Bài soạn môn học Địa lý 10 - Tiết 1 - Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - Xã hội của các nhóm nước. cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được sự tương phản vÒ trình độ phát triền kinh tế-xã hội của các nhóm nước phát triển, đang phát triển, nước và lãnh thổ công nghiệp mới.

- Giải thích được sự đa dạng của trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội thế giới,vấn đề đầu tư ra nước ngoài,nợ nước ngoài và GDP/người của các nước phát triển, đang phát triển,nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới .

2. Kĩ năng

- Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người trên lược đồ trong SGK.

- Phân tích các bang số liệu trong SGK.

3. Thái độ

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn học Địa lý 10 - Tiết 1 - Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - Xã hội của các nhóm nước. cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/08/09 NgNgày giảng: 24/08/09 (11V) 25/08/09 (11S) 27/08/09 (11A) A- KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI Tiết 1- Bài 1 SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được sự tương phản vÒ trình độ phát triền kinh tế-xã hội của các nhóm nước phát triển, đang phát triển, nước và lãnh thổ công nghiệp mới. - Giải thích được sự đa dạng của trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội thế giới,vấn đề đầu tư ra nước ngoài,nợ nước ngoài và GDP/người của các nước phát triển, đang phát triển,nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới . 2. Kĩ năng - Nhận xét sự phân bố các nước theo mức GDP bình quân đầu người trên lược đồ trong SGK. - Phân tích các bang số liệu trong SGK. 3. Thái độ - Liên hệ thực tế đất nước và suy nghĩ về hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. II. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Sự chuẩn bị của giáo viên - Phóng to các bảng 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 trong SGK. - Bản đồ các nước trên thế giới 2. Sự chuẩn bị của học sinh - Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ - Không kiểm tra 2. Dạy bài mới Mở bài (1'): Ở lớp 10 các em đã học địa lí đại cương về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Năm nay các em sẽ được học những vấn đề cụ thể hơn vê tự nhiên và kinh tế - xã hội của các nhóm nước và các nước. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số nét khái quát về các nhóm nước . Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung chính Hoạt động 1: Cá nhân/ cả lớp - GV: Chúng ta thường nghe nhiều về các nước phát triển, đang phát triển, công nghiệp mới. Đó là những nước như thế nào? GV yêu cầu HS đọc mục I SGK để có những hiểu biết khái quát về các nhóm nước. - GV: các nước trên thế giới được xếp vào hai nhóm nước phát trienr và dang phát triển. - Hai nhóm nước này có đặc điểm khác nhau như thế nào? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. - GV: để xếp các nước trên thế giới vào nhóm phát triển hay đang phát triển người ta đánh giá dựa trên 3 chỉ số sau: GDP/người, FDI, HDI. * GV giảng về chỉ số HDI: HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người được đánh giá dựa trên 3 phương diện: + Một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh được tính bằng tuổi thọ trung bình dự kiến từ luc sinh. + Kiến thức dân cư (tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp) + Mức sống của con người (GDP/người được điều chỉnh theo phương pháp sức mua tương đương) - GV: Trong nhóm đang phát triển có một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được một số thành tựu nhất định được gọi là các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới. - Hãy kể tên một số nước công nghiệp mới mà em biết? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức VD: Hàn Quốc, Singapo, Braxin... - GV có thể điểm qua một số thành tựu nổi bật của Hàn quốc trong phát triển kinh tế. - Quan sát hình 1, có nhận xét gì về sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP/người? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Nhóm Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu học tập. - Nhóm 1: Làm việc với bảng 1.1, so sánh tỉ trọng GDP của 2 nhóm nước và kết luận. - Nhóm 2: Làm việc với bảng 1.2, nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước. - Nhóm 3: Làm việc với bảng 1.3, nhận xét về đầu tư ra nước ngoài và nợ nước ngoài giữa 2 nhóm nước. - Khi HS thảo luận giáo viên đưa thêm một số thông tin sau: Cơ cấu GDP của TG : KVI (4%) KVII (32%) KVIII (64%). Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày, GV kết luận, đưa ra kết quả phản hồi thông tin. Bước 3: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Hoạt đông 3: Cá nhân / Cả lớp - Dựa vào bảng 1.4 và kết hợp ô thông tin về tuổi thọ trung bình trong sgk có nhận xét gì về sự khác biệt tuổi thọ trung bình và chỉ số HDI giữa nhóm nước đang phát triển và phát triển? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. - Yêu càu nêu được: tuổi thọ trung bình và chỉ số HDI có sự chênh lệch lớn giữa 2 nhóm nước. Nhóm nước đang phát triển: tuổi thọ trung bình và HDI đều thấp hơn mức chung toàn thế giới. - Tuổi thọ trung bình và chỉ số HDI phản ánh điều gì ? HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. - Yêu càu nêu được: Phản ánh được trình độ phát triển kinh tế, các chính sách phát triển dân số của các quốc gia. Qua đây thấy rõ được giữa hai nhóm nước trên có sự khác nhau về một số khía cạnh xã hội. 14' 16’ 10’ I. Sự phân chia thành các nhóm nước - Thế giới gồm 2 nhóm nước : + Nhóm nước phát triển (có GDP/người lớn, FDI nhiều, HDI cao). + Nhóm nước đang phát triển (ngược lại) - Nhóm nước đang phát triển có sự phân hoá: NICs, trung bình, chậm phát triển. - Phân bố: + Các nước phát triển: phân bố chủ yếu ở phía bắc các châu lục. + Các nước đang phát triển: phân bố chủ yếu ở phía nam các châu lục. II. Sự tương phản về kinh tế của các nhóm nước 1. Về trình độ phát triển kinh tế Tiêu chí Nhóm PT Nhóm đang PT GDP(2004) Lớn (79,3%) Nhỏ (20,7%) GDP/người Cao Thấp Tỉ trọng GDP(2004) Khu vực I thấp(2%) Khu vực III cao(71%) K V I còn cao(25%) Khu vực III thấp(43%) 2. Về đầu tư ra nước ngoài và nợ nước ngoài - Các nước phát triển: + Đầu tư ra nước ngoài lớn (3/4) + Nhận giá trị đầu tư từ nước ngoài lớn (2/3). - Các nước đang phát triển: + Đầu tư ra nước ngoài và nhận đầu tư từ nước ngoài thấp. + Hầu hết đều nợ nước ngoài và khó có khả năng trả nợ. III. Sự tương về một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước Tiêu chí Nhóm PT Nhóm đang PT Tuổi thọ (2005) Cao (76) Thấp (52) HDI (2003) Cao(0,855) Thấp (0,694) Trình độ phát triển KT-XH Cao Lạc hậu 3. Củng cố, luyện tập (3') A. Trắc nghiệm: Hãy chọn câu trả lời đúng: Câu 1. Các quốc gia trên thế giới đươc chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển, dựa vào: a. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên. b. Sự khác nhau về tổng số dân của mỗi nước. c. Sự khác nhau về trình độ KT-XH. d. Sự khác nhau về tổng thu nhập bình quân đầu người. Câu 2. Tiêu chí nào thuộc về các nước đang phát triển: a. Tổng sản phẩm trong nước(GDP) lớn, đầu tư ra nước ngoài nhiều và GDP bình quân đầu người cao. b. Có nền kinh tế còn chậm phát triển, nợ nước ngoài lớn, GDP bình quân đầu người thấp. c. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và chú trọng xuất khẩu. d. Câu a và c đúng. Câu 3. NICs là tên gọi các nước và lãnh thổ: a. Chậm phát triển. b. đã thực hiện chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và chú trọng xuất khẩu. c. Có vốn đầu tư ra nước ngoài nhiều. d. Xuất khẩu nhiều dầu khí. Đáp án: 1.c,2.b,3.b B. Tự luận: Câu 1: Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển KT - XH của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1') - Làm bài tập 3 SGK Đã kiểm tra ngày..... tháng..... năm 2009 Tổ trưởng chuyên môn Lương Sơn Hà

File đính kèm:

  • doctiet 1 nang cao 11 chinh sua dep.doc