ yếu ở phía đông lãnh thổ. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HOC: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi: - Trình bày đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của miền Đông và miền Tây Trung Quốc. - Những đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố dân cư Trung Quốc. 2. Bài mới: - Cho xem một số tranh ảnh về các thành phố lớn của Trung Quốc. Đặt câu hỏi: + Dựa vào hình ảnh trên bảng các em hãy cho biết tên các thành phố lớn này của Trung Quốc. - Gọi học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét và dẫn dắt: Hình ảnh các em vừa được xem đây chính là các thành phố lớn của Trung Quốc đồng thời đây cũng chính là các trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc với các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động tại đây. Để biết được các ngành kinh tế chính tại đây là gì và sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong thời kì đổi mới như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vào Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) (tiếp theo). Tiết 2: `KINH TẾ Thời gian Nội dung bài học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10 phút I. Khái quát. 1. Thành tựu Công cuộc hiện đại hóa (từ năm 1998) mang lại thay đổi quan trọng: kinh tế phát triển mạnh, lien tục trong nhiều năm; cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng hiện đại. 2. Nguyên nhân Ổn định chính trị; khai thác nguồn lực trong và ngoài nước; phát triển vận dụng khoa học, kĩ thuật: chính sách phát triển kinh tế hợp lí. GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. CH: Nghiên cứu SGK em hãy cho biết những thành tựu về KT mà TQ đã đạt được? CH: Vì sao TQ đạt được những thành tựu to lớn như vậy? GV nhận xét và chuẩn kiến thức HS nghiên cứu SGK HS trả lời HS liên hệ kiến thức cũ trả lời 20 phút II. Các nghành kinh tế 1. Công nghiệp a. Thành tựu - Phát triển mạnh, một số ngành tăng nhanh, sản lượng đứng hàng đầu thế giới. - Phát triển một số ngành công nghiệp hiện đại. - Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung b. Nguyên nhân - Kinh tế thị trường tạo điều kiện sản xuất - Chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài; hiện đại hóa và ứng dụng công nghệ cao. c. Phân bố Các trung tâm công nghiệp lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải,. Tập trung ở miền Đông, nơi có nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng, giàu nguồn nguyên, vật liệu. công nghiệp nông thôn được quan tâm phát triển 2. Nông nghiệp a. Thành tựu Một số nông phẩm có sản lượng hàng đầu thế giới. b. Nguyên nhân - Đất đai, tài nguyên nước, khí hậu thuận lợi; nguồn lao động dồi dào - Chính sách khuyến khích sản xuất - Biện pháp cải cách trong nông nghiệp. c. Phân bố - Các ngành trồng trọt tập trung ở miền Đông (phía bắc trồng các loại cây ôn đới, phía nam trồng cây nhiệt đới) là nơi có đất đai màu mở, khí hậu và nguồn nước thích hợp, ó nguồn nhân công dồi dào và nguồn tiêu thụ lớn. 3. XD các đặc khu kinh tế - Mô hình thành công - Tập trung ở các vùng duyên hải - Tiếp nhận công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lí, phát triển các nghành có kĩ thuật cao Ví dụ: đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Hồng Công, Ma Cao. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân CH: TQ đã đạt được những thành tựu gì về công nghiệp? GV nhận xét CH: TQ có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển các nghành công nghiệp khai thác, luyện kim và sản xuất hàng tiêu dùng? CH: Dựa vào bảng 10.1 nhận xét sự tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp? GV nhận xét Treo bảng đồ kinh tế chung của TQ lên Bảng CH: Dựa vào bản đồ trên bảng và bản đồ trong SGK em hãy nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp và một số nghành công nghiệp chính của TQ? CH: Tại sao lại có sự phân bố như vậy? GV nhận xét và chuẩn kiến thức CH: Nông nghiệp TQ đã đạt những thành tựu gì? GV nhận xét CH: Những điều kiện nào giúp TQ phát triển nông nghiệp? CH: Kết hợp bản đồ trên bảng và bản đồ SGK hãy nhận xét sự phân bố nông nghiệp của TQ? Vì sao có sự khác biệt trong sự phân bố giữa hai miền? GV chuẩn kiến thức GV giảng giải cho HS nghiên cứu SGK HS trả lời HS liên hệ kiến thức cũ trả lời HS dựa vào bảng số liệu và nhận xét HS dựa vào bản đồ để nhận xét HS liên hệ kiến thức cũ trả lời HS trả lời HS liên hệ kiến thức cũ trả lời HS dựa vào bản đồ để nhận xét HS liên hệ kiến thức cũ trả lời HS lắng nghe 5 phút III. Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam - Mối quan hệ lâu đời, ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực.. - Phương châm: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” GV nêu một vài ví dụ về mối quan hệ giữa TQ-VN CH: Nêu một vài ví dụ về sự giao lưu giữa hai nước. HS dựa vào sự hiểu biết của bản thân để trả lời 3. Củng cố: (3 phút) - Vì sao các trung tâm công nghiệp lớn của TQ đều tập trung ở miền Đông? - Vì sao sản xuất nông nghiệp của TQ lại chủ yếu tập trung ở miền Đông? - Phương châm xây dựng mối quan hệ Việt – Trung. 4. Dặn dò/ hoạt động nối tiếp: (1 phút) - Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Tìm hiểu bài tiếp theo GVHD duyệt Ngày duyệt:..// 2012 Ngày soạn:.// 2012 Nguyễn Thanh Hùng Người soạn: Thạch Mai

File đính kèm:

  • docTrung quoc tiet 2.doc