1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
-Nu được dấu hiệu chính phân biệt dịng điện xoay chiều với dịng điện một chiều v cc tc dụng của dịng điện xoay chiều.
-Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dịng điện một chiều và xoay chiều.
-Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều.
1.2. Kĩ năng:
-Pht hiện được dịng điện là dịng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.
-Sử dụng các dụng cụ đo điện, mắc mạch điện theo sơ đồ hình vẽ.
1.3. Thái độ:
-Trung thực, cẩn thận, an toàn khi sử dụng điện.
-Hợp tác trong hoạt động nhóm.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý 9 - Tiết 39: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều- Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21- Tiết 39
CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU-
ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU
Ngày dạy: 11/1/2013
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
-Nêu được dấu hiệu chính phân biệt dịng điện xoay chiều với dịng điện một chiều và các tác dụng của dịng điện xoay chiều.
-Nhận biết được ampe kế và vơn kế dùng cho dịng điện một chiều và xoay chiều.
-Nêu được các số chỉ của ampe kế và vơn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng của cường độ hoặc của điện áp xoay chiều.
1.2. Kĩ năng:
-Phát hiện được dịng điện là dịng điện một chiều hay xoay chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.
-Sử dụng các dụng cụ đo điện, mắc mạch điện theo sơ đồ hình vẽ.
1.3. Thái độ:
-Trung thực, cẩn thận, an toàn khi sử dụng điện.
-Hợp tác trong hoạt động nhóm.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Tác dụng từ của dịng điện xoay chiều.
-Xác định được giá trị hiệu dụng của cường độ và của hiệu điện thế xoay chiều.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: Bộ TN tác dụng của dòng điện xoay chiều và một chiều.
Biến thế nguồn, biến trở, bảng điện, dây dẫn, công tắc
Vôn kế DC - AC, ampe kế DC - AC, bóng đèn(6V - 3W).
3.2. HS: Đọc và tìm hiểu nội dung bài: “ Các tác dụng của dòng điện xoay chiều ”.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 91: 92:
4.2. Kiểm tra miệng:
-Nêu cấu tạo của máy phát điện xoay chiều? (2đ)
-Có mấy cách làm quay rôto của máy phát điện xoay chiều, cho ví dụ? (3đ)
-Muốn cho máy phát điện xoay chiều phát điện liên tục, phải làm thế nào? (5đ)
HS trả lời:
-Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính: nam châm và cuộn dây dẫn.
-Có nhiều cách làm quay rôto của máy phát điện: dùng động cơ nổ, dùng tuabin nước, dùng cánh quạt gió
-Phải làm cho cuộn dây hoặc nam châm quay liên tục. Có thể dùng tay quay, dùng động cơ quay rồi dùng dây cua-roa kéo cho trục máy phát điện quay liên tục.
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Tổ chức tình huống vào bài.
-Ta đã biết, dòng điện xoay chiều luôn đổi chiều. Vậy, có tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện không? Khi dòng điện đổi chiều thì các tác dụng đó có gì thay đổi ?
HĐ1: Phát hiện dòng điện xoay chiều có những tác dụng giống và khác với dòng điện một chiều.
* MỤC TIÊU:
- KT: Nắm được các tác dụng của dòng điện xoay chiều
- KN:Phân tích hiện tượng
-TĐ: Nghiêm túc, say mê học tập
- Nêu các tác dụng của dòng điện một chiều ?
-H: Tác dụng nhiệt, quang, từ, tác dụng sinh lý
-G: Dòng điện xoay chiều có những tác dụng nào giống và khác với dòng điện một chiều ?
-H: Đọc và trả lời C1.
-G: Ngoài 3 tác dụng trên, dòng điện một chiều còn có tác dụng sinh lý.Vậy dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý không, tại sao?
GDMT:
- Sử dụng dòng điện xoay chiều để lấy nhiệt và lấy ánh sáng, có ưu điểm là không tạo ra những chất khí gây hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường.
- Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều là cơ sở chế tạo các động cơ điện xoay chiều. So với động cơ điện một chiều nó có ưu điểm: không có bộ góp điện nên không xuất hiện các tia lửa điện và các chất khí gây hại cho môi trường..
HĐ2: Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.
* MỤC TIÊU:
- KT:Nắm được tác dụng từ của dòng điện xoay chiều
- KN:Làm thí nghiệm quan sát và rút ra kết luận
-TĐ: Cẩn thận, linh hoạt khi làm thí nghiệm
-G: Việc đổi chiều dòng điện liệu có ảnh hưởng đến lực từ không? Em thử dự đoán.
-H: Quan sát H35.2.3, nhận dụng cụ và tiến hành TN theo nhóm, trả lời C2 .
-Hiện tượng gì xảy ra khi đổi chiều dòng điện ?
C2: + Trường hợp sử dụng dòng điện không đổi, nếu lúc đầu cực N của thanh NC bị hút thì khi đổi chiều dòng điện nó sẽ bị đẩy và ngược lại.
+ Khi dòng điện xoay chiều chạy qua ống dây thì cực N của thanh NC lần lượt bị hút - đẩy. Nguyên nhân do dòng điện luân phiên đổi chiều.
-H: Đại diện nhóm báo cáo kết quả TN.
-Qua TN, rút ra được kết luận gì về sự phụ thuộc của lực từ vào chiều dòng điện ?
-H: Trả lời cá nhân.
HĐ3: Tìm hiểu các dụng cụ đo, cách đo cđdđ và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.
* MỤC TIÊU:
- KT:Đo được cddd và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều
- KN:Làm thí nghiệm rút ra kết luận
-TĐ: Cẩn thận, trung thực khi làm thí nghiệm
-H: Đọc và trả lời phần 1a/ SGK.
-G: Có thể dùng vôn kế và ampe kế này đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều được không ? Em hãy dự đoán .
-H: Trả lời dự đoán.
-G: Tiến hành TN kiểm tra dự đoán: mắc vôn kế một chiều vào chốt lấy điện xoay chiều.
-H: Quan sát xem hiện tượng có phù hợp với dự đoán không.
-G: Giới thiệu vôn kế, đo dòng điện xoay chiều; lưu ý với HS trên vôn kế có ghi AC, không có ghi chốt (+), (-)
-G: Tiếp tục TN: mắc ampe kế và vôn kế vào chốt lấy điện xoay chiều.
-H: Đọc số chỉ vôn kế và ampe kế.
-Nếu đổi 2 đầu phích cắm vào ổ lấy điện thì số chỉ của ampe kế và vôn kế có thay đổi không ?
-G: Cách mắc vôn kế và ampe kế xoay chiều vào mạch điện như thế nào?
-H: Trả lời cá nhân.
-G: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn biến đổi. Vậy các dụng cụ đó cho biết giá trị nào ?
-H: Đọc thông tin phần 2/ SGK.
HĐ4: Vận dụng.
* MỤC TIÊU:
- KT:Làm được các bài tập vận dụng
- KN:Vận dụng kiến thức để giải các bài tập vận dụng
-TĐ: Nghiêm túc, say mê học tập
-H: Đọc và trả lời C3.
-H: khác nêu nhận xét
-G: Bổ sung hoàn chỉnh C3.
-H: Đọc C4.
-H: Suy nghĩ và trả lời cá nhân C4.
-H: HS khác nhận xét.
-G: Bổ sung hoàn chỉnh C4.
I. Tác dụng của dòng điện xoay chiều:
C1:
-Bóng đèn nóng sáng: Tác dụng nhiệt
- Bút thử điện sáng: Tác dụng quang
- Đinh sắt bị hút: Tác dụng từ.
II. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều:
1). Thí nghiệm:
(SGK/ 95)
2). Kết luận:
Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.
III. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều:
1). Quan sát thí nghiệm :
(H 35.4.5/SGK)
2). Kết luận:
-Dùng vôn kế AC và ampe kế AC để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
-Các giá trị đo của vôn kế và ampe kế chỉ giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện.
-Khi mắc vôn kế và ampe kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt (+), (-) của chúng.
IV. Vận dụng:
-C3: Sáng như nhau, Vì hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều tương đương với hiệu điện thế của dòng điện một chiều có cùng giá trị.
-C4: Có, vì dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây của nam châm và tạo ra một từ trường biến đổi. Các đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây B biến đổi. Do đó trong cuộn dây B xuất hiện dòng điện cảm ứng.
4.4. Tổng kết:
-Dòng điện xoay chiều có những tác dụng nào? Cho ví dụ.
-Vôn kế và ampe kế xoay chiều có ký hiệu như thế nào? Nêu cách mắc chúng vào mạch điện.
HS: -Tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ và tác dụng sinh lý.
-Ký hiệu: AC. Mắc ampe kế và vôn kế không cần phân biệt chốt (+), (-).
4.5. Hướng dẫn học tập:
@ Đối với bài học ở tiết học này:
-Học nội dung phần ghi nhớ SGK/97.
-Làm các bài tập 35.2 35.5/ SBT
-Đọc mục “Có thể em chưa biết”- SGK/ 97
@ Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
Đọc và tìm hiểu trước bài 36:“ Tuyền tải điện năng đi xa ”.
+ Nguyên nhân dẫn đến hao phí điện năng trên đường dây tải điện ?
+ Cách tính điện năng hao phí trên đường dây tải điện ?
+ Cách làm giảm hao phí ?
5. PHỤ LỤC:
-Nghiên cứu sách giáo viên, sách giáo khoa, tài liệu đổi mới phương pháp, chuẩn kiến thức kĩ năng
@ Về nội dung :
@ Về phương pháp :
@ Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :
File đính kèm:
- vat ly 9 TIET 39.doc